Trọng Nghĩa - RFI | Đăng ngày 26-09-2015 |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (giữa) tại công ty Boeing, Everett, Washington, 23/09/2015REUTERS/Mark Ralsto/Pool
Nhân
cuộc họp thượng đỉnh Barack Obama-Tập Cận Bình vào hôm nay, 25/09/2015
tại Nhà Trắng, hồ sơ tin tặc từ Trung Quốc đánh cắp dữ liệu của Mỹ là
một đề tài nổi cộm. Ngay từ hôm qua, 24/09, Washington đã tăng thêm sức
ép trên Bắc Kinh khi lãnh đạo Cơ quan tình Mỹ NSA xác nhận với Thượng
viện Mỹ rằng chính các giới chức chính quyền Trung Quốc đứng phía sau
các vụ đánh cắp dữ liệu thương mại của Mỹ, và thường xuyên theo dõi
thông tin liên lạc cá nhân truyền qua hệ thống điện tử tại Trung Quốc.
Trong
cuộc điều trần trước Ủy ban Tình báo Thượng Viện Hoa Kỳ, Phó Đô đốc
Micheal S. Rogers, Giám đốc NSA kiêm lãnh đạo Cơ quan đặc trách an ninh
mạng của Mỹ, đã xác nhận là trong những tuần lễ gần đây, Hoa Kỳ và Trung
Quốc đã ráo riết họp kín để đạt được một thỏa thuận, tương tự như trong
lãnh vực kiểm soát vũ khí, nhằm hạn chế các hoạt động tấn công mạng từ
cả hai phía.
Theo ông Rogers, phía Mỹ đã rất thẳng thắn, cho rằng hai nước « không thể có một quan hệ bền vững lâu dài » nếu Trung Quốc tiếp tục các hành vi đánh cắp không giới hạn quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Giới
chức tình báo Mỹ tin chắc rằng từ năm 2014 đến nay, tin tặc từ Trung
Quốc đã đánh cắp dữ liệu cá nhân của hơn 20 triệu người Mỹ, cũng như dữ
liệu về bảo hiểm y tế và ngân hàng.
Mới
hôm 23/09 vừa qua, Cơ quan Quản lý Nhân sự OPM cho biết là tin tặc đã
ăn cắp 5,6 triệu dấu tay, được dùng là cơ sở để xác nhận lý lịch những
người làm những công việc nhạy cảm trong chính phủ, trong đó có ngành
tình báo, thực thi luật pháp, tư pháp, quân đội.
Bắc Kinh không chỉ khuyến khích mà còn trực tiếp chỉ đạo tin tặc
Trả
lời chất vấn của các Thượng nghị sĩ, Giám đốc NSA cho là chính quyền
Trung Quốc đã tích cực khuyến khích, đôi khi còn trực tiếp chỉ đạo các
vụ đánh cắp dữ liệu thương mại cũng như bí mật của chính phủ Mỹ.
Giới
chức Trung Quốc còn sử dụng hệ thống dọ thám của chính quyền để thu
thập dữ liệu, thông tin kinh tế có thể giúp các công ty, tập đoàn Trung
Quốc, trong lúc mà chính quyền Mỹ xác định nguyên tắc không chia sẻ
thông tin tình báo thu thập từ nước ngoài với các doanh nghiệp Mỹ.
Nhìn
dưới góc độ này, ông Rogers nhận định là phía Trung Quốc không cùng một
quan điểm với Mỹ, và một số đồng nhiệm Trung Quốc của ông đã làm những
điều mà ông không bao giờ có thể làm. Các cơ quan tình báo Trung Quốc
nghĩ là họ có quyền thu thập và phân tích mọi cuộc đối thoại và thông
tin, dữ liệu đi qua biên giới Trung Quốc.
Tấn công các nước Đông Nam Á từ Côn Minh
Hiếm
khi mà một quan chức chính quyền Mỹ lại có lời tố cáo công khai và đích
danh nhắm vào Trung Quốc như vậy, chứng tỏ rằng Washington không thể
nhẫn nại trước các hành vi đánh cắp ồ ạt của Bắc Kinh.
Nội
dung tố cáo không có gì mới vì trước ông Rogers, nhiều cơ quan nghiên
cứu tư nhân hoặc các công ty chuyên về an ninh mạng đã nhiều lần tố cáo
đích danh Trung Quốc, đặc biệt là đội tin tặc trực thuộc Quân đội Trung
Quốc.
Ngay
từ năm 2013, công ty an ninh mạng Mỹ Mandiant đã truy được dấu vết của
một nhóm tin tặc thuộc diện hoành hành dữ dội nhất trên thế giới. Và bản
doanh của nhóm tin tặc này chính là cơ sở của một đơn vị bí mật của
Quân đội Trung Quốc, đặt tại Thượng Hải, có tên gọi là Đơn vị 61.398.
Gần
đây hơn, một hãng chuyên trách an ninh mạng khác của Mỹ, Threat Connect
và Defense Group, đã phăng ra dấu vết của nhóm tin tặc mệnh danh là
Naikon, chuyên tấn công vào mạng tin học của các nước Đông Nam Á. Nhóm
tin tặc này không ai khác hơn là thành viện của một đơn vị tình báo quân
đội Trung Quốc, trụ sở tại Côn Minh, miền Nam Trung Quốc.
0 comments:
Post a Comment