Mồng năm Tết hằng năm là ngày kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi- Đống Đa, tưởng nhớ Vua Quang Trung, vị anh hùng Việt Nam đã đánh bại quân Thanh vào tết Kỷ Dậu 1789.
Hằng năm tại thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn ,tỉnh Bình Định vào ngày mồng năm tết người dân trong vùng tề tựu về khu vực, nay có Bảo Tàng Quang Trung, để tham gia lễ hội.
Ai về Bình Định mà xem
Đất võ Bình Định trở nên sôi động hơn vào những ngày đầu xuân khi người dân từ nhiều nơi trong tỉnh và các tỉnh lân cận như Gia Lai, Quảng Ngãi… đổ về trẩy hội Tây Sơn.
Đây được cho là lễ hội lớn nhất tại Bình Định trong năm. Hoạt động chính được diễn ra vào ngày mồng năm tết, kỷ niệm chiến thắng Đống Đa của vua Quang Trung đánh tan quân Thanh xâm chiếm nước ta.
Một trong những nét đặc biệt của lễ hội Tây Sơn là trình diễn phái võ Tây Sơn, một môn phái võ truyền thống Việt Nam, phát xuất từ vùng đất mà từ lâu người dân các nơi khác đều nghe đến qua câu ca dao :
‘Ai về Bình Định mà xem,
Con gái Bình Định bỏ roi đi quyền’.
Người xem hội không chỉ được thưởng lãm những bài quyền mạnh mẽ của võ Tây Sơn, mà còn được thưởng thức tiếng trống mạnh mẽ của nhạc võ xứ này.
Đây là ngày lễ truyền thống của Tây Sơn. Tôi đi từ hồi nhỏ vì là người gốc Tây Sơn. Theo truyền thống lễ hội đánh 12 trống, hát bộ…Ngày xưa sao nay vậy, nhưng nay do tiên tiến hơn nên phổ biến nhanh…
Anh Lê Minh Thoa
Anh Lê Minh Thoa, một cựu binh Trường Sa, và là người con của vùng đất Bình Định, nay hiện cư ngụ tại Qui Nhơn, cho biết việc tham gia lễ hội Tây Sơn của bản thân mỗi dịp xuân về:
Đây là ngày lễ truyền thống của Tây Sơn. Tôi đi từ hồi nhỏ vì là người gốc Tây Sơn. Theo truyền thống lễ hội đánh 12 trống, hát bộ…Ngày xưa sao nay vậy, nhưng nay do tiên tiến hơn nên phổ biến nhanh…
Nhà báo Thanh Thảo, người dân Quảng Ngãi trước đây cũng thuộc Nghĩa Bình, trình bày một số đặc điểm của lễ hội Tây Sơn tại Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định:
Lễ hội này là một trong lễ hội đặc biệt nhất của Việt Nam, vì có ý nghĩa vua Quang Trung- Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh tại Thăng Long. Lễ hội mang ý nghĩa biểu dương lòng yêu nước, ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam. Lễ hội này cùng lúc được tổ chức tại quê hương ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ tại Tây Sơn và tại Gò Đống Đa,Hà Nội.
Theo tôi càng ngày những người trẻ càng hiểu về lễ hội Đống Đa- Tây Sơn này vì bối cảnh Việt Nam sống bên một nước lớn và trong lịch sử thường xuyên xâm lược Việt Nam mà gần nhất vào năm 1979; có lẽ những lễ hội như thế này thức tỉnh lòng yêu nước không chỉ của những người lớn tuổi mà nhất là lớp trẻ.
Đi hội thì mang sắc thái lễ hội vui; nhưng trong lễ hội Tây Sơn có nhiều hoạt động như văn nghệ; nhưng thức tỉnh lòng yêu nước. Ai đi hội một lần đều có ấn tượng với ý nghĩa của hội.
Lễ hội này là một trong lễ hội đặc biệt nhất của Việt Nam, vì có ý nghĩa vua Quang Trung- Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh tại Thăng Long. Lễ hội mang ý nghĩa biểu dương lòng yêu nước, ý chí quyết thắng của dân tộc Việt Nam.
Nay tại thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã có nhà Bảo tàng Quang Trung khá lớn. Đây là một trong những địa chỉ du lịch chính của tỉnh này. Nhà báo Thanh Thảo nói về Bảo tàng Quang Trung tại Phú Phong, Bình Định:Theo tôi đây là một trong những bảo tàng lịch sử đẹp nhất Việt Nam hiện nay. Đẹp vì tọa lạc trên một khoảng đất rộng và có trồng được những cây lưu niên. Đặc biệt ở đó còn cây me cổ thụ 200 năm tuổi từ thời Nguyễn Huệ. Ngoài ra còn giếng đá ong từ thời đó mà nước rất trong. Tất cả cùng điện thờ tạo thành một bảo tàng u tịch khi vắng người nhưng khi đông người thị nhộn nhịp.Tôi đến trong năm thấy gần như lúc nào cũng có nhiều đoàn du khách đến viếng thăm, thắp nhang. Không phải bảo tàng nào cũng thu hút được nhiều du khách đến như thế. Họ đến với tâm thế kính cẩn, sung kính, yêu mến. Điều đó chứng tỏ sức thu hút của bảo tàng này: chính là lòng yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc biểu hiện qua người anh hùng Nguyễn Huệ- Quang Trung.
Du khách đến với lễ hội Tây Sơn vào ngày mồng năm tháng giêng mỗi năm, hay đến Tây Sơn trong năm; ngoài bảo tàng Tây Sơn họ còn có thể đến thăm mộ tướng quân Võ Tánh, nhà thờ họ Bùi của nữ tướng Bùi thị Xuân, và nhiều danh lam thắng cảnh khác của Bình Định.
Chuyến trẩy hội Tây Sơn nhân dịp tết giúp nhiều người ôn lại một giai đoạn lịch sử oai hùng của người dân Việt, dưới sự lãnh đạo của vị anh hùng Quang Trung- Nguyễn Huệ đã đánh tan âm mưu xâm lược của quân Thanh.
----
Ai về Bình Định mà xem ..... nè
Con gái Bình Định ra oai đá chộng
Cho chừa mèo mả gà đồng
Tau đá một phát lòi tròng nghe con!
Ăn vụng, bồ nhí, gái non
Co chân tau đá chẳng còn cái răng
Cho chừa cái tật lăng nhăng
Tau đá một cú là văng dzô tường
Đệ tử của tứ đổ tường
Coi chừng tau đá nát xương rồi đời
Bia ôm, tẫm quất, tắm hơi
Tung cho một đá tả tơi thân già
Rượu chè, cờ bạc, đi rông
Quất thêm một đá tét mông dập bều.
Ghi chú: Cú đá tét mông là cú đá ân tình, í lộn, cú đá ân huệ (coup de grace) - một cú đá làm dập bều cũng có nghĩa là "chổ đó" cũng chẳng còn chi
Bị đá một cái tét mông
Là đời như thể sư ông trong chùa.
Đời là sắc sắc không không
Gái đá một cái sợi lông chẳng còn!
0 comments:
Post a Comment