Phạm Trần - Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam lúng túng, hoang mang trước áp lực Trung Hoa lấy mất biển đảo đã đành, đến Quốc hội cũng hoảng loạn không dám cùng dân xắn tay cắt máu ăn thề bảo vệ Tổ quốc mà còn nhắm mắt để cho công an đàn áp dã man, đạp vào mặt dân biểu tình chống Tầu xâm lược thì Chính quyền này có đáng tồn tại không ?
Nếu ở một nước dân chủ pháp trị, người dân được Hiến pháp và pháp luật bảo vệ thì những người cầm đầu Chính phủ đã phải trả lời trước công luận về hành động tồi bại của lực lượng Công an, Cảnh sát, Dân phòng từ lâu rồi, chưa kể chuyện phải từ chức để tạ lỗi với dân.
Chuyện này đã và sẽ không bao giờ xẩy ra ở Việt Nam, nơi đảng Cộng sản độc quyền và độc tài lãnh đạo vẫn tự khoe “nhà nước ta là nhà nước pháp quyền”, nhưng thật ra là vô pháp luật để cai trị bằng “luật rừng”.
Những cảnh tầng lớp trí thức, ông già, bà cả, phụ nữ, trẻ em, thanh niên, thiếu nữ yêu nước tay không xuống đường chống ngoại xâm mà còn bị chính quyền miệng hô “quyến tâm bảo vệ chủ quyền lãnh thổ” vây bắt, dùi cui đập đầu, đá đít, chửi rủa lỗ mãng, vô học thì chính quyền này có còn là “của dân, do dân và vì dân” không hay đã bị Bắc Kinh nắm đầu ?
Cả thế giới đã được đọc các bài tường thuật, xem hình, coi video của những nạn nhân bị đấm, bị đá, bị thụi vào ngực, bị kéo lê trên mặt đường và bị khiêng quẳng lên xe như thú vật trong hai cuộc biểu tình 12/6 và 17/7 (2011) tại Hà Nội và Sài Gòn, nhưng người dân ở Việt Nam lại không hề được xem, không được đọc và may ra chỉ được nghe từ các đài nước ngoài hay đọc trên các mạng báo điện tử tự do.
Thực trạng đau buồn này đã lột lên lớp da mặt giả danh nghĩa tự do của trên 700 tờ báo và hàng chục đài phát thanh, truyền hình của nhà nước vẫn tháng tháng ngửa tay nhận tiền đóng thuế của dân để nuôi thân rồi phản bội dân.
Cựu Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ của Hà Nội tại Bắc Kinh và Nhà văn Nguyên Ngọc đã thốngh trách hành động của Nhà nước như sau :
Cụ Vĩnh tuyên bố: “Chẳng lẽ nhà nước ta biến thành nhà nước cảnh sát rồi sao?
Thực trạng đau buồn này đã lột lên lớp da mặt giả danh nghĩa tự do của trên 700 tờ báo và hàng chục đài phát thanh, truyền hình của nhà nước vẫn tháng tháng ngửa tay nhận tiền đóng thuế của dân để nuôi thân rồi phản bội dân.
Cựu Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ của Hà Nội tại Bắc Kinh và Nhà văn Nguyên Ngọc đã thốngh trách hành động của Nhà nước như sau :
Cụ Vĩnh tuyên bố: “Chẳng lẽ nhà nước ta biến thành nhà nước cảnh sát rồi sao?
Yêu nước là có tội ư? Các vị lãnh đạo của chúng ta có yêu nước không?
Người dân trong tay không có gì, chỉ biết tỏ lòng yêu nước bằng biểu tình hòa bình trong trật tự để phản đối sự xâm phạm chủ quyền và lợi ích của Tổ Quốc sao lại bị bắt. Chẳng lẽ những người bắt họ không có lòng yêu nước, không có lương tâm?!
