Khi
văn hóa thống trị của chế độ cộng sản áp đặt trên toàn cõi đất nước
Việt Nam nó đã làm đảo lộn mọi giá trị truyền thống, nhân văn để trở
thành những thứ văn hóa ác ôn, sắt máu: quyền lực quản trị xã hội nằm
trong tay lũ kiêu binh côn đồ, sát nhân, mang danh hiệu Công an đã được
biết đến với nhiều vụ bắt bớ, đàn áp, tra tấn, khủng bố dân lành; chúng
còn là những kẻ gây ra nhiều vụ án oan, chết oan do bức cung, nhục hình
nhưng được ngụy tạo bằng những cái chết treo cổ, tự sát…. Nền an sinh xã
hội họ khoán trắng cho lủ kên kên, quà quạ đói khát chuyên rút rỉa xác
người khoác bộ blouse trắng của những y tá, bác sĩ được biết đến với
nhiều cái chết được bao biện, che đậy bằng bệnh lý: nhồi máu cơ tim,
thuyên tắc ối… và chúng biến bệnh nhân thành những con chuột bạch để làm
vật thí nghiệm...
*
I – Nguyên nhân:
Trải qua bao biến cố chính trị, lịch sử phân tranh thời Trịnh - Nguyễn
đã mở màng cho những cuộc di dân đầu tiên mang đậm dấu ấn của một thời
cha ông, tổ tiên đi mở cõi. Thời Pháp thuộc có những cuộc di dân lần thứ
hai mang tính ly hương, tha phương cầu thực của lực lượng mộ phu làm
việc trong những đồn điền cao su, cà phê bạt ngàn trên vùng cao nguyên
Trung phần. Sau ngày ký kết hiệp định đình chiến 20/7/1954, lịch sử lại
sang trang với hoàn cảnh hơn triệu người dân Việt rời bỏ nơi chôn nhau,
cắt rốn, nhà cửa, ruộng nương để trốn chạy chủ nghĩa Cộng sản đó là cuộc
di dân bất đắc dĩ lần thứ ba. Tuy nhiên ba cuộc di dân này lại đem đến
cho vùng đất phương Nam xưa những nét văn hóa truyền thống tương đồng
mang tính đặc thù chung của cội nguồn dân tộc Việt: đó là tính nhân bản,
lễ nghĩa của mỗi người dân; là lòng tận trung với nước, tận hiếu với
dân, của mỗi người lính-người chỉ huy và lòng tận tụy yêu nước, thương
dân của những vị Vua, chúa thời xa xưa, cũng như của những nhà kỷ trị
Quốc gia qua mỗi thời kỳ.
Sau biến cố chính trị của ngày 30/4/1975 đã có cuộc di dân lần thứ tư
mang tên gọi: “cán bộ chi viện”, tiếp đến là những cuộc di cư ồ ạt dưới
tên gọi đi xây dựng “vùng kinh tế mới” từ các tỉnh miền Trung phía Bắc
đổ dồn vào Nam. Với sự kiện này cần phải giải thích: sau khi thôn tính
miền Nam, chính sách xây dựng vùng kinh tế mới vốn là một chủ trương ác
nhân nhằm xua đuổi vợ con sĩ quan, binh sĩ và thị dân của chế độ “Việt
Nam Cộng Hòa” ra khỏi Thủ đô Sài gòn, đày ải họ nơi rừng sâu, nước độc.
Nhưng đối với miền Bắc lại là một sách lược di dân do ba tay đồ tể: Lê
Duẩn – Trường Chinh – Lê Đức Thọ vạch ra, nhằm mục đích phân hóa, chia
rẽ và đồng hóa nhân dân miền Nam? Chính sách này có nhiệm vụ đào xới tận
gốc rễ, nền móng văn hóa truyền thống của người miền Nam nhằm kiểm
soát, khống chế những cuộc chống đối, nổi dậy trong tương lai? Như vậy
có thể nói những cuộc di dân to lớn sau ngày 30/04/1975, đã đem đến cho
người dân miền Nam những thảm họa lâu dài về việc thôn tính đất đai,vơ
vét tài sản và khai thác cạn kiệt tài nguyên? Kế đến là sự nô dịch về
văn hóa, về một hoàn cảnh xã hội đen tối với nhiều hệ lụy của một nền
tảng văn hóa thực dụng, suy đồi đạo đức, tội ác lan tràn.
