Wednesday, January 18, 2012

Đã Chấp Nhận XHCN, Xin Bà Con Đừng Buồn.

Mới đầu năm 2012, người Tây Phương nữa trái đất bên đây đã tiễn xong năm cũ, đón chào năm mới; nhưng, nữa trái đất còn lại, theo lịch Đông Phương, con Mèo chưa kịp lẫn trốn ngũ, con Rồng cũng chưa kịp thức giấc, bỗng dưng ngay tại Việt Nam đã nổ súng mừng Xuân giữa lớp lớp tiếng gào thét, nộ nạt, ngay cả chửi rủa cũng không từ.

Tiếng nổ súng mừng Xuân này, đặc biệt nhất, lại xảy ra ngay tại Hải Phòng, miền đất từng mệnh danh “Thành Đồng Tổ Quốc”, bắn rỏi giặc lái !.

Ngày nay, sau hơn 36 năm thống trị toàn cõi VN, tiếng súng lại phát bùng lên, lần này mục tiêu không còn ngoài mấy tên giặc lái, nhưng đường nhắm chính là những anh em cùng màu da, tiếng nói, cùng đồng chí, đồng bộ, cùng đảng và cùng…đường !

Chính vì cùng đường, nên đồng chí ta Đoàn văn Vươn, cựu chiến binh quân đội nhân dân và là kỹ sư nông nghiệp sau khi xuất ngũ, đã chống trả quyết liệt việc cưỡng chiếm đất đai ông ta thuê bằng họng súng và bình ga vào ngày 5-1-2012 tại khu vực cống Rộc, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.

Khu vực cống Rộc nằm sát ven biển HP là 1 vùng đất hoang vu, chưa khai phá, lúc nào cũng nơm nớp lo sợ trong tình trạng vỡ đê, ngập úng, nhà nước bó tay vì đất nước mình còn nghèo lúc đó, lo không xuể, nên cứ để dân trong vùng tự lo , rồi “tự vận”. Năm 1992, đồng chí Vươn ta, thay vì ra làm cán bộ tham nhũng, hối lộ, làm giàu giống như ai sau khi tốt nghiệp “học đại”, lại đâm đầu nhận đi khai hoang vùng “khỉ ho, cò gáy” này, và cuối cùng hôm nay, phần thưởng Tết mà đảng và các đồng chí ông ta tặng mừng là chuỗi ngày sau song sắt !

Cái nguyên nhân khiến cho đồng chí Vươn ta phải “giương” súng hoa cải *(HL mù tịt súng này!) nhắm vào các đồng chí mình chỉ là “sai sót” của các đồng chí lãnh đạo trên huyện Tiên Lãng. Họ “sai sót” thôi, mà ngày 5-1-2012, họ phải điều động hơn 100 cảnh sát, bộ đội có cả chó nghiệp vụ để cưỡng chế, thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, và sơ sơ cũng đủ làm 4 công an huyện và 3 chiến sĩ bộ đội bị thương, trong đó có Trưởng Công an huyện Tiên Lãng Lê Văn Mải, và cùng 7 nghi phạm bị bắt giữ gồm ông Đoàn Văn Vươn (chủ khu đầm thủy sản, SN 1963) và vợ là Nguyễn Thị Thương, Đoàn Xuân Quỳnh (con trai), Đoàn Văn Quý (em trai), Đoàn Văn Tịnh (em trai), Phạm Thị Hiền (em dâu) và cháu ruột là Đoàn Văn Vệ.

Nhưng, ngày 10/1, 4 can phạm bị bắt tạm giam, bị khởi tố về tội giết người gồm: , Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Tịnh và Đoàn Văn Vệ. Riêng, Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ, song được toại ngoại và cho áp dụng biện pháp ngăn chặn là cấm đi khỏi nơi cư trú.

