Tú Anh Đăng ngày 28-09-2015
Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines cùng tập trận ở tỉnh Zambales, phía bắc Manila, ngày 23/10/2011REUTERS
Để
đối phó với chiến thuật của Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông, Thủy quân
lục chiến Mỹ tiến hành kế hoạch tái bố trí 15% lực lượng tại Hawai và « xa hơn nữa » . Tin này được báo chí Đài Loan, Hàn Quốc và trang mạng thông tin điện tử Douwei (Đa Duy) tại Hoa Kỳ loan tải.
Theo
báo Đài Loan Want China Times, Bộ Tư lệnh Thủy quân lục chiến Mỹ bắt
đầu tiến hành kế hoạch tăng cường lực lượng tại Châu Á-Thái Bình dương
để đối phó với sức mạnh của Trung Quốc đang lấn áp tại Biển Đông. Theo
kế hoạch này, Thủy quân lục chiến Mỹ sẽ được tăng cường tại Hawai và bên
ngoài hải đảo này.
Trích
dẫn tài liệu của nhật báo Hàn Quốc Joong An Ilbo , mạng điện tử Đa Duy
của một tổ chức người Hoa tại Mỹ cho biết, lực lượng viễn chinh của Hoa
Kỳ, với 190 000 quân, sẽ được huy động và phối hợp với Hải quân Mỹ tại
Châu Á-Thái Bình dương.
Giới chuyên gia thẩm định, 30 000 Thủy quân lục chiến sẽ được tái bố trí để củng cố lực lượng nòng cốt trong chiến lược « xoay trục » của Tổng thống Obama.
Tờ
Marines Corps Times của Thủy quân lục chiến Mỹ giải thích, các hoạt
động của Trung Quốc tranh giành lãnh thổ ở Biển Đông là nguyên nhân
chính làm cho Hoa Kỳ phải tái bố trí lực lượng viễn chinh vào khu vực.
Bên
cạnh đó là tình hình Bắc Triều Tiên, với các hoạt động chuẩn bị thử bom
nguyên tử lần thứ tư và sự kiện không quân Nga gia tăng nhịp độ xâm
nhập không phận Nhật Bản.
Nhật báo Hàn Quốc Munhwa Ilbo cho biết thêm, « bốn vũ khí chiến lược »
có khả năng trang bị vũ khí hạt nhân sẽ được đưa vào Hàn Quốc hoặc tăng
cường cho căn cứ Guam trong tháng 10 tới. Đó là các tàu ngầm nguyên tử,
hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan, pháo đài bay B2 và chiến đấu cơ
tàng hình F-22.
Biển Đông : Báo chí Trung Quốc lên án các phi vụ trinh sát của Mỹ
Thụy My/ Đăng ngày 25-08-2014
Chiến đấu cơ Trung Quốc bay sát phi cơ P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ, cách Hải Nam khoảng 215 km về phía nam. Ảnh chụp ngày 19/08/2014.REUTERS/Hải quân Hoa Kỳ
Hôm nay 25/08/2014, báo chí nhà nước Trung Quốc cảnh báo Hoa Kỳ là Bắc Kinh có thể coi các chuyến bay trinh sát của Mỹ là « hành động thù địch » , sau khi Washington cáo buộc một chiến đấu cơ Trung Quốc đã chặn một máy bay quân sự Mỹ một cách nguy hiểm vào tuần rồi.
Chuẩn
đô đốc Mỹ John Kirby hôm thứ Sáu 22/8 tố cáo một máy bay chiến đấu vũ
trang của Trung Quốc đã bay sát một phi cơ trinh sát P-8 Posedon của Mỹ
đến ba lần, ở khoảng cách không đầy 30 bộ (9 mét), mà ông gọi là một vụ
ngăn chặn « hết sức nguy hiểm ».
Phát
ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Hu Quân (Yang Yujun), trong
thông cáo được Tân Hoa Xã trích dẫn, nói rằng cáo buộc trên « hoàn toàn vô căn cứ ».
Sự
việc xảy ra ở không phận cách đảo Hải Nam 220 km, mà phía Mỹ nhấn mạnh
là vùng biển quốc tế, nhưng Bắc Kinh coi khu vực này thuộc lãnh hải của
mình. Hồi tháng 4/2001, một máy bay chiến đấu Trung Quốc cũng đã va chạm
với một phi cơ trinh sát EP-3 của Hải quân Hoa Kỳ cách đảo Hải Nam
khoảng 110 km, khiến phi công Trung Quốc tử nạn và máy bay Mỹ phải đáp
khẩn cấp xuống đảo này, phi hành đoàn 24 người bị chính quyền Bắc Kinh
bắt giữ hơn một tuần.
Tờ Global Times của đảng Cộng sản trong một bài xã luận đả kích Mỹ do thám « hải phận và không phận Trung Quốc » . Tờ báo có khuynh hướng dân tộc cực đoan cảnh báo : «
Việc trinh sát này đe dọa đến lợi ích an ninh cốt lõi của Trung Quốc,
có thể bị coi là hành động thù địch. Đây có thể là cuộc chiến sống còn
Trung – Mỹ, nếu các vụ va chạm ở Biển Đông trở thành cuộc đối đầu giữa
đôi bên ».
Sự
cố trên đây diễn ra trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường sức mạnh quân sự
và tầm hoạt động của hải quân, trong khi Washington khẳng định chính
sách xoay trục sang châu Á.
Tờ
China Daily lên án Hoa Kỳ đã làm ảnh hưởng đến sự tin cậy lẫn nhau, cho
rằng mối quan ngại của Washington về sự trỗi dậy của Trung Quốc là « một nhu cầu tâm lý - cần tạo ra một kẻ thù để che giấu cảm giác thất bại sau khi chiến tranh lạnh kết thúc » . Bài xã luận của tờ này cáo buộc các chuyến trinh sát trên biển và trên không của Mỹ « không hề thuyết phục chính quyền và nhân dân Trung Quốc rằng Hoa Kỳ đã thành thật khi nói muốn xây dựng lòng tin lẫn nhau » .
Hoa
Kỳ và Trung Quốc lâu nay vẫn bất đồng đối với các quyền trên không và
trên biển thuộc khu vực Biển Đông mang tính chiến lược, mà Bắc Kinh cho
rằng mình có chủ quyền hầu như toàn bộ.
0 comments:
Post a Comment