Mấy hôm nay, gần tới ngày "cướp chính quyền thành công," đảng CS xuất
hết tổng lực để tuyên truyền về cái công cán ngập máu, suốt 70 năm đảng
trị. Ngoài những tuyên truyền thông thường, đưa đảng bác thần thánh lên
tận mây xanh, có một cái tít rất giựt gân, rất "nổi cộm" của tiến sĩ Vũ
Tiến Lộc: "90 năm trước, Bác Hồ đã định hướng nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường." (1)
Dưới cái tít này, ông VTL đưa ra nhiều bằng chứng HCM đã thân thiện, chú
trọng tới doanh nhân, từ những ngày rất sớm. Nào: Những ngày đầu rời
hang, xuống Hà Nội, HCM ở nhà doanh nhân, tại phủ chủ tịch, lần đầu tiên
tiếp khách, HCM không tiếp bất cứ thành phần nào khác, mà doanh nhân
được đón trước tiên, HCM gọi doanh nhân bằng ngài, thêm nữa HCM thân
thiện với người Mỹ từ những ngày đầu, "tuyên ngôn độc lập" HCM trích của
Mỹ v.v...
Sự thật HCM đã làm điều đó, nhưng mục đích gì?
Ngày nay ai cũng biết HCM là tay sai của CS Nga, Tàu, nhưng mới khởi đầu
HCM chưa được thừa nhận, chưa được tin tưởng là "đứa con ngoan" nên
Nga, Tàu chưa viện trợ bao nhiêu. HCM đã chấp nhận lòn trôn doanh nhân,
để có ngân khoản chi dụng.
Từ thập niên 40 HCM và đảng CS chưa đủ thế và lực, bằng các đảng phái
khác, nên thủ đoạn chính phủ liên hiệp được áp dụng. Liên hiệp để sát
hại, để tiêu diệt các đảng phái, chứ không thực lòng đại đoàn kết dân
tộc, chống ngoại xâm, đem lại độc lập cho đất nước, như HCM kêu gọi.
Ngày đầu chính phủ liên hiệp mới thành lập, bọn cận thần giữa đêm khuya vào vén mùng hỏi HCM: "Thưa bác tại sao trong chính phủ của ta, có bọn Nguyễn Tường Tam, Nguyễn Hải Thần?" HCM hỏi lại:
Thế phân có thối không?
Bọn cận thần đáp: Dạ thối lắm ạ
HCM: Thế, ta đem phân bón lúa có tốt không?
Bọn cận thần: Dạ tốt lắm ạ
HCM: Thế đấy, chúng nó là phân, ta là lúa
Bọn cận thần hồ hởi đi ra, "bác" ngủ tiếp.
Mẩu đối đáp trên đây, lược lại trong sách "đạo đức bác Hồ" dạy bậc tiểu học.
Tiến sĩ Vũ Tiến Lộc, nên nhớ rằng, những doanh nhân, những thành phần kinh tế khác ngoài đảng CS, cũng chỉ là PHÂN thôi nhé!
Lúc hàn vi, chưa được ngoại bang viện trợ, HCM chiêu dụ doanh nhân, kích
động lòng yêu nước, bề ngoài như thân thiện, tôn trọng họ. "Gặp thời một tốt cũng thành công."
Thử hỏi sau khi HCM làm chủ tịch nước từ 1945 - 1969. Dưới thời kỳ này
lãnh thổ của HCM cai trị có mấy thành phần kinh tế? Những Mạnh Thường
Quân dốc lòng giúp đảng CS lên đài vinh quang, còn được mấy ai sống yên
thân?
Sách vở từ trong nội bộ, đã cáo giác HCM phải vâng lời quan thầy Trung
Cộng giết hàng chục ngàn nông dân, trong chiến dịch cải cách ruộng đất,
trong đó rất nhiều ân nhân của "bác và đảng." Bà Cát Hạnh Long, người đã
cống hiến nhiều nhất, hứng chịu hậu quả thương tâm nhất, bi đát nhất,
do chính hắn, tức là "bác" của TS VTL gây ra, từ đầu chí cuối.
Dân Việt, đại đa số sống bằng nghề nông, ở miền Trung và miền Bắc, một
người bị HCM quy thành trung nông thật oan uổng. Họ có chừng vài mẫu
ruộng, ở miền bắc 360 m2, miền Trung 480 m2! Muốn có cơ ngơi này, nhiều
đời họ phải lam lũ, phải ăn nhín, nhịn thèm, mười cái tết chưa chắc đã
có một cái áo mới.
HCM kích động hận thù dân tộc, giữa người nghèo, với người giàu, nói
giàu không đúng, chỉ là những thành phần ít nghèo hơn, so với "bần cố
nông." Một danh từ do HCM đặt ra cho thê thảm hóa thân phận con người,
để họ mê muội say mê theo HCM chém giết, chôn sống chính người thân,
người làng của mình, mà trước đó với đạo lý dân tộc họ sống hòa ái,
tương thân với nhau.