Đàn áp người dân biểu tình sau chuyến đi của Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn là rất khó hiểu. Người dân suy nghĩ gì? Dư luận thế giới đánh giá thế nào? Đàn áp một cách vô lý thì chỉ gây bất bình, phẫn nộ. “Con giun xéo lắm cũng quằn”, càng đàn áp thì phẫn nộ càng tăng, càng lan rộng, sẽ đến lúc không kiểm soát được.” (Trích từ : xuandienhannom.blogspot.com)
Cũng trên mạng báo điện tử này, Nhà văn Nguyên Ngọc chất vấn: “Có sự ám muội được che giấu nào ở đây? ”
Ông phát biểu : “ Tôi đang ở xa, rất tiếc không thể có mặt hôm nay ở Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí Minh để tham gia biểu tình chống Trung Quốc cùng các bạn tôi và đồng bào. Nhưng tôi vẫn theo rõi sát tình hình và biết cuộc biểu tình sáng nay ở cả hai nơi đều bị đàn áp nặng nề. Tôi xin đặt câu hỏi: Giữa việc Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn đi gặp phía Trung Quốc, thỏa thuận bí mật những gì để đi đến chỗ phía Trung Quốc đưa ra bản “Thông tin báo chí chung” rất xấu và Bộ Ngoại giao Việt Nam sau đó hoàn toàn im hơi lặng tiếng cho đến nay; việc Bộ Ngoại giao tìm mọi các tránh gặp và trả lời 18 nhân sĩ, trí thức kiến nghị yêu cầu Bộ cung cấp thông tin minh bạch về cuộc gặp Việt Nam-Trung Quốc và Thông tin báo chí chung nói trên; với hành động đàn áp, bắt bớ, giải tán những người biểu tình yêu nước chống Trung Quốc hôm nay có phải là một chuỗi tất yếu không? Có phải thỏa thuận bí mật của ông Hồ Xuân Sơn trong chuyến đi Trung Quốc vừa rồi (bí mật vì đến nay vẫn không hề được công khai giải thích mặc dầu được ráo riết yêu cầu) là nguyên nhân trực tiếp đưa đến đàn áp biểu tình yêu nước của nhân dân hôm nay không? Có sự ám muội được che dấu nào ở đây?
Tôi nghĩ mọi người dân Việt Nam đều có quyền nghi ngờ chính đáng và đặt những câu hỏi đó, vì đây là chuyện liên quan đến vận mệnh đất nước.”
Viên chức Hồ Xuân Sơn mà hai ông nói tới có cấp bậc Thứ trưởng Ngoại giao, đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã đến Bắc Kinh ngày 25-6 (2011) để gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc bàn về tình hình Biển Đông, tiếp theo sau hai vụ Tầu Hải Giám Trung Hoa cắt cáp Tầu Bình Minh II ngày 05-6 ở vùng biển Phú Yên và Viking II ngày 9-6 (2011) trong hải phận Vũng Tầu.
Sau cuộc họp này, hai nước ra thông báo xác nhận : “Hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị; áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông; tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước.”
Viên chức Hồ Xuân Sơn mà hai ông nói tới có cấp bậc Thứ trưởng Ngoại giao, đặc phái viên của lãnh đạo cấp cao Việt Nam đã đến Bắc Kinh ngày 25-6 (2011) để gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc bàn về tình hình Biển Đông, tiếp theo sau hai vụ Tầu Hải Giám Trung Hoa cắt cáp Tầu Bình Minh II ngày 05-6 ở vùng biển Phú Yên và Viking II ngày 9-6 (2011) trong hải phận Vũng Tầu.
Sau cuộc họp này, hai nước ra thông báo xác nhận : “Hai bên khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị; áp dụng biện pháp có hiệu quả, cùng nhau duy trì hòa bình và ổn định tại Biển Đông; tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước.”
Tuy nhiên phía Trung Hoa sau đó, qua người phát ngôn Hồng Lỗi và Thống tấn chính thức, Tân Hoa Xã (Xinhua), lại nói rằng Việt Nam cần giải quyết những điều đã được hai bên “đồng thuận”, và rằng Trung Hoa tái khẳng định là chủ nhân của tất cả các đảo và vùng nước xung quanh ở Biển Đông.
Ngoài ra, Tân Hoa Xã còn nhắc lại lời cam kết nhìn nhận chủ quyền của Trung Hoa ở Biển Đông, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Công hàm ngày 9-4-1958 của Thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Trung Hoa Chu Ân Lai.