Làn sóng di dân từ Bắc vào Nam sau ngày 30/4/1975 đã từng đánh dạt một
số cư dân miền Nam trở thành thuyền nhân bỏ xứ ra đi vĩnh viễn; gần hai
trăm năm mươi ngàn sĩ quan, viên chức Việt Nam Cộng Hòa bị đày đọa trong
các trại cải tạo từ Nam chí Bắc và hơn triệu người bị cưỡng bức vào nơi
rừng thiêng nước độc bởi chính sách kinh tế mới như đã nói trên. Phần
đông người miền Nam ngày nay đang là lao công, nô dịch dưới dạng công
nhân trong các nhà máy, xí nghiệp mà trước kia thuộc về tài sản công
hoặc là tài sản riêng của cá nhân nay bị tước đoạt nắm giữ trong tay của
những ông chủ, bà chủ vốn trước kia là những đoàn người di dân? Suốt
các tỉnh cao nguyên từ Di Linh, Lâm Đồng trải dài đến tận mũi Cà Mau
ngày nay nơi nào cũng có di dân người Bắc, Trung định cư đông đúc. Hầu
hết những cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn ngày trước không bị tàn phá bởi
chiến tranh nhưng giờ đây nó bị tận diệt, tàn hại bởi bàn tay phá hoại
của con người?
II- Hoàn cảnh:
Từ lúc Vua Quang Trung Nguyễn Huệ lên ngôi ở Đàng Ngoài, xã hội phong
kiến thời này đã xuất hiện ngữ nghĩa “Sĩ phu Bắc Hà” (Bắc Hà là Hà thành
chứ không phải Hà Nội thời Vua Minh Mạng), nhằm tỏ rõ sự nể trọng và
tôn vinh những bậc nho gia, trí thức vùng đất Thăng Long xưa và ngữ
nghĩa này vốn một thời trở thành một khái niệm được tồn tại cho đến ngày
30/4/1975. Thời Pháp thuộc cho dù là dân bị trị nhưng tố chất người Hà
Nội vẫn giữ được phong cách thanh cao, lịch lãm, những kiến trúc xưa cổ
vẫn được tôn tạo, giữ gìn không bị làm cho sai lệch, phá vỡ. Ở vào thời
đại văn minh XHCN thì nét thuần phong mỹ tục của Thủ đô Thăng Long đã
nhường chỗ lại cho những hiện tượng đám đông: đó là cảnh giành giật ngắt
hoa, bẻ cành trong những lần tổ chức lễ hội Hoa, trong đó có lễ hội Hoa
Anh Đào mới năm nào ở Hà Nội đã khiến cho các chuyên gia người Nhật
phải lắc đầu ngao ngán. Gần đây khi chứng kiến cảnh những thanh niên,
thiếu nữ chen lấn, leo trèo vượt qua rào cao, cọc nhọn bất chấp tai nạn,
thương tật làm rách cả áo quần, phơi bày cả nội y chỉ để được tắm miễn
phí ở Hồ Tây và những cảnh sàm sỡ sau đó xảy ra giữa chốn thanh thiên
bạch nhật càng khẳng định cho tính văn minh xã hội chủ nghĩa ở vùng đất
ngàn năm Văn hiến? Văn hóa truyền thống vùng đất này cũng đang cổ súy
cho thói thực dụng, làm ô uế nơi cửa Thiền bởi để cho vấn nạn tham
nhũng, hối lộ mặc nhiên len lỏi, thâm nhập vào sâu tận nơi chốn tôn
nghiêm, biến Chùa chiền thành nơi “buôn thần bán thánh” với đủ kiểu đút
lót thần thánh, hối lộ Phật tổ như: rải tiền đầy khắp sân chùa, dán tiền
quanh tượng phật, nhét tiền vào trong miệng Phật và những cảnh chen
lấn, dẫm đạp xô bồ, bát nháo trong việc mua bán Ấn Chỉ Đền Trần vào mỗi
dịp Tết cổ truyền. Những hiện tượng này chẳng lẽ đã và đang trở thành
một nét văn hóa mới mẽ ở xã hội Việt Nam ngày nay?
