Tuesday, June 14, 2011

BIỂN ĐÔNG VÀ HỆ LỤY

Đến hôm nay thì sự kiện Biển Đông có thể “stop” bớt lại vì nhiệt độ nó đã nguội đủ để công luận Thế Giới và Việt Nam chúng ta có cái nhìn khái quát về những trình tự đã diễn ra . Vấn đề tiếp theo là tìm hiểu bản chất và phương sách đối phó với những hệ lụy của nó mà (chắc chắn) sẽ mang đến không xa cho toàn vùng Biển này.

Không ngẩu nhiên hay vô tình chút nào khi các tàu hải giám Trung Quốc liên tục quấy rối trong lãnh hải hết Philippines rồi đến Việt Nam diển ra cùng lúc với sự xuất hiện của giàn khoan dầu khổng lồ trị giá hàng tỷ usd ( 923 triệu ) do tập đoàn năng lượng lớn nhất Trung Quốc ( CNOOC ) sở hửu, giàn khoan mang tên CNOOC-981 có độ cao bằng tòa nhà 45 tầng, nặng 31.000 tấn đặt trên một mặt nổi kích thước bằng sân bóng đá , trang thiết bị hiện đại đủ chuẩn khai thác dầu ở độ sâu 3000 mét . Theo tờ Chinas Global Times, TQ dự định trong tháng 7 năm nay sẽ đưa giàn khoan này đặt tại vị trí phía nam Biển Đông ( vùng tứ giác ) nơi đang tranh chấp giữa Việt Nam , Philippines , Malaysia và Brunei , một vùng mà theo TQ sẽ có trữ lượng dầu rất lớn tiếp cận các vỉa dầu trù phú mà Brunei đang khai thác ước đạt 50 tỷ tấn dầu thô và 20 ngàn tỷ mét khối khí tự nhiên của Biển Đông, đây là nguồn năng lượng quyến rũ cho một nền kinh tế TQ đang mỗi ngày một phình to ra , theo tin từ giới truyền thông TQ trong 5 năm tới ( CNOOC ) sẽ xữ dụng 20 tỷ nhân dân tệ cho tham vọng trên biển Đông này .

Ngay tức thì, lợi dụng uy thế quân sự và tiềm năng tài chính, TQ đang tính toán đi trước Việt Nam và Philippines một bước, khai thác vùng nước sâu ở khu vực Biển Đông trên thềm lục địa lãnh hải đang tranh chấp vì chồng lấn của bốn nước này. Kích thích bởi tiềm năng ấy đã khiến TQ quyết liệt và liều lĩnh trong hành động và lời nói , hứa hẹn để trấn an dư luận trước mặt, nhưng sau lưng phái máy bay và tàu thuyền xâm nhập lãnh hải thám sát, thách thức nghiêm trọng chủ quyền Philippines ( Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) ngày 2-3 - 2011) gây hấn căng thẳng nhiều lần Việt Nam ( cắt cáp tàu Bình Minh 02 ) trước đó ngày 25-3, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã ngang nhiên lên tiếng cảnh báo “Bất kỳ hành động của quốc gia hay công ty nào thăm dò dầu khí ở vùng biển thuộc thẩm quyền của Trung Quốc ?? mà không được phép của chính phủ Trung Quốc sẽ bị coi là vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, sẽ là trái phép và không hợp lệ” ?? - Đây là những hành vi nằm trong ý đồ “ sâu xa” có tính chiến thuật và chiến lược của TQ, vừa thăm dò vừa đe dọa trong tư cách mình là kẻ bề trên. Trước tiên hành sử theo lối bắt nạt để thăm dò sự “ liên kết” trong khối ASEAN , đo lường phản ứng của các quốc gia có đầu tư khai thác mỏ dầu trên vùng biển Brunei và Indonesia : Anh, Mỹ, Hà Lan ( Shell-BHP-Total- Petrolium..v.v.. ) nếu căng thẳng quá mức cần thiết TQ sẽ làm lành thuyết phục ( tận dụng lợi thế tài chính và kỹ thuật có sẳn của mình ) giải quyết thương lượng song phương cùng khai thác, tạm thời chưa xác định ranh giới lãnh hải , không xâm phạm lợi ích của nhau, không đe dọa hải lộ tàu thuyền quốc tế , còn nếu thuận lợi không bị thách thức quá tầm , sẽ đổi hướng, đe dọa bằng sức mạnh Hải và không quân bảo vệ giàn khoan của mình, gây áp lực lên các vùng lãnh hải, giàn khoan và mỏ dầu của các quốc gia đang khai thác trên biển đông để giải quyết song phương với từng quốc gia một, áp đặt vùng lưỡi bò chín khúc, nhưng công bố tuân thủ duy trì hải lộ thông thương quốc tế trên Biển Đông như sự nhân nhượng nhất thời để làm dịu sóng gió trong khu vực và thế giới.

