Trong mấy ngày qua, công luận lại sôi sục trước tình trạng giới cầm quyền tiếp tục cưỡng chiếm đất đai, kỳ này, diễn ra ở vùng bãi bồi thuộc khu cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, tỉnh Hải Phòng
RFA file/Source phapluat.vn
Hai anh Đoàn Văn Vương và Đoàn Văn Quý.
Sự việc xảy ra ngay trong những ngày đầu Tân Niên Dương lịch 2012.
Chí Phèo của Thế kỷ 21
Vào sáng mùng 5 tháng Giêng này, anh nông dân trí thức Đoàn Văn Vươn đã cho nổ mìn và bắn xối xả vào lực lượng cưỡng chế khiến một số bị thương, khi đông đảo công an, quân đội, đại diện các ban ngành chức năng kéo tới ra sức cưỡng chiếm hơn 50 ha đầm nuôi trồng thuỷ sản và vườn cây ăn trái, cả rừng vẹt 70 ha, nơi anh Vươn cùng người thân trong mấy chục năm trời đã bỏ công sức, mồ hôi, nước mắt, tâm huyết và cả mạng sống của đứa con thơ của anh để gầy dựng được như ngày nay.
Có lẽ biến cố đó khiến nhà thơ Đỗ Trung Quân ở Sàigòn không khỏi thốt lên rằng “vụ Tiên Lãng lại cộng thêm vào cái bất nhẫn, bất tín, bất nhân với chính những người dân đã gắn bó, đổ mồ hôi từ bao đời tìm miếng cơm manh áo trên mãnh đất mình…Con giun xéo quá cũng quằn huống chi là con người cùng khổ”.
“hiện nay, những hành vi giống như Chí Phèo cũng không phải là hiếm gặp”. Theo nhận xét của tác giả thì khi cho nổ mìn và bắn vào công an, bộ đội, tức “người nhà nước”, để chống lệnh cưỡng chế của chủ tịch huyện, Vươn chẳng khác nào hành động như nhân vật Chí Phèo của Nam Cao.
blogger Thắng Xòe
Biên bản và văn bản trả lời thể hiện “nếu các hộ dân rút đơn thì huyện sẽ tiếp tục cho thuê đất theo quy định của pháp luật”. Ảnh: KIM LINH-phapluattp.vn
Nhắc tới “con người cùng khổ” trong xã hội VN ngày nay khiến người ta không khỏi liên tưởng tới “con người cùng khổ” thời xưa, mà nói theo lời blogger Thắng Xòe, “ khi người ta bị bần cùng hoá thì…ở phiá cuối con đường đó chính là bạo lực hoá, giống như hành động rạch mặt ăn vạ của Chí Phèo, và đỉnh cao là hành vi…đập vỡ mãnh chai đâm chết (cường hào thống trị) Bá Kiến”.
Qua bài “Chí Phèo của Thế kỷ 21”, blogger Thắng Xòe lưu ý rằng “hiện nay, những hành vi giống như Chí Phèo cũng không phải là hiếm gặp”. Theo nhận xét của tác giả thì khi cho nổ mìn và bắn vào công an, bộ đội, tức “người nhà nước”, để chống lệnh cưỡng chế của chủ tịch huyện, Vươn chẳng khác nào hành động như nhân vật Chí Phèo của Nam Cao.
Nhưng câu hỏi cần được nêu lên là sao nông dân trí thức lương thiện Đoàn Văn Vươn lại hành động như vậy ? Blogger Thắng Xoè phân tích:
Không lẽ đang yên đang lành, đang chuẩn bị đón mùa xuân mới, Vươn lại làm thế cho nó…oai? Sự thể là Vươn và một số nông dân khác đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt để cải tạo vùng đầm hoang không ai nhòm ngó thành những đầm tôm trù phú.
Nhà Vươn nghèo nhưng đã vay rất nhiều tiền để đầu tư vào đây. Có nghĩa là Vươn đã gán cả gia sản, cả mạng sống của cả nhà vào những đầm tôm này. Đầm tôm mất, mà nói đúng hơn là mất đất có nghĩa Vươn mất tất cả. Và nữa, cũng chính tại nơi này, con gái của Vươn đã bị chết đuối. Điều đó chứng tỏ rằng, trong những thước đất mà nay bị cưỡng chế thu hồi ấy có một phần máu thịt của con Vươn.
Không lẽ đang yên đang lành, đang chuẩn bị đón mùa xuân mới, Vươn lại làm thế cho nó…oai? Sự thể là Vươn và một số nông dân khác đã đổ mồ hôi, sôi nước mắt để cải tạo vùng đầm hoang không ai nhòm ngó thành những đầm tôm trù phú.