Ở miền Nam, thời Đệ Nhất Cộng Hòa, chính phủ vận động nông dân nghèo, mở
mang dinh điền, tạo ra những làng trù phú. Dân nghèo miền Trung, trước
đó "không có miếng đất cắm dùi," nhờ dinh điền họ có cả đàn trâu, sở hữu
từ 5 tới 10 mẫu ruộng đất, rất bình thường. Muốn công bằng xã hội,
chính phủ miền Nam chủ trương làm cho người nghèo trở thành người giàu.
Không giống Hồ Chí Minh, giết và cướp của người giàu, để toàn xã hội
nghèo như nhau!
Chuyện ngược đời:
Bà Bảy Dị, quê Quảng Ngãi, thành phần "bần cố nông" vào xã Võ Xu, thuộc
dinh điền Bình Tuy, lập nghiệp từ năm 1959, nhà bà trở thành giàu có,
sau giải phóng một năm, năm 1976 nhà bà bị "đánh tư sản." Không một ai
hiểu nổi, bà Bảy Dị chưa hề biết buôn bán, chỉ làm ruộng, và nuôi trâu
bò, cũng bị đánh, cán bộ đem dân tới xúc lúa, bắt trâu bò, nhưng người
Kinh chùn tay không ai dám thực hiện theo lời đôn đốc của cán bộ, hôm
sau CS nghĩ ra kế khác, họ chở bằng GMC xe quân đội VNCH hơn mười người
Thượng tới xúc lúa, lùa trâu bò, khi người Thượng lên tiếng:
"Xúc hết lúa rồi... rồi..." thì bà Bảy Dị đã thắt cổ chết trên cây khế
sau nhà, đoàn cán bộ ra về, sau khi hoàn tất công tác, không đoái hoài
tới người chết.
Ngược đời ở chỗ "bần cố nông" được HCM ca tụng trên loa, được chính phủ
miền Nam đưa lên hàng giàu có, kết thúc "sau ngày giải phóng" bằng sợi
dây dừa!
Lúc HCM chưa thắng Pháp, có lòn trôn nhà giàu, có nịnh nọt doanh nhân
như TS VTL nêu ra rất đúng, đầy đủ bằng chứng. Nhưng sau khi Pháp rút
khỏi Việt Nam, HCM toàn quyền cai trị, cho tới khi chết (1969) ở miền
Bắc có mấy thành phần kinh tế?
Dưới thời đại HCM, hoàn toàn không có nhiều thành phần kình tế, chỉ duy
nhất có 01, mà vẫn bị triệt tiêu. Đó là vua dép lốp, hay "nhà tư sản dép
lốp" Nguyễn Văn Chẩn.
Tài liệu ghi rằng: Ông Chẩn người nông dân nghèo Thanh Hóa, năm 1955 ra
Hà Nội, học nghề làm dép cao su, từ vỏ xe hơi phế thải, không bao lâu
ông thạo nghề làm dép lốp rất đẹp, đến năm 1958 hàng bán khá chạy, lốp
xe cũ không đủ cung, ông có sáng kiến (đối với miền bắc của HCM) kêu gọi
giới ve chai: "Thấy vỏ xe bỏ, gọi ông đi lấy, sẽ có thưởng." Nhờ vậy vỏ
xe ông chất đầy căn nhà ọp ẹp, một năm sau 1959 bức tường đổ, vỏ xe lăn
tràn ra đường. Cán bộ tài chánh, thống kê tới lập biên bản, tịch thu
tất cả. Nguyễn Văn Chẩn bị quy "thành phần tư sản mới nổi," ông ta bị bỏ
tù, về sau càng muốn vươn lên, ông Chẩn càng gian nan hơn nữa.
Với tài sản của ông Chẩn, CS thời HCM đánh giá là tư sản, ở trong miền Nam ông Chẩn thuộc diện lao động nghèo. Nếu kịp chuyến tàu di cư 1954, với tài tháo vát, cần kiệm, khéo tay chắc hẳn ông Chẩn thành một người giàu có, được chính phủ và pháp luật bảo vệ, không may mắn dưới thời HCM ông trở thành kẻ có tội, phải đi tù.
Vậy, tiến sĩ Vũ Tiến lộc hùng hồn: "90 năm trước, Bác Hồ đã định hướng
nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường." Là nói dốc, lời xu nịnh lố
bịch, chứng tỏ cái tâm, cái trí của một tiến sĩ vừa cùn, vừa hèn. Đất
nước có những hạng tiến sĩ, ăn nói như Vũ Tiến Lộc, thì chuyện bỏ hàng
ngàn tỷ xây dựng tượng đài tên gian ác bậc nhất của lịch sử, là chuyện
bình thường, không chừng rồi đây khắp tỉnh thành đều tranh nhau dựng
tượng HCM/Hồ Tập Chương, Sơn La dựng được, cớ gì các nơi khác không? kế
tiếp các quận huyện, có thế đất nước mới "hoành tráng" chứ.
Hôm nay tiến sĩ VTL nói: "90 năm trước, Bác Hồ đã định hướng nền kinh tế Việt Nam là kinh tế thị trường."
Ngày mai phó tiến sĩ X cũng sẽ nói: "Chín chục năm trước bác Hồ, từng sử dụng computer." Ai không tin bưng tai, bụm miệng lại. Chứ dám ho he gì?
3/9/2015
0 comments:
Post a Comment