Xứ phương Nam xưa kia khi còn là thuộc địa, nhưng người miền Nam vẫn giữ
được sắc thái văn hoá truyền thống để không bị vong bản, nô dịch và địa
danh Sài Gòn vốn một thời là “Hòn ngọc viễn đông” nhưng bây giờ đã
không còn tồn tại. Vào thời miền Nam bị “Mỹ-Ngụy kiềm kẹp”(?) nhưng
người dân miền Nam vẫn được no ấm, sung túc, được sống dưới một chế độ
Việt Nam Cộng Hòa văn minh, phát triển vào bậc nhất Đông Nam Á và có một
nền pháp trị dân chủ tiến bộ đứng đầu Châu Á trên cả Nhật Bản, Hàn
Quốc. Nếu đem so sánh nền pháp trị thời ấy với nền pháp trị hiện nay ta
có thể suy nghiệm rằng: “nếu thực dân, đế quốc thời ấy cũng dùng luật
rừng như nền pháp trị đang áp đặt trên đất nước Việt Nam suốt bảy mươi
năm qua (cả Bắc lẫn Nam) thì những ông Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, Lê
Duẩn, Trường Chinh, Nguyễn Văn Linh….đã không có cơ hội trở thành lãnh
tụ và những đồng chí của các ông cũng không có cơ hội để trở thành tướng
lĩnh?”. Thời gian trôi qua thật nhanh, người dân miền Nam ngày nay
thấm thía và gậm nhấm nỗi buồn da diết về một thời khai phóng, nhân bản
đã bị chủ nghĩa vô thần cuốn trôi. Phút giây chạnh lòng người dân miền
Nam lại nhớ đến ông Diệm, ông Thiệu; nhớ đến chính thể Việt Nam Cộng Hòa
và nhớ về lá cờ vàng, ba sọc đỏ biểu trưng cho một nước Việt Nam ba
miền: Bắc, Trung, Nam. Đặc biệt nhớ đến những lời ông Nhu, ông Thiệu
cảnh báo: “Nếu nền Đệ Nhất Cộng Hòa sụp đổ, chẳng bao lâu miền Nam sẽ
mất về tay Bắc Việt. Nếu miền Nam mất về tay Bắc Việt, thì cả Việt Nam
sớm muộn gì cũng sẽ rơi vào tay Trung Cộng - Đừng nghe những gì cộng sản
nói mà hãy nhìn kỹ những gì cộng sản làm”. Dựa vào lẽ công bằng mà
nói: Nếu miền Bắc không xâm chiếm nổi miền Nam như trong cuộc chiến Hàn
-Triều? Và nếu chiến tranh kết thúc trong hòa bình như cuộc nội chiến ở
Nam - Bắc Mỹ? Hoặc hai miền thống nhất như Đông Đức-Tây Đức chắc chắn
rằng đã có một nước Việt Nam hóa Phụng, hóa Rồng chứ không phải hóa
chồn, hóa cáo như ngày nay.