Ngày 4-10-1993 UBND huyện Tiên Lãng quyết định giao 21ha đất cho ông Vươn, thì 11 ngày sau, tức ngày 15-10-1993, luật đất đai mới lại ban hành thay thế cho luật đất đai năm 1987 mà UBND huyện áp dụng khi giao đất. Luật đất đai 1987 (Điều 29 khoảng 2) cũng như luật đất đai 1993 (Điều 44) đều không giới hạn mức giao đất bao nhiêu, địa phương (Nghị Định CP-Điều 5 khoảng 3) tùy ý giao bao nhiêu cũng được, giao cả nước càng tốt miễn sao đất đó là đất hoang, đất đồi trọc ! Và vì cả 2 luật mới, cũ đều được nhà nước “xả bậy cứt ỉa” khuyến khích, cho mượn tín dụng, nên qua đó, đồng chí Vươn nhà ta hăm hở đem hết giấy tờ đất đến ngân hàng vay mượn hàng tỷ đồng (Điều 77 khoảng 1-luật đất đai 1993)-hàng tỷ đồng lúc đó chắc chắn cao giá hơn bây giờ- rồi, huy động 1 đoàn xe cam-nhông chở cây, đất, đá đến làm bờ kè dài gần 2 cây số ngăn sóng biển; rồi lại đào đầm, trồng cây lâu năm. Thế là sau 4 năm, 1993-1997, miệt mài “đội nắng, chấn sóng biển”, đồng chí Vươn ta cuối cùng “vươn” ra thêm 19.3 hecta, xem ra tổng cộng đất có đến 40.3 hecta nằm ngon lành trong tay ông Vươn ! Ngẫm lại, anh hùng Hải Phòng này quả thật có chí làm giàu, đáng khen!.

Cái trớ trêu ở đây là khi UBND huyện Tiên Lãng hợp thức hóa giao 19.3 hecta đất năm 1997, lại đem nhập chung cùng ngày 9-4-1997 của 21 hecta đất năm 1993 !

Theo Nghị Định 64/1993/NĐ-CP ban hành ngày 27/9/1993, điều 4 khoảng 2 cho biết rằng:
- Đối với đất của hộ gia đình, cá nhân được giao từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 trở về trước, được tính thống nhất từ ngày 15 tháng 10 năm 1993;
- Đối với đất của hộ gia đình, cá nhân được giao sau ngày 15 tháng 10 năm 1993, thì tính từ ngày giao.

Như vậy, trên thực chất, 21 hecta đất đầu (ngày 4-10-1993) sẽ được tính từ ngày 15-10-1993, và 19.3 hecta đất sau sẽ được tính từ ngày giao trong năm, tức là ngày 9-4-1997. Chứ không nhập nhằng đem 2 phần đất gọp chung lại thành nồi tả-pín-lù !!!

Đáng chú ý thêm nữa, khi UBND huyện giao phần đất đầu (21 hecta), chỉ cho phép mức hạn thời gian xử dụng đất là 14 năm, và sau khi gọp chung lại 2 phần đất trên, thời hạn xử dụng cho mỗi phần chỉ là 14 năm, đều được tính từ ngày 15-10-1993, cho tiện việc thu hồi cùng 1 lúc !

Trả lời cho chuyện nhập nhằng “cùng 1 lúc”, ông Ngô Ngọc Khánh (dòng họ “Bắp”), Chánh Văn phòng đồng thời là người phát ngôn của UBND huyện Tiên Lãng, cũng là người đặt bút ký vào thông báo thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn, cho các phóng viên biết rằng đây có sự thỏa thuận hai bên (không lẽ đồng chí Vươn ta lại “thông minh” đến độ phải đồng ý nhập chung 2 phần đất cùng 1 ngày trong khi bỏ ra biết bao công sức, tiền mượn tín dụng để vung bồi-có trời mà biết).

Còn việc thời gian xử dụng sao chỉ có 14 năm, ông họ “Bắp” này nói nghe rất chí lý rằng 20 năm đó theo Nghị Định CP chỉ là “mức trần”, và quyền địa phương quyết định, 5 năm hay 10 năm tùy ý, miễn sao không quá 20 năm. Vấn đề này xem ra không có gì bàn cãi !

Nói “túm” lại, ông Vươn nhà ta được quyền xử dụng, khai thác đất theo hướng nông nghiệp trong vòng 14 năm kể từ ngày 15-10-1993. Tính ra, thời gian hết hạn sẽ là ngày 15-10-2007. Và theo luật đất đai 2003 (Điều 67 khoảng 1), ông Vươn ta có quyền xin gia hạn quyền xử dụng đất, nhưng ngặt nỗi Điều 70 khoảng 1 và 4 trong luật đất đai này lại quyết định hạn mức giao đất không quá 5 hecta cho nhiều loại đất, và không quá 3 héc ta đối với mỗi 1 loại đất, và luật 2003 này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 !

Biết được luật mới này, các “đồng chí, đồng rận” huyện Tiên Lãng bắt đầu ra tay, chợp bắt cho kịp kẻo ông Thần Tài vuột mất.

