Thưa ông Nguyễn Văn Thọ.
Khi nhận lời nhắn hằn học, đầy chợ búa của ông, thì sự tôn
trọng cuối cùng của tôi với ông không còn nữa. Hơn thế nữa, ông
luôn luôn tụng xưng mình là một nhà văn. Nhưng khi đọc bài viết
"Nguyễn Văn Thọ, Nhịp Cầu Của Đảng Nơi Xứ Người"
của một kẻ chỉ làm nghề úp mặt vào chảo như tôi, ông cũng
hoàn toàn không hiểu, hoặc hiểu một cách máy móc, lệch lạc.
Có lẽ, do kiến thức của ông có vấn đề chăng? Và với tôi cái
danh từ nhà văn chực hơi, dựa cốt của ông, mà tôi luôn tôn trọng
trong bài viết, từ đây nên vứt bỏ.
"Nguyễn Văn Thọ, Nhịp Cầu Của Đảng Nơi Xứ Người" là bài
viết về chân dung Nguyễn Văn Thọ cũng như phân tích tiểu thuyết
Quyên với cái nhìn chủ quan của cá nhân tôi. Do vậy, như trong
bài, tôi đã viết, có thể đúng hoặc sai. Và từ ngữ cũng như
cách gọi, xưng hô trong bài, tôi viết một cách hoàn toàn trân
trọng tác giả, tác phẩm. Không hiểu sao ông lại có những lời
lẽ chợ búa, hằn học như vậy trong lời nhắn gửi cho tôi?
Và nghĩ mãi, tôi mới tạm tìm ra một lời lý giải. Có lẽ, vì
tôi dám cả gan phân tích, phê bình Quyên, một tác phẩm tuyên
truyền hời hợt, thiếu trải nghiệm, phi logic với những câu văn
tối nghĩa của Nguyễn Văn Thọ. Hay cũng nhờ cái lưng cúi rạp
xuống với lời tụng ca những đấng ngồi trên, nên Quyên đã bế
thẳng Nguyễn Văn Thọ đến với điện ảnh chăng?
Xin ông Nguyễn Văn Thọ hãy đọc lại đoạn văn trong bài viết của
tôi và đoạn trích lời tụng ca Đảng của ông một cách thật chậm
rãi, kỹ lưỡng để thấy rõ, tại sao người đọc buộc phải đặt
ra sự đê hèn ấy:
“Vâng! Nhà văn Nguyễn Văn Thọ là người dễ xúc động lắm, khi nghĩ về
chiến tranh, nghĩ đến tình thương yêu của Đảng luôn làm ông sụt sùi rơi
lệ. Thật chẳng ngoa tẹo nào, có người bảo, cứ đà này, ông sẽ trở thành
nhà “khóc học“ chứ chẳng chơi. Chúng ta hãy đọc lại đoạn trích lời ngợi
ca của nhà văn Nguyễn Văn Thọ, nhân lần thứ 80 ngày sinh của Đảng, để
thấy rõ tình yêu Đảng trong ông dạt dào biết nhường nào: “...Lịch sử 80
năm Đảng Cộng sản Việt Nam là lịch sử hai lần thiên tài. Một đội quân
ban đầu chỉ có gươm, mác, súng kíp và tầm vông, mà hai lần đánh thắng
hai đế quốc lớn nhất thế giới: Pháp và Mỹ, hoàn thành sứ mạng, thống
nhất giang sơn về một mối. Ở khắp nơi trên thế giới người ta đã biết đến
Việt Nam, một dân tộc anh hùng bất khuất và điều ấy một lần mang lại
niềm tự hào cho người Việt Nam. Lần thứ hai, khi phe xã hội chủ nghĩa
tan rã, nhiều quốc gia tưởng vững mạnh đã sụp đổ, song nước Việt Nam vẫn
đứng vững, lại tìm ra giải pháp đổi mới toàn diện để vượt qua những
giai đoạn đau khổ nhất sau 4 cuộc chiến tranh, đưa đất nước Việt Nam từ
một nước đói nghèo, trở thành một quốc gia có vị thế đáng nể trên thế
giới..."
Có nhiều ý kiến và dư luận cho rằng, diễn văn ngợi ca trên của nhà
văn Nguyễn Văn Thọ là thẻ thông hành đưa Quyên đến với điện ảnh một cách
tưng bừng, rầm rộ, tốn kém như vậy. Tuy nhiên, tôi nghĩ khác, đường
đường là một nhà văn, đời nào bác Thọ lại làm một cái công việc hèn mạt,
bẩn thỉu ấy. Nhưng hôm rồi, có ông bạn dí màn hình Ifon vào mặt bảo:
Ông không nhìn thấy bác Thọ Muối đang nghiêng mình, suýt bật khóc, trịnh
trọng cảm ơn ông Trương Xuân Thanh, trưởng lãnh sự quán sứ quán VN tại
Franfurt, người đã đưa Quyên đến với điện ảnh sao?