Tuy nhiên dự đoán chủ quan ý đồ Trung Quốc là vậy, nhưng đối diện thực tế đôi khi TQ phải trả giá ngoài sự mong đợi bởi tỷ lệ phần trăm của xung đột quân sự cũng không thấp chút nào, nó tùy thuộc quan điểm, lợi ích và sự liên kết của từng quốc gia liên quan , ví dụ Philippines vì các tranh chấp gay gắt với Trung Quốc nên mới đây dựa vào hiệp ước an ninh Mỹ - Phi vẫn còn hiệu lực, đại sứ Mỹ tại Philippines Harry Thomas tuyên bố Mỹ sẽ hổ trợ Philippines chống lại mọi sự đe dọa an ninh của nước này và vì vậy không ngạc nhiên ngày 10/6 tổng thống Mỹ ra lệnh cho tàu khu trục hạng nặng tối tân Chung Hoon ( tên lửa hành trình tầm xa ) và tàu Impeccable ( theo dõi tàu ngầm ) trực chỉ Biển Đông .

Trường hợp Việt Nam thì ngặt nghèo hơn nhiều, cùng biên giới phía bắc với TQ, lãnh hải suốt chiều dài đất nước, một ngư trường truyền thống rộng lớn , một số mỏ dầu đang khai thác ngoài khơi , một phần trường sa chiến lược mà sắp tới đây nếu Trung Quốc củng cố ý đồ thì giàn khoan CNOOC- 981 của TQ sẽ có vị trí rất gần Trường Sa của VN. Như bị dồn đến chân tường, muốn sống còn Việt Nam phải trực diện đương đầu với TQ trên Biển và Biên giới phía Bắc nếu không sẽ như bị “cầm tù” trong đất liền. Xung đột dù chưa xảy ra, nhưng theo dư luận đánh giá nó thấp thoáng rất gần .

Đây là hậu quả của một đường lối chủ trương sai lầm to lớn của Đảng CSVN, đưa dân tộc VN đi từ thảm trạng này đến thảm cảnh khác hao tổn thời gian, xương máu, đất đai, biển đảo, giờ đây lại cay đắng chuẩn bị có thể tiếp tục đổ máu với những người CS láng giềng nhiều thủ đoạn mà đảng CSVN đả chọn làm Thầy, làm đồng chí, Làm ân nhân ?? nhưng CSVN lại không có lấy bất cứ một sự hổ trợ nào từ các nước trong khu vực và thế giới vì VN là một nước Cộng Sản còn sót lại không có nhiều thiện cảm trong quá khứ và hiện nay là nước vi phạm nhân quyền thô bạo có thứ hạng trên thế giới – Giờ đây CSVN lại bắt dân tộc mình phải gánh chịu thêm một hoàn cảnh nan giải, nghiệt ngã như là chuyện đả “lỡ rồi” do chính họ gây nên, họ đặt “khẩu súng” thay cho cái cày trước tám mươi triệu “con trâu” Việt –Nhưng ông cha ta đả dạy : Trước vận nước tồn vong, hảy gác lại thù nhà mà “ ngộ biến tùng quyền”, cái gương khôn ngoan dũng khí của tôn thất Vương Triều Trần làm nên một chương lịch sử chống giặc phương Bắc bảo vệ độc lập chủ quyền oanh liệt hào hùng mà chúng ta cũng nên suy nghĩ.