Khúc mắc ở chỗ là sau khi về nước Hồ Xuân Sơn đã không tường thuật với Báo chí Việt Nam những điều giống như tiết lộ của Hồng Lỗi và Tân Hoa Xã nên 18 Nhà Trí thức, trong đó có hai ông Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyên Ngọc và các ông Nhà giáo Hoàng Tụy, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Giáo sự Phạm Duy Hiển, Nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Nhà văn Trần Nhương, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện v.v.. đã gửi thư yêu cầu Bộ Ngoại giao giải thích tại sao lại có chuyện “đồng thuận” và ý nghĩa của Công hàm Phạm Văn Đồng đối với tình hình hai nước như thế nào ?
Nhưng cuộc họp dự trù giữa hai bên ngày 13-7 (2011) đã không thành vì thái độ coi thường trí thức của Bộ Ngoại giao vì họ chỉ gọi điện thoại mời 4 người gồm Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhà văn Nguyên Ngọc, GS Phạm Duy Hiển và GS Nguyễn Huệ Chi thay vì mời tất cả mọi người.
Thậm chí Bộ Ngoại giao chỉ cho giới Trí thức gặp Trần Duy Hải, Phó ban Biên giới, thay vì Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn nên vì danh dự và để bảo toàn sự đoàn kết của 18 người ký tên, các trí thức đã không vào Bộ Ngoại giao.
Ngoài ra, Tân Hoa Xã còn nhắc lại lời cam kết nhìn nhận chủ quyền của Trung Hoa ở Biển Đông, bao gồm cả 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong Công hàm ngày 9-4-1958 của Thủ tướng CSVN Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Trung Hoa Chu Ân Lai.
Khúc mắc ở chỗ là sau khi về nước Hồ Xuân Sơn đã không tường thuật với Báo chí Việt Nam những điều giống như tiết lộ của Hồng Lỗi và Tân Hoa Xã nên 18 Nhà Trí thức, trong đó có hai ông Nguyễn Trọng Vĩnh, Nguyên Ngọc và các ông Nhà giáo Hoàng Tụy, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Giáo sự Phạm Duy Hiển, Nhà văn Phạm Xuân Nguyên, Nhà văn Trần Nhương, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện v.v.. đã gửi thư yêu cầu Bộ Ngoại giao giải thích tại sao lại có chuyện “đồng thuận” và ý nghĩa của Công hàm Phạm Văn Đồng đối với tình hình hai nước như thế nào ?
Nhưng cuộc họp dự trù giữa hai bên ngày 13-7 (2011) đã không thành vì thái độ coi thường trí thức của Bộ Ngoại giao vì họ chỉ gọi điện thoại mời 4 người gồm Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhà văn Nguyên Ngọc, GS Phạm Duy Hiển và GS Nguyễn Huệ Chi thay vì mời tất cả mọi người.
Thậm chí Bộ Ngoại giao chỉ cho giới Trí thức gặp Trần Duy Hải, Phó ban Biên giới, thay vì Thứ trưởng Hồ Xuân Sơn nên vì danh dự và để bảo toàn sự đoàn kết của 18 người ký tên, các trí thức đã không vào Bộ Ngoại giao.
Cũng vào ngày 13-7, một Kiến nghị thứ nhì được phổ biến mang chữ ký của 20 Trí thức, lần này có cả Bà Phạm Chi Lan, chuyên viên Kinh tế, Linh mục Huỳnh Công Minh và Thiền sư Lê Mạnh Thát (Thích Pháp Siêu) gửi Quốc hội và Bộ Chính trị bầy tỏ sự lo âu của họ về sự an nguy của Tổ quốc trước đe dọa lấn chiếm và khống chế của Trung Quốc.
Kiến nghị này đang còn được nhiều người trong và ngoài nước tiếp tục tham gia ký tên.
Ngoài hai ông Nguyễn Trọng Vĩnh và Nhà văn Nguyên Ngọc lên tiếng chỉ trích hành động đàn áp người biểu tình của lực lượng an ninh, các Trí thức tham dự biểu tình bị đán áp hay chứng kiến đàn áp gồm các vị : Nguyễn Quang A, Lê Dũng, Phạm Duy Hiển, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Trọng Tạo,Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Huệ Chi,Nguyễn Văn Phương, Đặng Bích Phượng cũng đã gửi thư đến Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội lên án các vụ đàn áp và đòi trừng phạt các nhân viên an ninh đã có hành động hung hăng chống dân vô lối.