Blogger Thắng Xoè
Hiện anh Đoàn Văn Vươn cùng nhiều người thân đã bị bắt, và chắc chắn rằng thời gian sắp tới sẽ mang lại thêm “trăm đắng nghìn cay” cho gia đình anh. Điều này khiến blogger Thắng Xòe không dằn lòng được nên nêu lên một loạt câu hỏi nữa, như sau:
Nhưng có ích gì nếu chỉ là xử lí Vươn mà không xem xét lại cách ứng xử của chính quyền? Tại sao hứa với dân rút đơn để cho thuê tiếp nhưng lại đi cưỡng chế? Tại sao chưa đến 20 năm thuê đất như quy định của pháp luật lại đi thu hồi? Tại sao, trả lời câu hỏi của báo Pháp luật TPHCM, rằng thu hồi khu đất này để giao cho ai, ông Lê Văn Hiền – Chủ tịch UBND huyện Tiên Lãng- nói:
“Việc này không thể công khai”? Đúng rồi. Do không công khai nên có sự nghi kỵ trong dân. Do không công khai nên không thể tìm sự đồng thuận trong dân nên phải tìm cách để thu hồi, trong đó có việc thất tín để phát lệnh cưỡng chế. Do không công khai nên hậu quả mới đau đớn thế. Rõ ràng,
Đoàn Văn Vươn là Chí Phèo của thế kỷ 21. Nhưng, cũng nên tìm ai là (cường hào) Bá Kiến trong trường hợp này? Tin chắc không chỉ có một Bá Kiến thôi đâu.
Bước Đường Cùng
Qua bài tựa đề “Đoàn Văn Vươn hay anh Pha trong “Bước Đường Cùng” của Nguyễn Công Hoan, được nhiều mạng nhật ký phổ biến, tác giả Nguyễn Ngọc Già từ Sàigòn nhận xét rằng chuyện anh Vươn mãi là câu chuyện “nông thôn ngày nay” tại VN khi anh Vươn, cũng như hàng triệu người dân oan khác, “ kéo nhau la lết cùng trời cuối đất kêu oan vẫn tuyệt nhiên vô vọng để rồi dẫn đến hành vi manh động, bộc phát trong uất ức tận cùng!”. Chúng ta hãy nghe tác giả tâm sự:
Ngày xưa, cách đây nhiều năm lắm, khi lần đầu tiên biết đến những tác phẩm của các nhà văn: Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nam Cao… được gọi là dòng “văn học hiện thực phê phán” của thời “mồ ma nửa thực dân, nửa phong kiến”, tôi rất ghét…! Không! Không phải, tôi rất sợ…Tôi sợ. Sợ, bởi từ ngữ sang trọng mà giản dị, gần gũi lại sắc lẹm như chiếc lưỡi lam bén ngót ngọt ngào… cứa vào da thịt con người ta.
Tôi cũng sợ, bởi ý tứ trau chuốt, vừa êm ả, vừa bi ai, chứa đầy sự nhẫn nhịn đến mức bạc nhược, vừa yếm thế và trơ trọi, chơi vơi như cố níu lấy nguồn sống; những phận người như những cành non biến dạng, méo mó vì bị bàn tay thô bạo bẻ quặt quẹo trong cái nghiến răng bởi thằng côn đồ khoác áo “chi dân phụ mẫu”, bởi bọn sai nha cục súc, những tên lý trưởng nhặng xị bâu quanh như ruồi… Cái tôi sợ nhất chính là các tác giả luôn có cái kết bi thảm, ai oán, tối tăm và lửng lơ, lại không kém phần phũ phàng khi đẩy người đọc vào tâm trạng thẫn thờ khi buông sách xuống!
chuyện anh Vươn mãi là câu chuyện “nông thôn ngày nay” tại VN khi anh Vươn, cũng như hàng triệu người dân oan khác, “ kéo nhau la lết cùng trời cuối đất kêu oan vẫn tuyệt nhiên vô vọng để rồi dẫn đến hành vi manh động, bộc phát trong uất ức tận cùng!”
Rồi tâm trí tác giả “thổn thức” theo từng phận đời “tối tăm, đen đủi” của những nhân vật của thời xưa như chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, anh Pha trong Bước Đường Cùng của Nguyễn Công Hoan…để rồi trên thực tế bây giờ, tác giả tâm sự tiếp, “…anh Vươn, anh bỗng hiện ra trong đầu tôi, qua hình ảnh anh Pha, người dân chất phát, hiền lương của 75 năm về trước”.
75 năm về trước ấy, nhân vật Pha trong Bước Đường Cùng của nhà văn Nguyễn Công Hoan gặp phải tình cảnh ra sao ? Tình cảnh ấy xảy ra cũng vào buổi sáng như biến cố Tiên Lãng, khi Pha dậy sớm nhìn ra đường thấy ba lính khố xanh đi trước bọn người liềm hái ra phiá đồng, xông vào gặt luá của Pha, nơi cường hào Nghị Lại đứng đó tự bao giờ, trỏ vào mặt Pha bảo lính rằng “đây chính là thằng trộm luá nhà tôi mấy hôm nay”. Pha phản đối mạnh mẽ, nhưng hậu quả là Pha “chẳng mấy chốc bị ba người lính khỏe túm chặt được, đè anh ngã ngửa và trói gô lại.