Đùng một cái, bắt đầu từ khoảng giữa năm 2004, hàng loạt chủ đầm, hơn 20 hộ và gần 400ha diện tích đầm bãi nuôi trồng thuỷ sản tại Tiên Lãng nhận được quyết định thu hồi đất của UBND huyện. Trớ trêu thay, các quyết định thu hồi ấy đều có chung dòng chữ là bàn giao tất cả tài sản, công trình trên đất, không bồi thường; cũng không nêu lý do chánh đáng, chỉ nêu 1 cách đơn giản: hết thời hạn !

Cán bộ huyện nhà ta mắt kém hay sao, rõ ràng trong luật đất đai 2003 Điều38 khoảng 10 nói rằng Nhà nước có quyền thu hồi đất khi mà đất đó không chịu gia hạn khi hết hạn.

Người dân chưa kịp gia hạn, còn những 2-3 năm, mà đã nhận thông báo thu hồi. Kể ra, đây là màn kịch hiếp dân trắng trợn của lũ cán lưu manh. Chúng muốn thu hồi hết, sắp xếp chia chác lại, và mỗi người dân chắc chắn sẽ không quá 5 hecta khi vịn vào luật đất đai 2003. Nếu lấy con số maximum 5 hecta đem nhân cho 20 hộ, cho ra 100 hecta, như vậy các cán bộ nhà ta sẽ tự nhiên có được trong tay gần 300 hecta (400 hecta-100 hecta) trên mồ hôi, nước mắt của nhân dân.

Ông Lương Văn Trong, Phó chủ tịch Liên chi hội và là chủ thuê 30ha đầm
nuôi trồng thuỷ sản nước lợ rầu rĩ: “Tiền đầu tư cống rãnh, bờ đầm bờ thửa, làm cống thoát nước, làm chòi canh… mỗi hội viên tối thiểu cũng hàng trăm triệu đồng đổ xuống.

Ông Vũ Văn Luân, thư ký Liên chi hội và là chủ thuê hàng chục hecta đầm nuôi trồng thuỷ sản, cho biết: “Từ khi nhận được thông báo trên, tất cả anh em trong hội đều không dám tiếp tục đầu tư, vì huyện cho biết sẽ thu hồi mà không đền bù. Từ đó đến nay (năm 2004), các chủ đầm chỉ đánh bắt, khai thác thủy sản tự nhiên, được con gì hay con đó, chủ yếu là chăn nuôi gà, vịt… và trồng cây ăn quả. Hàng trăm ha đầm đã được đầu tư hạ tầng mà không dám nuôi trồng thuỷ sản, xót xa lắm!”.

Được biết nuôi trồng thuỷ sản là con đường thoát khỏi cảnh nghèo, nên những năm 2000 nhiều người dân đùng đùng làm đơn xin thuê đất, và được UBND huyện cho thuê đất với mức tiền 140.000 đồng/ha/1 năm. Thế nhưng phong trào này được phất lên được vài ba năm, thì lũ tham lại nhảy vào.

Năm 2007, UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi gần 100 ha đầm nuôi trồng thủy sản của cả 13 hộ dân trước. Căn cứ để thu hồi là đã “hết thời hạn giao đất”. Nhưng 13 hộ này lại kiên quyết bám trụ, không chịu cho thu hồi. Nên 2 năm sau, Đoàn Văn Vươn và Vũ Văn Luân đệ đơn lên tòa huyện xin thu hồi các quyết định thu hồi đất, cùng gia thêm thời hạn đến 20 năm theo luật đất đai ấn định, nhưng đơn họ đều bị tòa bác. Không nản, họ kháng cáo lên TAND TP Hải Phòng, nhưng ông tòa lại cho các đương sự tự thỏa thuận với nhau. Biên bản thỏa thuận này được lập vào tháng 4-2010, được thẩm phán Ngô Văn Anh lập ngay tại tòa án, đóng dấu xác thực của TAND TP Hải Phòng. Trong đó, đại diện UBND huyện Tiên Lãng là ông Phạm Xuân Hoa, Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường, đã thỏa thuận với người khởi kiện: Nếu nguyên đơn rút đơn kháng cáo, UBND huyện Tiên Lãng sẽ tạo điều kiện cho người dân được tiếp tục thuê đất để nuôi trồng thủy sản.

Điều lạ là sau khi rút đơn kháng cáo, thay vì thực hiện thỏa thuận, UBND huyện Tiên Lãng đã liên tục ra công văn, hối thúc các hộ dân phải nghiêm chỉnh thực hiện quyết định thu hồi đất. Do uất ức bị lường gạt, người dân quyết không tự nguyện. Thế là ngày 5-1-2012, UBND huyện Tiên Lãng tiến hành cưỡng chế. Đoàn Văn Vươn là tốt đầu. Tiếng súng đầu năm được phát hỏa !