Các Trí thức viết rằng : “ Bức ảnh bốn Công an “khiêng” một công dân trong cuộc biểu tình trên đã được nhiều hãng thông tấn quốc tế truyền tin khắp thế giới. Công dân này bị “khiêng” đến một chiếc xe buýt và một nhân viên an ninh mặc thường phục trên xe buýt đã dùng chân đạp vào mặt, miệng công dân đó nhiều lần. Video clip về cảnh này cũng được truyền khắp trên Internet. Việc đàn áp thô bạo này có phải là theo lệnh của lãnh đạo CATPHN không? Nếu là hành vi tự ý của nhân viên an ninh, lãnh đạo CATPHN có xử lý gì đối với nhân viên này?
Ngoài hai ông Nguyễn Trọng Vĩnh và Nhà văn Nguyên Ngọc lên tiếng chỉ trích hành động đàn áp người biểu tình của lực lượng an ninh, các Trí thức tham dự biểu tình bị đán áp hay chứng kiến đàn áp gồm các vị : Nguyễn Quang A, Lê Dũng, Phạm Duy Hiển, Đỗ Minh Tuấn, Nguyễn Trọng Tạo,Phạm Xuân Nguyên, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Huệ Chi,Nguyễn Văn Phương, Đặng Bích Phượng cũng đã gửi thư đến Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội lên án các vụ đàn áp và đòi trừng phạt các nhân viên an ninh đã có hành động hung hăng chống dân vô lối.
Các Trí thức viết rằng : “ Bức ảnh bốn Công an “khiêng” một công dân trong cuộc biểu tình trên đã được nhiều hãng thông tấn quốc tế truyền tin khắp thế giới. Công dân này bị “khiêng” đến một chiếc xe buýt và một nhân viên an ninh mặc thường phục trên xe buýt đã dùng chân đạp vào mặt, miệng công dân đó nhiều lần. Video clip về cảnh này cũng được truyền khắp trên Internet. Việc đàn áp thô bạo này có phải là theo lệnh của lãnh đạo CATPHN không? Nếu là hành vi tự ý của nhân viên an ninh, lãnh đạo CATPHN có xử lý gì đối với nhân viên này?
Nếu CATPHN tiếp tục đàn áp thô bạo, bắt giữ không có căn cứ Pháp luật đối với những người biểu tình ôn hòa phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đề nghị xem xét trách nhiệm của người đứng đầu lực lượng CATPHN.”
QUỐC HỘI CHỈ NGHE KHÔNG NÓI
Trong khi đó, sau khi bị chỉ trích, Văn phòng Quốc hội đã quyết định yêu cầu Chính phủ trình bày tình hình Biển Đông và chủ trương lấn áp Việt Nam của Trung Quốc trong lần họp đầu tiên khai mạc ngày 21-7 (011).
Tuy nhiên, thay vì việc hệ trọng này phải được Quốc hội ưu tiên thảo luận như yêu cầu của nhiều giới đồng bào trong nước nói với Mặt trận Tổ Quốc trong báo cáo trước Quốc hội, Văn phòng Quốc hội chỉ dành ra từ 1 đến 1 tiếng rưỡi cho Quốc hội nghe nhà nước tườngh trình tình hình Biển Đông, sau khi Chính phủ đã gửi Báo cáo này cho từng Đại biểu Quốc hội trước đó.
Theo lời Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Trần Đình Đàn quyết định thay vì chỉ gởi báo cáo thì Chính phủ sẽ nói thêm cho 500 Đại biểu nghe tường tận hơn.
Sau đây là đối thọai giữa Đàn và Phóng viên trong cuộc họp báo chiều ngày 19-7 (2011) :
Phóng viên: Trong dự thảo chương trình kỳ họp thứ nhất được thảo luận ở phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH tuần rồi chỉ nói là Chính phủ sẽ có báo cáo về tình hình biển Đông gửi các đại biểu. Nhưng nay lại thay đổi là QH sẽ nghe báo cáo về tình hình biển Đông. Vì sao lại có sự thay đổi này?