Chiến tranh gây ra cảnh bom rơi, đạn lạc; lại đem đến những mất mát,
thương tật cho cả hai phía! Hầu hết người dân miền Nam đều sợ hãi và
chán ghét chiến tranh, những người lính chế độ Việt Nam Cộng Hòa cũng
vậy họ càng chán ghét cảnh thù hằn bắn giết lẫn nhau giữa những người
anh em cùng giống Lạc Hồng, cùng dòng tộc con cháu Rồng Tiên. Vì vậy họ
càng mong muốn chiến tranh chấm dứt, vứt bỏ súng đạn, để trở về với
ruộng đồng, với mái trường đại học khi trước kia họ còn là những nông
dân, là những sinh viên với những ước mơ đang còn dang dở? Có thể nói
niềm vui của sự kiện lịch sử ngày 30/4/1975 không chỉ có với những kẻ
thắng cuộc, mà còn đến với nhiều người thua cuộc? Vì người miền Nam cũng
luôn mong đợi, và kỳ vọng vào hào quang chiến thắng nó sẽ đem đến một
nền hòa bình chân chính, một đời sống ấm no, thịnh vượng. Thế nhưng sự
thật lại trái ngược: Thủ đô Sài Gòn không đổ nát, hoang tàn bởi bom đạn
chiến tranh nhưng Sài Gòn lại hoang tàn đổ nát từ thói kiêu ngạo Cộng
sản? Miền Nam Việt Nam từ một quốc gia văn minh, no ấm bỗng trong phút
chốc trở nên đói nghèo, lạc hậu và phải chịu đựng, nếm trải biết bao
thảm cảnh điêu linh. Giây phút hồ hởi, phấn khởi ban đầu đã tan biến,
thay cho một miền Nam được giải phóng là một miền Nam hoàn toàn“bị phỏng
hết cả hai hòn”. Vì ánh sáng của hào quang chiến thắng đó, nó đã không
soi rọi như nhiều người miền Nam lầm tưởng, nó vụt tắt ngấm, bởi nó đã
nhấn chìm cả xã hội miền Nam trong nước mắt, trong chia ly và trong đau
thương, tăm tối trước những chính sách bất nhân, man rợ. Trước thực
trạng của một đời sống lam lũ, khó nghèo kéo dài hơn bốn mươi năm đã làm
phân hóa sâu sắc đến tâm tính người miền Nam, song hành với nó chính
sách quy hoạch tràn lan, thu hồi đất đai vô tội vạ đã phá vỡ đi cuộc
sống bình dị và nét văn hóa thôn làng miền Nam xưa. Vì vậy có thể nói:
nền tảng “Văn hóa phương Nam” ngày nay đang bị chôn vùi xuống tận đáy
biển Đông, nền văn hóa mộc mạc, chân chất trải qua bao năm tháng đang
dần trôi vào quên lãng.
III – Kết quả:
Khi văn hóa thống trị của chế độ cộng sản áp đặt trên toàn cõi đất nước
Việt Nam nó đã làm đảo lộn mọi giá trị truyền thống, nhân văn để trở
thành những thứ văn hóa ác ôn, sắt máu: quyền lực quản trị xã hội nằm
trong tay lũ kiêu binh côn đồ, sát nhân, mang danh hiệu Công an đã được
biết đến với nhiều vụ bắt bớ, đàn áp, tra tấn, khủng bố dân lành; chúng
còn là những kẻ gây ra nhiều vụ án oan, chết oan do bức cung, nhục hình
nhưng được ngụy tạo bằng những cái chết treo cổ, tự sát…. Nền an sinh xã
hội họ khoán trắng cho lủ kên kên, quà quạ đói khát chuyên rút rỉa xác
người khoác bộ blouse trắng của những y tá, bác sĩ được biết đến với
nhiều cái chết được bao biện, che đậy bằng bệnh lý: nhồi máu cơ tim,
thuyên tắc ối… và chúng biến bệnh nhân thành những con chuột bạch để làm
vật thí nghiệm. Văn hóa giáo dục thời xã hội chủ nghĩa là thời của
những tú ông, tú bà đội lốt nhà giáo như tên hiệu trưởng Sầm Đức Xương ở
Hà Giang, nền tảng giáo dục thời nay được biết đến nhiều nhờ vào kết
quả của những công cụ cải cách máy móc, ngu dốt, chẳng giống một ai; bởi
càng cải cách, càng rối như tơ vò; ngành giáo dục đem lại nhiều thành
tích về vấn nạn chạy trường, chạy lớp làm ức chế thần kinh gây mệt mõi,
bất an, gây mất cả thời gian lẫn công sức cho học sinh và cho cả phụ
huynh…. Vấn nạn tham nhũng, hối lộ ở bộ máy công quyền ngày nay đã hết
thuốc chữa vì những con virut tham nhũng đó đã lờn thuốc? Trong phát
triển kinh tế, họ lộ nguyên hình là những băng đảng cướp ngày khoác bộ
đồ chính quyền ngày đêm chuyên chú rình rập cướp nhà, cướp đất và bòn
rút, hút máu dân dưới dạng thuế, phí. Và bên ngoài xã hội là đủ loại tội
phạm: buôn người, trộm cướp, giật dọc, hãm hiếp, giết người, thảm sát;
đủ thứ loại tệ nạn: lừa gạt, gian dâm, đĩ điếm, hút chích-tàng trữ-mua
bán ma túy. Từ thôn quê cho đến thị thành vấn nạn giang hồ cát cứ, băng
đảng tụ tập đâm thuê, chém mướn luôn sẵn sàng gây án, gieo họa nhờ vào
bộ máy công quyền bao che, dung túng (để dùng bọn chúng đàn áp người dân
khi cưỡng chế nhà cửa, đất đai, theo dõi những nhà hoạt động dân chủ,
những tổ chức chính trị đối lập nhen nhóm).