Ông nghị thấy anh mất cựa, mới dám lại gần, giật cái đòn càn vừa chửi vừa phang mãi lên đầu, lên lưng anh. Anh cắn răng nhìn cái mặt tàn nhẫn, có đôi mắt trắng dã và bộ môi thâm sì. Mặt mũi, áo quần anh đỏ ngòm như nhuộm máu”. Đoạn kết trong Bước Đường Cùng mô tả “ Pha giơ hai cánh tay bị trói lên trời, nắm chặt bàn tay run run vào ngực để tỏ rõ nỗi căm hờn, nghiến răng rồi nhắm nghiền mắt lại, kệ cho hai dòng lệ nó tuôn tràn ra, và kệ cho ba anh em theo mình, không biết đến đâu mới trở lại”.
Rồi tác giả Nguyễn Ngọc Già liên tưởng tới “giờ đây, tại đấy – tại cái xứ sở có cái tên “mỹ miều”! Cái xứ sở mang cái tên thật “đẹp” – Tiên Lãng! Tại xứ sở đầy… “tiên” đấy, anh đã cầm súng, anh đã xông lên và tháo lui trước một “bầy… tiên”! “Bầy tiên” được trang bị đến cả… chó!… Anh Pha của 75 năm về trước còn biết được ‘Ngày này sang năm các anh sẽ biết chuyện tôi’, còn anh, Vươn, ngày này sang năm, anh sẽ là ai? anh sẽ ở đâu?”.
Qua đoạn kết trong bài “Đoàn Văn Vươn hay anh Pha trong Bước Đường Cùng”, tác giả Nguyễn Ngọc Già không giấu được nỗi xót xa:
Bài viết này không chắc đến tay anh trong những ngày giáp năm lạnh lẽo và đầy phiền muộn, uất ức chất chứa trong anh. Ngày mai không chắc có mặt trời với anh, Vươn. Trước mắt anh sẽ là những ngày dài ảm đạm, bởi đất nước vẫn tan hoang lòng người. Biển Việt Nam đã mất, đảo Việt Nam không còn, “bầy tiên” sá gì phần đất lấn biển mà anh đổ mồ hôi gần 20 năm qua để giải quyết thấu tình đạt lý!!! Ngoài kia, trời chạng vạng, tôi ngồi đây viết cho anh. Tôi – một người không hề quen biết anh. Cạnh nhà tôi là ngôi chùa nhỏ. Đàn chim chấp chới bay về tìm nơi trú ngụ. Tổ ấm của anh đã bị phá sạch. Một đêm, tôi biết sẽ dài, ít nhất đối với anh và gia đình anh!“Bầy tiên” đã ép anh vào “bước đường cùng” của cuộc sống!
Bài viết này không chắc đến tay anh trong những ngày giáp năm lạnh lẽo và đầy phiền muộn, uất ức chất chứa trong anh. Ngày mai không chắc có mặt trời với anh, Vươn. Trước mắt anh sẽ là những ngày dài ảm đạm, bởi đất nước vẫn tan hoang lòng người.
tác giả Nguyễn Ngọc Già
Có lẽ biến cố Tiên Lãng khiến blogger Cánh Cò lại liên tưởng đến một “chuyện xưa tích cũ khác” tại Bạc Liêu hồi thời Pháp thuộc, đó là vụ án đồng Nọc Nạn. Qua bài “Cường hào, ác bá ‘đỏ’ ”, blogger Cánh Cò lưu ý:
Người cộng sản thành công nhờ vào các vụ cướp đất đai từ Nam chí Bắc của các cường hào thời Pháp thuộc mà nổi tiếng nhất là vụ án Nọc Nạn, một vụ án lớn do tranh chấp đất đai xảy ra năm 1928 tại quận Giá Rai, Bạc Liêu, giữa một bên là gia đình ông Biện Toại, cả gia tộc ông này bỏ công ra khai hoang hơn 70 héc ta đất nhưng sau đó bị một gã hoa kiều tên Mã Ngân cấu kết với các quan chức chính quyền thực dân Pháp cướp một phần trong khu đất này khiến xảy ra vụ bạo động chết người vào ngày 16 tháng 2 năm 1928…
Vụ án Nọc Nạn trở thành sách gối đầu giường cho người cán bộ cộng sản lấy đó để làm cơ sở tuyên truyền cho sự tha hóa, ác ôn của cường hào địa phương đã cấu kết với nhau để cướp đất của người nông dân nghèo khó. Không ít người dân trong vùng nông thôn đã tựa vào cái chân lý ấy để nuôi dưỡng cách mạng rồi cuối cùng nhận thấy mình lầm như kỹ sư Vươn.
Tạp chí Điểm Blog xin dừng lại ở đây. Thanh Quang xin hẹn quý vị vào tuần tới.
0 comments:
Post a Comment