QUỐC HỘI CHỈ NGHE KHÔNG NÓI
Trong khi đó, sau khi bị chỉ trích, Văn phòng Quốc hội đã quyết định yêu cầu Chính phủ trình bày tình hình Biển Đông và chủ trương lấn áp Việt Nam của Trung Quốc trong lần họp đầu tiên khai mạc ngày 21-7 (011).
Tuy nhiên, thay vì việc hệ trọng này phải được Quốc hội ưu tiên thảo luận như yêu cầu của nhiều giới đồng bào trong nước nói với Mặt trận Tổ Quốc trong báo cáo trước Quốc hội, Văn phòng Quốc hội chỉ dành ra từ 1 đến 1 tiếng rưỡi cho Quốc hội nghe nhà nước tườngh trình tình hình Biển Đông, sau khi Chính phủ đã gửi Báo cáo này cho từng Đại biểu Quốc hội trước đó.
Theo lời Chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội Trần Đình Đàn quyết định thay vì chỉ gởi báo cáo thì Chính phủ sẽ nói thêm cho 500 Đại biểu nghe tường tận hơn.
Sau đây là đối thọai giữa Đàn và Phóng viên trong cuộc họp báo chiều ngày 19-7 (2011) :
Phóng viên: Trong dự thảo chương trình kỳ họp thứ nhất được thảo luận ở phiên họp của Ủy ban Thường vụ QH tuần rồi chỉ nói là Chính phủ sẽ có báo cáo về tình hình biển Đông gửi các đại biểu. Nhưng nay lại thay đổi là QH sẽ nghe báo cáo về tình hình biển Đông. Vì sao lại có sự thay đổi này?
Trần Đình Đàn : Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng ngoài việc gửi báo cáo cho các đại biểu thì QH cũng cần nghe cụ thể thêm về vấn đề này. Tuy nhiên, việc nghe vào thời gian nào thì chúng tôi đang nghiên cứu để sắp xếp. Dự kiến, QH sẽ dành khoảng 1 giờ đến 1 giờ 30 phút để nghe báo cáo về vấn đề biển Đông.
Hỏi : Ngoài việc nghe báo cáo, QH có thảo luận để ra một nghị quyết về biển Đông hay không?
Đáp : “ Vấn đề biển Đông đang được nhân dân cả nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, việc có ra nghị quyết hay không lại còn tùy thuộc vào quá trình tham gia, tình hình thảo luận của các đại biểu. Do đó, tùy thuộc vào tình hình cụ thể mà QH sẽ quyết định có ra nghị quyết về biển Đông hay không.”
Hỏi : Thưa ông, hiện trên mạng đang lưu truyền bản kiến nghị của các nhân sĩ về bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay gửi đến QH, Ủy ban Thường vụ QH. Vậy đến nay QH đã nhận được chưa và việc giải quyết kiến nghị này như thế nào?
Hỏi : Thưa ông, hiện trên mạng đang lưu truyền bản kiến nghị của các nhân sĩ về bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước trong tình hình hiện nay gửi đến QH, Ủy ban Thường vụ QH. Vậy đến nay QH đã nhận được chưa và việc giải quyết kiến nghị này như thế nào?
Đáp : “Đến nay chúng tôi chưa nhận được bản kiến nghị trên nên chưa thể nói gì được.”
KIẾN NGHỊ 5 ĐIỂM
Bản Kiến nghị báo chí đề cập đến là Kiến nghị của 20 Trí thức sáng lập nguyên thủy gửi Bộ Chính trị và Quốc hội, tập trung vào 5 yêu cầu tóm tắt như sau :
1. Công bố trước toàn thể nhân dân ta và nhân dân toàn thế giới thực trạng quan hệ Việt - Trung; nêu rõ những căn cứ phù hợp với luật pháp quốc tế, có sức thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo ở vùng Biển Đông để làm sáng tỏ chính nghĩa của nước ta; khẳng định thiện chí trước sau như một của nước ta xây dựng, gìn giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác láng giềng tốt với Trung Quốc, nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình. Nhân dịp này, Nhà nước ta cần chủ động giải thích trước toàn dân và dư luận thế giới bối cảnh ra đời, nội dung thực chất và giá trị pháp lý của công hàm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 về Biển Đông, để bác bỏ dứt khoát mọi xuyên tạc từ phía Trung Quốc.