IV- So sánh:
Văn hóa truyền thống hun đúc với một nền tảng giáo dục nhân bản sẽ đào
tạo nên những thế hệ nhân tài, sẽ sản sinh ra những nhân tố lãnh đạo tài
ba yêu nước, thương dân không phải là những kẻ hư danh, hám quyền và
cũng không phải là những kẻ bán nước, hại dân! Đạo đức truyền thống kết
hợp với tinh thần tôn giáo sẽ hình thành nên nhân cách và phẩm giá ở mỗi
con người, hướng mỗi cá nhân tự biết khắc chế những bản chất: tham,
sân, si, hỉ, nộ, ái, ố; biết làm lành, lánh dữ, biết tránh xa những gian
trá, tà tâm… Đã có một thời, những kẻ thống trị u mê, giáo điều đánh
đồng mọi giá trị văn hóa truyền thống và đời sống tâm linh của tôn giáo
là những thứ mê tín, dị đoan cần đả phá, bài trừ dẫn đến việc nhiều đền
đài bị phá bỏ, nhiều cơ sở tôn giáo bị trưng dụng làm kho phơi, chứa
hàng hóa, nông hải sản? Chính vì những tư tưởng điên rồ muốn hướng cả xã
hội đi tôn thờ một thứ chủ thuyết tà giáo, ngoại lai; những người cộng
sản đã cương quyết loại bỏ tinh thần tôn giáo, phá vỡ đi nền tảng văn
hóa truyền thống! Những việc làm này đã để lại một hậu quả vô cùng to
lớn cho xã hội ngày nay đó là vì chúng đã sản sinh ra những lớp người
dối trá, bất trung; hình thành nên một xã hội đầy rẫy những kẻ bất nhân,
bất nghĩa và tàn ác. Trước những câu hỏi hàng ngày mà người cộng sản
thường hay lặp đi, lặp lại: đạo đức suy đồi, thoái hóa, biến chất, thực
dụng, độc ác, con người ngày càng trở nên mất nhân tính…? Thay cho lời
giải đáp đó là những gì đã và đang xảy ra cho xã hội hiện tại và một xã
hội trong tương lai.
Văn hóa phát triển kinh tế đất nước suốt thời gian qua không gì khác hơn
ngoài việc cướp nhà, cướp đất và lấy tương lai, vận mệnh đất nước, dân
tộc đem đi cầm cố, đặt cược cho những ván bài may rủi như những dự án:
boxit Tây nguyên, Vinashine, Vinaline, phá rừng xây nhiều đập thủy điện,
và tới đây là dự án sân bay Long Thành? Thời gian qua đã có vô số dự
án, nhà cao tầng mọc lên nhờ vào những chính sách lập lờ: “Sở hữu toàn
dân, quy hoạch phát triển tràn lan…”, chính những dự án này đang là
những cái bong bóng của nền kinh tế. Hệ lụy trước mắt của việc thu hồi
đất đai để làm sân golf, khu du lịch, khu công nghiệp, khu kinh tế rồi
đem bỏ hoang là cảnh ngộ của hàng vạn gia đình nông dân không có đất đai
để canh tác, sản xuất. Vì sao có những nghịch lý này? Vì phía sau của
những dự án quy mô, thường có sự sắp xếp giữa liên minh chính quyền và
những kẻ đầu cơ kinh tế, họ liên kết nhau để chia chác và trục lợi trên
mồ hôi, xương máu của người dân. Vì vậy có thể nói: Hầu hết những công
trình, dự án phát triển kinh tế trên khắp đất nước đều đã thấm đậm mùi
máu tanh, mùi nước mắt của những người nông dân, của những dân oan bị
mất nhà, mất đất. Những loại xe hơi sang trọng, đắt tiền của các đại
gia, những lâu đài hoành tráng của các quan chức đều có sự đánh đổi bằng
mồ hôi, công sức và bằng những giọt nước mắt của toàn dân Việt Nam