Điều này, làm tôi phân vân tự hỏi, lẽ nào những ý kiến và dư luận
trên là sự thật? Bởi đồng chí Trương Xuân Thanh là Đảng, là chính phủ
Việt Nam ở Đức."(Hết trích)
Trong cái nhộm nhoạm hiện nay ở Việt Nam, dường như bất cứ một
công ty nào, kể cả tư nhân lẫn nhà nước, nếu không có sự
chống lưng, hoặc là sân sau của các đấng ngồi trên, thì có lẽ,
không trước thì sau cũng về chầu các cụ. Hơn nữa, nhà nước
không thiếu tiền đi vay và tiền thuế của dân, để làm công việc
tuyên truyền bằng phim ảnh, ca múa nhạc (đội lốt) dưới mọi
hình thức, kể cả tư nhân hóa. Do vậy, một số công ty tư nhân bỏ
ra hàng triệu Dolla để làm phim ảnh, văn nghệ tuyên truyền luồn
lách ra hải ngoại, không hẳn đã là tiền túi của họ. Nên ông
Nguyễn Văn Thọ không cần giải thích nhiều về tiểu thuyết “Cơm
Nguội“ với dẫn dắt, đầu tư tiền tỉ thành phim Quyên của công ty
a, b, c nào đó. Bởi con nít cũng có thể hiểu đồng tiền này
từ đâu và của ai.
Nguyễn Văn Thọ cho rằng: “Gần đây, một cây bút văn xuôi ở
Đức, ông Đỗ Trường do những nguyên nhân nào đó đã có tình xuyên
tạc nó cho rằng tác giả không có thực tế mà phản ánh các
nhân vật xa rời với bản chất của đời sống những người Thợ
khách ở Đức." Vâng! Thưa ông Nguyễn Văn Thọ, tôi không hề
xuyên tạc nhân vật của ông. Chính ông đã để Quyên, nhân vật của
mình tụt quần ra để trả công cho Phi bằng tình dục. Và hành
động Quyên đối xử tàn nhẫn, ích kỷ với Kumar người đã cưu
mang, chung sống (thành gia đình)với mình đã bảy, tám năm trời,
bằng cách dẫn con bỏ đi tìm kẻ đã từng hiếp dâm, phá tan
cuộc đời mình... Vậy nhân cách nào, Việt tính nào, mà những
nữ công nhân lao động người Việt ở Đức tìm thấy mình ở đó?.
Và tôi không rõ, ông đã lăn lộn, trải nghiệm như thế nào? Để
viết ra những đoạn văn, trang sách giả tạo như thế này. Xin ông
hãy tĩnh tâm đọc lại đoạn phân tích trong bài Nguyễn Văn Thọ,
Nhịp Cầu Của Đảng Nơi Xứ Người để thấy rõ điều đó:
“Có thể nói, khi viết Quyên, nhà văn Nguyễn Văn Thọ thiếu sự trải
nghiệm, với sự quan sát hời hợt dẫn đến không có sự đồng nhất (logic),
làm cho hình ảnh trở nên giả tạo. Ta có thể thấy nó ngay những dòng đầu
cuốn sách, khi miêu tả Quyên bị hãm hiếp. Một người đàn bà 24 tuổi, trải
qua nhiều ngày đói khát, rét mướt, vượt biên trốn chạy đến nỗi chiếc
quần cũng trở nên cứng queo, thì dứt khoát mặt phải bạc đi, môi miệng
thâm lại hôi hám, đùi, da phải tái choắt đi, nhất là trong hoàn cảnh sợ
hãi đến tận cùng, khi bị hiếp dâm. Chứ làm sao mà thon thả, mịn màng,
mơn mởn nõn nường, như tác giả miêu tả. Hơn nữa, một kẻ sống giữa rừng
bẩn thỉu, lại mùa đông giá rét, củi đốt ám khói cả ngày, làm sao mà tóc
nàng đổ xòa trên tấm ga trắng muốt, như trong khách sạn sang trọng bốn,
năm sao vậy?
Vâng! Dù có tiểu thuyết hóa, thì những tình tiết, tâm lý, hành động
cũng phải có tính logic của nó. Ta hãy đọc lại đoạn trích dưới đây để
thấy rõ sự phi logic, thiếu trải nghiệm của tác giả:
“Cô gái vùng vẫy, giằng xé, cắn vào bàn tay thô ráp của gã khi áo
ngoài, áo lót lần lượt bị giật tung. Chiếc quần Jeans, sau bao ngày lẩn
lút, bươn lội từ Nga, trong rừng thẳm, tuyết dày, đẫm mùi mồ hôi và
nước, trở nên cứng queo đến khó cởi vẫn bị lột phắt. Trên nệm, phơi ra
cặp đùi trần đang độ thanh xuân, thon thả, mịn màng, mơn mởn nõn nường.