2. Trình bày rõ với toàn dân thực trạng đất nước hiện nay, thức tỉnh mọi người về những nguy cơ đang đe dọa vận mệnh của Tổ quốc, dấy lên sự đồng lòng và quyết tâm của toàn dân đem hết sức mạnh vật chất, tinh thần, trí tuệ để bảo vệ và phát triển đất nước.
3. Tìm mọi cách thực hiện đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân đã được Hiến pháp quy định, nhằm giải phóng và phát huy ý chí và năng lực của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tận dụng được cơ hội mới, đáp ứng được những đòi hỏi và thách thức mới của tình hình khu vực và thế giới hiện nay. Trong thực hiện những quyền tự do dân chủ của nhân dân đã ghi trong Hiến pháp, cần đặc biệt thực hiện nghiêm túc quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền được tự do bày tỏ thái độ chính trị thông qua các cuộc biểu tình ôn hòa, quyền lập hội, quyền đòi hỏi công khai minh bạch trong mọi lĩnh vực của cuộc sống đất nước.
KIẾN NGHỊ 5 ĐIỂM
Bản Kiến nghị báo chí đề cập đến là Kiến nghị của 20 Trí thức sáng lập nguyên thủy gửi Bộ Chính trị và Quốc hội, tập trung vào 5 yêu cầu tóm tắt như sau :
1. Công bố trước toàn thể nhân dân ta và nhân dân toàn thế giới thực trạng quan hệ Việt - Trung; nêu rõ những căn cứ phù hợp với luật pháp quốc tế, có sức thuyết phục về chủ quyền của Việt Nam đối với biển đảo ở vùng Biển Đông để làm sáng tỏ chính nghĩa của nước ta; khẳng định thiện chí trước sau như một của nước ta xây dựng, gìn giữ quan hệ hữu nghị, hợp tác láng giềng tốt với Trung Quốc, nhưng quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia của mình. Nhân dịp này, Nhà nước ta cần chủ động giải thích trước toàn dân và dư luận thế giới bối cảnh ra đời, nội dung thực chất và giá trị pháp lý của công hàm mà Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu Ân Lai năm 1958 về Biển Đông, để bác bỏ dứt khoát mọi xuyên tạc từ phía Trung Quốc.
2. Trình bày rõ với toàn dân thực trạng đất nước hiện nay, thức tỉnh mọi người về những nguy cơ đang đe dọa vận mệnh của Tổ quốc, dấy lên sự đồng lòng và quyết tâm của toàn dân đem hết sức mạnh vật chất, tinh thần, trí tuệ để bảo vệ và phát triển đất nước.
3. Tìm mọi cách thực hiện đầy đủ các quyền tự do, dân chủ của nhân dân đã được Hiến pháp quy định, nhằm giải phóng và phát huy ý chí và năng lực của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tận dụng được cơ hội mới, đáp ứng được những đòi hỏi và thách thức mới của tình hình khu vực và thế giới hiện nay. Trong thực hiện những quyền tự do dân chủ của nhân dân đã ghi trong Hiến pháp, cần đặc biệt thực hiện nghiêm túc quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí, quyền được tự do bày tỏ thái độ chính trị thông qua các cuộc biểu tình ôn hòa, quyền lập hội, quyền đòi hỏi công khai minh bạch trong mọi lĩnh vực của cuộc sống đất nước.
4. Ra lời kêu gọi toàn thể quốc dân đồng bào, mọi người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, địa vị xã hội, hãy cùng nhau thực hiện hòa hợp, hòa giải, đoàn kết dân tộc với lòng yêu nước, tinh thần vị tha và khoan dung. Tất cả hãy cùng nhau khép lại quá khứ, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, để từ nay tất cả mọi người đều một lòng một dạ cùng nắm tay nhau đứng chung trên một trận tuyến vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cùng nhau dốc lòng đem hết trí tuệ, nghị lực sáng tạo và nhiệt tình yêu nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của chúng ta.
5. Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam với tính cách là đảng cầm quyền duy nhất và cũng là người chịu trách nhiệm toàn diện về tình hình đất nước hiện nay, hãy đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, giương cao ngọn cờ dân tộc và dân chủ đẩy mạnh cuộc cải cách chính trị, giải phóng mọi tiềm năng của nhân dân cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy lùi mọi tệ nạn tham nhũng và tha hóa, đưa đất nước thoát ra khỏi tình trạng yếu kém và lệ thuộc hiện nay, chuyển sang thời kỳ phát triển bền vững, đưa dân tộc ta đồng hành với cả nhân loại tiến bộ vì hòa bình, tự do dân chủ, quyền con người, bảo vệ môi trường.
Có điều lạ là Bản Kiến nghị này đã được gửi đi từ mấy ngày trước cuộc họp báo của Trần Đình Đàn ngày 19-7 vậy mà Đàn và Văn phòng Quốc hội vẫn chưa nhận được thì có lạ không ?
Có điều lạ là Bản Kiến nghị này đã được gửi đi từ mấy ngày trước cuộc họp báo của Trần Đình Đàn ngày 19-7 vậy mà Đàn và Văn phòng Quốc hội vẫn chưa nhận được thì có lạ không ?
Chẳng lẽ lại có “kẻ xấu” nào hay “lực lượng thù địch” nào đem giấu đi chăng ?
Nhưng chuyện nhận được hay chưa không quan trọng bằng việc Quốc hội họp vào lúc tình hình Biển Đông đang rối ren do bàn tay của Trung Quốc trưc tiếp đe dọa Việt Nam mà Quốc hội chỉ biết nghe báo cáo, thay vì phải dành cả buổi để chất vấn Chính phủ cho ra nhẽ để tìm cách bảo vệ Tổ quốc thì có đáng trách không ?
Hay là ngòai chuyện được Chính phủ cho nghe, 500 Đại biểu Quốc hội còn phải chờ xem bao giờ Bộ Chính trị cho “gật” thì mới được “gật” ?
Ngay cả Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch Quốc hội mãn nhiệm khóa 12 cũng khống nói đến 1 chữ về tình hình Biển Đông trong diễn văn khai mạc phiên họp của Quốc hội XIII ngay 21-07 (2011).
Ngay cả Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng, Chủ tịch Quốc hội mãn nhiệm khóa 12 cũng khống nói đến 1 chữ về tình hình Biển Đông trong diễn văn khai mạc phiên họp của Quốc hội XIII ngay 21-07 (2011).
Duy nhất chỉ thấy Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng thường trực nói sơ sơ vài câu trong Báo cáo về tình hình Kinh tế-Xã hội với Quốc hội như : “ Tình hình căng thẳng ở Biển Đông tăng lên”, hay kêu gọi : ‘’ Tiếp tục quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh; đặc biệt trước tình hình và diễn biến phức tạp, chúng ta cần hành động kiên quyết, kịp thời, phù hợp với pháp luật quốc tế, đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, huy động sức mạnh của toàn dân để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia. Thực hiện phát triển kinh tế kết hợp với quốc phòng vùng biên giới, hải đảo; tăng cường sự chủ động của các địa phương trong việc xây dựng tiềm lực kinh tế kết hợp với quốc phòng.
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành chức năng, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, thực hiện đồng bộ các giải pháp để chủ động ngăn chặn, làm thất bại các âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù địch, các băng nhóm tội phạm; quan tâm giải quyết tốt các vấn đề dân tộc, tôn giáo, xử lý các tệ nạn xã hội, bảo đảm vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.’’
Liệu lời kêu gọi này có làm cho “lỗ chân lông” của Bắc Kinh rung lên không, hay đã bị gió cuốn ra Biển Đông với máu và nước mắt của ngư dân Việt Nam trước họng súng và con mắt nham hiểm của lính Trung Quốc ?
(07/011)
Phạm Trần
0 comments:
Post a Comment