thông qua việc thu hồi đất đai và đánh thuế, thu phí…
Thời mở cửa hội nhập; xu hướng phục hồi các giá trị văn hóa truyền thống
là cần thiết, tuy nhiên người ta vẫn không thể loại bỏ cái thói thực
dụng đã ăn sâu trong tiềm thức! Thay vì phục hồi có tính chọn lọc những
phong tục, lễ hội văn hóa truyền thống vốn một thời bị đánh đồng là mê
tín dị đoan như đã nói trên thì ngày nay họ đang phục hồi nhiều thứ lễ
hội xô bồ, tạp nham và man di, mọi rợ như những lễ hội: đâm trâu ở Tây
Nguyên và Sơn Tây; chọi trâu ở Quảng Ninh, chém heo ở Hải Phòng…. Hiện
nay đang nở rộ phong trào dựng tượng đài lãnh tụ vĩ đại, xây quảng
trường hoành tráng với chi phí lên đến hàng trăm tỷ đồng! Tỉnh Yên Bái
đang dẫn đầu với mức dự chi 1.400 tỷ, khiến cho dư luận xã hội càng nghĩ
ngay đến việc nhiều địa phương lợi dụng chủ trương, chính sách để kiếm
chác, trục lợi; vì mọi người thừa hiểu khi dự án càng lớn tỉ lệ xà xẻo,
đút túi càng nhiều, dự án càng hoành tráng, lợi lộc sẽ càng to lớn? Với
cái bong bóng của nền kinh tế đang treo lơ lửng không biết lúc nào sẽ vỡ
và ở vào hoàn cảnh dân tình đói khổ, thầy cô giáo, học sinh vùng sâu,
vùng xa phải lội suối, đu dây đến trường, trường lớp hư hỏng sắp đổ sập
không có tiền xây sửa, bệnh viện hai, ba bệnh nhân nằm chung một giường,
ngân quỹ nhà nước trống không, nợ công ngập đầu…. Người dân đang tự hỏi
về một nhà nước Xã hội chủ nghĩa ưu việt: Chẳng lẽ cả thảy quan chức
đều đang mắc phải căn bệnh hoang tưởng và có chung hội chứng tâm thần?
IV- Thay lời kết:
Kết thúc bài viết này, kính xin quý vị độc giả xa gần trên khắp mọi miền
đất nước hãy cảm thông cho những sự thật trải lòng như nói trên. Đặc
biệt với những người đang tranh đấu, và âm thầm đấu tranh cho nền móng
dân chủ, tự do sẽ được phát kiến trên mãnh đất quê hương Việt Nam. Hãy
cảm thông cho những lời lẽ, ý tứ trong bài viết này vì người viết chỉ
nhằm lên án những thói xấu xa, những hiện tượng tiêu cực và bệnh hoạn
đang hoành hành trong cơ thể xã hội Việt Nam; người viết không phải là
một kẻ cực đoan, muốn gây bất hòa, chia rẽ vùng miền... Chúng ta hãy
cùng suy nghiệm: thế giới đã bước sang thế kỷ XXI, một kỷ nguyên mới của
thời đại khoa học công nghệ! Nhưng phát triển kinh tế của Việt Nam vẫn ở
trong cái vòng lẩn quẩn, vẫn chưa sản xuất nổi những loại ốc vít có
chất lượng theo yêu cầu, vẫn là một đất nước gia công, khai thác cạn
kiệt tài nguyên chưa thể cho ra đời một sản phẩm công nghệ cao mang tên
“Made in Viet Nam”. Đi đôi với nghèo hèn, lạc hậu là thảm họa mất nước
ngày càng đến gần? Nhà nước cộng sản vì muốn bảo vệ chế độ bằng mọi giá
nên họ bất chấp những viễn ảnh đen tối đã từng xảy ra cho chương sử dân
tộc: khi họ chính là những kẻ một lần nữa “cõng rắn cắn gà nhà, rước voi
về dày mả tổ”.
(Ghi dấu ấn của thời Hèn – Mạt, giai đoạn lịch sử 02/9/1945 – 02/9/2015).
3/9/2015
0 comments:
Post a Comment