Gã đổ người xuống.
Cô gái biết rõ con rắn đã trườn trên da thịt mình, từng centimet. Cô
tiếp tục cố oằn lên, nghiêng mình, rãy, chéo đùi. ‘‘Đồ đĩ! Giạng chân
ra!” Giọng khàn đanh, lạnh lùng cất lên và tiếp đó, một cái tạt tai
giáng sượt phía trái mái tóc. Chiếc cặp nhựa màu nâu văng ra đập vào
tường gỗ nghe khô khốc. Mớ tóc cắt ngang lưng, dầy, đen tuyền xõa tung,
đổ xòa trên tấm ga trắng muốt. Gã dướn lên, thúc mạnh...” ( Quyên-chương
1, những dòng đầu cuốn sách"( Hết trích)
Thật ra, khi Nguyễn Văn Thọ viết: “Việc hưởng ứng đọc Quyên…"(ĐT tô đậm) đã tự lộ rõ sự phát động, kêu gọi tuyên truyền. Vâng! Không có sự phát động thì ắt không có việc hưởng ứng, và cho ta thấy, ai là người đứng sau sự phát động ấy. Từ đó, dẫn đến những cơn hưởng ứng
khóc, cảm động của người đọc cũng như người xem. Nó làm tôi
nghĩ đến những cơn lên đồng tập thể gào khóc của con dân xứ
Bắc Hàn, dưới sự bắt nhịp của cha con Kim Ủn Ỉn. Tôi nghĩ,
chính cái việc làm và từ ngữ khi viết này của Nguyễn Văn
Thọ, mới là sự coi thường những người Việt sống ở miền đông
nước Đức đã đọc và xem phim Quyên.
Nguyễn Văn Thọ là người viết văn, nhưng tôi nghĩ, kiến thức hay
đầu óc ông có vấn đề. Nên ông đã không hiểu, hoặc hiểu sai,
dẫn giải về nhà thơ Nguyễn Quang Thiều một cách máy móc, khi
tôi viết nhà thơ Hữu Thỉnh và Nguyễn Quang Thiều chỉ là hình
tượng (phổ quát) ám chỉ chung cho cái hội nhà văn mậu dịch mà
thôi. Và từ đó có thể thấy, văn của Nguyễn Văn Thọ có khá
nhiều câu tối nghĩa, như tôi đã chỉ ra trong bài "Nguyễn Văn Thọ, Nhịp Cầu Của Đảng Nơi Xứ Người". Ngay trong lời nhắn cho tôi, Nguyễn Văn Thọ có những câu văn loằng ngoằng, có thể nói, chưa sạch nước cản:
"Nghĩ bụng ta ra bụng người, nhìn sự việc qua lỗ kim nhỏ
hẹp, sự đoán già đoán non có dụng ý xấu của Đỗ Trường chỉ
là thói chơi xấu của tụi trẻ ranh chuyên gắp lửa bàn tay
người, nên nói tôi nịnh bợ ông Thỉnh và ông Thiều để nhận giải
thưởng." Hoặc "… Nhân đây tôi cũng nhắn cho ông biết rằng,
muốn trở thành 1 nhà văn thực sự là nhà văn, thì ngay bây giờ
phải tập sống tử tế và trung thực…". Văn vẻ thế này, cũng được nhận được giải của hội nhà văn, thì quả thật, xấu hổ thay cho nền văn học VN.
Không rõ, ông Nguyễn Văn Thọ nhắn tôi phải tập sống tử tế, như
thế nào? Hay như cách sống của một văn nô Nguyễn Văn Đoản, tự
Đoản Mắm ở Đức, cúi rạp người xuống, đọc thơ nịnh đầm, khi
ông Tổng bí thư Đảng từ VN sang. Tập kiểu sống như thế này,
hèn và nhục lắm ông Nguyễn Văn Thọ ạ.
Đây là lần trả lời đầu cũng như lần cuối cùng, nếu ông vẫn
viết và nhắn cho tôi với những ngôn ngữ hằn học, chợ búa như
vốn có của ông. Và cũng được biết, hiện ông đang ở VN, nên tôi
cũng có lời khuyên đến ông: Nếu muốn văn ra văn, người ra người,
ông nên vứt tất cả những gì đã viết vào sọt rác, tìm đến
Phạm Xuân Nguyên, bái làm thầy. Có lẽ, lúc đó văn vẻ của ông
sáng sủa, sạch đẹp hơn nhiều đấy!
Đức Quốc ngày 27-9-2015
0 comments:
Post a Comment