“Cẩn tắc vô áy náy” Biết người biết ta trước khi lâm chiến là điều cần thiết -- Không cần phải bàn cãi gì thêm, toàn bộ vũ khí hải lục không quân của VN hiện nay có thứ gì thì TQ có thứ ấy có loại còn hiện đại hơn , riêng số lượng chắc nhiều hơn từ hàng chục đến vài chục lần tùy loại vì vậy chuyện thắng lợi trong chiến tranh qui ước tổng lực với TQ là ý nghĩ rồ dại và thiển cận . Trong thời đại ngày nay việc đánh thắng chiếm đóng một nước khác để áp đặt làm thuộc địa là điều không thể, bởi áp lực quốc tế thời nay mạnh mẽ hơn xưa rất nhiều . Mục đích chính của Trung Quốc hiện nay rất rỏ là thâu tóm Biển Đông khai thác tài nguyên , củng cố các hải đảo thành các chốt tiền tiêu chiến thuật che chắn sườn Đông Nam, bảo vệ hải lộ cho mình và khống chế trong tương lai khi cần thiết . Vì vậy với Việt Nam một chiến thuật thích nghi là phòng thủ biên giới phía bắc thật chặc chẻ phối hợp quân và dân tạo nên nhiều chướng ngại, nhiều tổ du kích chiến đấu độc lập , nhiều tầng, nhiều lớp theo chiến thuật “xa luân chiến”, còn quân chủ lực chỉ đối đầu khi thật sự cần thiết, bảo toàn sức mạnh tổng lực để dành cho những trận đánh quyết định bởi thiên thời và địa lợi mà mình chọn lựa , lợi dụng địa hình thiên nhiên núi cao rừng sâu cái sống lưng VN mang nhiều lợi thế trong chiến tranh cho CSVN trước kia , nhất là các hang động thiên nhiên từ phía bắc kéo dài đến Tây Nguyên và Đông Nam bộ thiết kế các trận địa tên lửa hành trình liên hoàn trong các hang động núi rừng, di chuyển cơ động trên đường ray để né tránh “ Việt Vị” các tên lửa hành trình “tầm nhiệt và rada” của TQ . Tận dụng cải tiến nâng cao tầm xa các tên lửa hành trình ( Shaddock – SS-N-3 ) của Nga có tốc độ 1,5 mach, tầm xa 460 km – VN đang có khoản 70 quả loại này ( mua từ Nga 1998 ), và hiện nay thay vì mua thêm máy bay nên chuyển một phần quân phí sắm thêm tên lửa hành trình phiên bản mới ( Shaddock- SSC-1a ) có tốc độ mach 2,5 tầm xa 550 km, dò tìm mục tiêu tự động , linh hoạt trong đường bay, tránh né rada . Với rất nhiều vị trí trận địa tên lửa loại này trên các điểm cao và hang động nằm sâu trong núi rừng Trường Sơn rất khó bị phản pháo hay oanh tạc hủy diệt, trong tầm xa trên 500 km chắc chắn các mục tiêu trên toàn Biển Đông, Vịnh Bắc bộ hay các căn cứ hải và không quân quan trọng TQ trên đảo Hải Nam hoặc trong đất liền vài trăm km bên kia biên giới TQ cũng bị đe dọa , đặt Trung Quốc vào cái thế có làm chủ biển đông cũng không thể an toàn để một mình một chợ và “ tao sứt trán thì mày cũng u đầu” . Việt Nam có lợi thế dãy núi trường sơn là điểm cao lý tưởng nhìn ra toàn biển đông . Có điều VN nên tính đến, với tài chính dồi dào quan hệ kinh tế ngoại giao rộng ,TQ là bậc thầy của nghệ thuật “Loppy” có thể thuyết phục Nga không bán các loại tên lửa hành trình tầm xa hiện đại cho VN mà tìm mua loại này từ Mỹ hay châu Âu thì hay có điều kiện “chọn mặt gửi vàng” còn mua của Bắc Triều Tiên thì độ chính xác không cao mà chưa chắc chịu bán vì kiêng dè TQ . Trên đây là vài thiển kiến bên lề của vận nước trước họa binh đao, một chút chạnh lòng bởi “thất phu hửu trách” . Không biết, trước mối hiểm họa đang cận kề những người CSVN có chịu thức thời để “ngộ biến phải tùng quyền” chưa ? chứ xa hơn có tính bền vững và tránh nạn chiến chinh thì cần lắm một “Tô Tần” của Việt Nam xuất hiện trong kỳ họp Thượng Đỉnh Đông Á tại Indonesia tháng 10/2011 tới đây có nhiều nguyên thủ các quốc gia Đông nam, Châu Á và thế giới tham dự có cả tổng thống Mỹ thì “thuyết khách” như thế nào để hình thành được một “Hiệp Ước Liên phòng Đông Nam Á” bao gồm : Mỹ, Australia, Newzealand và 11 nước ASAEN giống hệt như ( SEATO : Southeast Asia Treaty Organization ) thập niên 60 tại Đông Nam Á này thì họa may mới cản được bàn tay nhám nhúa của ông “Tàu Cộng” thò xuống quậy phá Biển Đông . Một Liên Minh như vậy là “khắc tinh” răn đe hiệu quả nhất với Trung Quốc ở phía Đông Nam Á hiện nay .

Nhưng tự hỏi một Việt Nam Cộng Sản cô đơn với Búa Liềm trơ tráo như thế ngôn từ nào thuyết phục các thành viên trong hội nghị để dễ dàng đồng thuận ?? Và liệu “ Đảng Ta” có dám đề xuất như thế khi chưa khấu kiến xin chỉ thị của “Bắc Kinh” ??.

Một lần nữa xin nhắc đến “ Ngộ Biến Tùng Quyền” thách thức cái “Dũng” của những người CSVN còn thật sự yêu nước hôm nay !!

Hoàng Thanh Trúc

0 comments:

Powered By Blogger