OANH TẠC CƠ THẾ HỆ THỨ TƯ Tu-160 kiểu mới của KHÔNG LỰC NGA











Hỏa tiễn 5 R-36М2 Voyevoda mà Mỹ và phương Tây đặt biệt danh là “Quỷ sa tăng” (Satan) sẽ là các siêu hỏa tiễn thế hệ thứ 5 .




Trạm Rada Voronezh kiểu mới của Quân chủng phòng Không Nga tại vùng Viễn Đông -Siberia Biên giới với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa




Nga vừa công bố Chương trình mua sắm vũ khí Quốc gia đến năm 2020. Theo RIA Novosti, Thứ trưởng Quốc phòng Nga V.Popovkin cho biết, chương trình này trị giá khoảng 19 nghìn tỷ rúp (tương đương 651 tỷ USD), chi cho công tác nghiên cứu khoa học, chế tạo và mua sắm các loại vũ khí tối tân. Đây là chương trình mua sắm vũ khí lớn nhất trong lịch sử nước Nga hiện đại xét trên phương diện tài chính.

Theo chương trình nói trên, Nga sẽ mua 100 chiến hạm (trong đó có 20 tàu ngầm, 15 tàu khu trục nhỏ và 35 hộ tống hạm), 600 máy bay phản lực ( Chiến đấu cơ , và Oanh tạc cơ ) và 1000 máy bay trực thăng.Thứ trưởng Quốc phòng Nga cho hay, Bộ Quốc phòng Nga còn có kế hoạch trang bị các loại khí tài quân sự tối tân được sản xuất trong nước cho lực lượng không quân như máy bay vận tải Mi-26, Mi-28, Ka-52, máy bay chiến đấu Su-34, Su-35...

Từ nay đến năm 2020, Nga cũng sẽ mua 56 tổ hợp hệ thống hỏa tiễn phòng không S-400 và 10 hệ thống hỏa tiễn phòng không thế hệ mới S-500. Nga sẽ bắt đầu chế tạo hàng loạt hệ thống S-500 vào năm 2014. Hệ thống S-500 có khả năng phát hiện và tiêu diệt các hỏa tiễn đạn đạo có tầm bắn 3.500km và có thể bảo vệ lãnh thổ ở độ cao tới 50km.

Bên cạnh việc trang bị các vũ khí chế tạo trong nước, Nga cũng có kế hoạch nhập khẩu vũ khí của nước ngoài. Ngoài việc mua tàu đổ bộ tấn công lớp Mistral, Nga sẽ đàm phán để mua một số tổ hợp trang bị vũ khí FELIN hiện đại của Pháp. Tổ hợp trang thiết bị cá nhân cho người lính trong tương lai FELIN bao gồm thiết bị điện tử kết nối với máy tính hiển thị các thông tin chiến trường được lắp ngay trên mũ của người lính. Hệ thống này cũng được tích hợp luôn cả các thiết bị dẫn đường, thông tin và nhiều thiết bị phụ trợ khác. Pin đủ cung cấp năng lượng cho toàn hệ thống hoạt động trong vòng một ngày đêm. Ngoài các thiết bị điện tử, hệ thống FELIN còn bao gồm cả vũ khí cá nhân, áo giáp chống đạn, đạn dược và thức ăn dự trữ.

Thứ trưởng Quốc phòng V.Popovkin cho biết thêm, một trong những ưu tiên chính của chương trình Quốc gia mua sắm vũ khí này là phát triển lực lượng hạt nhân chiến lược. Do đó, Nga sẽ đóng mới 8 tàu ngầm hạt nhân chiến lược, đồng thời ngay trong năm nay sẽ trang bị hỏa tiễn đạn đạo xuyên lục địa Bulava cho hai tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei. Nga còn có mục tiêu phát triển các hỏa tiễn đạn đạo hạng nặng mới để thay thế cho những đạn đạo được sản xuất từ thời Liên Sô như SS-18 Satan và SS-20 Saber.


Moscow và Paris đã ký thỏa thuận liên chính phủ chế tạo 4 tàu Mistral. Dựa theo các điều khoản đã ký, tàu đầu tiên thuộc lớp Mistral có giá khoảng 720 triệu euro được mong đợi là chuyển giao cuối 2013 – đầu 2014, chiếc thứ hai vào thời điểm cuối năm 2014 – đầu 2015.

Phía Nga sẽ tham gia 20% khối lượng công việc ở chiếc tàu đầu tiên, 40% chiếc thứ hai và 80% hai chiếc còn lại, tất cả sẽ được đóng trên lãnh thổ Nga.


Mistral là tàu đổ bộ tấn công cỡ lớn có khả năng chở 16 trực thăng, 4 tàu đổ bộ, 70 xe tăng – thiết giáp và 450 lính.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov cho hay chương trình mua sắm vũ khí khổng lồ của Nga trong thập niên tới không loại trừ khả năng mua vũ khí từ Mỹ.

Do Nga chưa phải thành viên khối NATO, và chưa phải đồng minh của Mỹ cho nên việc mua vũ khí từ Mỹ sẽ gặp một số khó khăn.

Tuy nhiên trước đây Liên Sô (cũ) từng mua thiết bị bán quân sự từ Mỹ, có thể kể đến hệ thống bộ đàm cá nhân loại Motorola dùng cho Thế vận hội Olympic Moscow 1980.

Đài truyền hình quốc tế Russia Today của Nga thậm chí nói rằng cơ quan an ninh FSB (hậu thân của KGB) hiện đang dùng một số thiết bị của Mỹ trong chiến dịch chống các thành phần quá khích tại Chechnya.

Về mặt chính thức Nga chưa mua vũ khí từ Mỹ. Tuy nhiên hệ thống kiểm soát xuất khẩu vũ khí của Mỹ đang thay đổi, và trước nhu cầu cần thị trường thời suy thoái kinh tế, một số nhà chế tạo vũ khí của Hoa Kỳ đang vận động Tổng thống Obama nới lỏng điều kiện xuất khẩu vũ khí sang Nga,

Nina
Tạp chí Quốc Phòng Nga