Nợ thì chưa xong, vốn chưa lấy lại, giờ thêm bị thu hồi, mang thêm tù tội, tội lắm chứ, biết nói sao, đành…than với Trời vậy, vì Đảng và Nhà Nước ở gần có thèm chịu nghe đâu.

Vậy chứ, HL xin hỏi bà con Tiên Lãng, có ai hiểu giùm bà con miền Nam ngày trước bị đám giặc đó đánh tư sản không ? Có ai hiểu nỗi khốn khổ đó không khi tài sản đó bị chúng vào cướp giật, căn nhà đó bị chúng cướp không tha, không nhà không cửa, bơ vơ giữa 1 đất nước Độc Lập-Tự Do-Hạnh Phúc ! XHCN là xã hội có ông chủ nhà nước “nắm đầu”, không bao giờ để cho dân đen như bà con yên tâm làm giàu được, cơm no ấm cật rồi sanh chuyện phản động sao !

36 năm trước và sau 36 năm, Cộng Sản vẫn là Cộng Sản, không thay hình đổi dạng, chỉ duy thay đổi là chúng ăn cướp, bắt bớ người dân tinh vi hơn.

Thôi, xin bà con đừng buồn !

HieuLe-TuDoDanChu (Jan, 2012)

Chú Thích :

Điều 29 (Luật đất đai 1987)
2- Đối với đất trống, đồi núi trọc, rừng nghèo kiệt thì đuợc giao theo chính sách giao đất, giao rừng để trồng trọt và chăn nuôi; đất giao cho mỗi tổ chức và cá nhân là căn cứ vào khả năng sử dụng, không hạn chế về diện tích.

Điều 44 (Luật đất đai 1993)
Hạn mức đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và hạn mức đất trống, đồi núi trọc, đất khai hoang, lấn biển của mỗi hộ gia đinh khai thác để sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản do Chính phủ quy định.

Điều 5 (Nghị định 64/1993/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/9/1993)
3. Đối với đất trống, đồi núi trọc, đất khai hoang, lấn biển thì hạn mức của hộ, cá nhân sử dụng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định, căn cứ vào quỹ đất của địa phương và khả năng sản xuất của họ, đảm bảo thực hiện chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để sử dụng các loại đất này vào mục đích sản xuất nông nghiệp.

Điều 77 (Luật đất đai 1993)
1- Hộ gia đinh, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng đuợc thế chấp quyền sử dụng đất tại các ngân hàng của Nhà nuớc, các tổ chức tín dụng Việt Nam do Nhà nuớc cho phép thành lập để vay vốn sản xuất.

Điều 67 Đất sử dụng có thời hạn (Luật đất đai 2003)
Nguời sử dụng đất đuợc sử dụng đất có thời hạn trong các truờng hợp sau đây:

1. Thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối cho hộ gia đinh, cá nhân sử dụng quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 70 của Luật này là hai muoi năm;

Thời hạn giao đất, cho thuê đất đuợc tính từ ngày có quyết định giao đất, cho thuê đất của co quan nhà nuớc có thẩm quyền; truờng hợp đất đuợc Nhà nuớc giao, cho thuê truớc ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì thời hạn giao đất, cho thuê đất đuợc tính từ ngày 15 tháng 10 năm 1993.

Khi hết thời hạn, nguời sử dụng đất đuợc Nhà nuớc tiếp tục giao đất, cho thuê đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng, chấp hành đúng pháp luật về đất đai trong quá trình sử dụng và việc sử dụng đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đa đuợc xét duyệt.

Điều 70 Hạn mức giao đất nông nghiệp (Luật đất đai 2003)
1. Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho mỗi hộ gia đinh, cá nhân không quá 3héc ta đối với mỗi loại đất.
4. Truờng hợp hộ gia đinh, cá nhân đuợc giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất không quá 5 héc ta.

Điều 38. Các truờng hợp thu hồi đất (Luật đất đai 2003)
10. Đất đuợc Nhà nuớc giao, cho thuê có thời hạn mà không đuợc gia hạn khi hết thời hạn.

Tham Khảo : – Giáo Dục Việt Nam-giaoduc.net.vn
– Tuổi Trẻ Online-tuoitre.vn
– Người Lao Động-nld.com.vn
– Thông Tấn Xã Vàng Anh-ttxva.org
– Luật đất đai 1987
– Luật đất đai 1993
– Luật đất đai 2003
– Nghị định 64/1993/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/9/1993

*”súng hoa cải “trong audio phỏng vấn của ThomasViet có nói

0 comments:

Powered By Blogger