Friday, January 6, 2012

Có Tiến Bộ Dân Chủ ở VN

Vi Anh
Nói gì thì nói, thực sự dân chủ có tiến bộ ở nước nhà Việt Nam. Nhưng dân chủ ở VN tiến bộ là do người dân Việt tranh thủ, đấu tranh, có máu, nước mắt và mồ hôi, có bị CS đánh đập, tù đày. Chớ hoàn toàn không phải dân chủ ở nước nhà VN tiến bộ là do Đảng Nhà Nước CS Hà nội “cải thiện”. Trước thế đấu tranh của người dân Việt, các nước có bang giao, giao thương, viện trợ cho nhà cầm quyền CS Hà nội cũng khuyền cáo CS Hà nội phải cải thiện nhân quyền nếu không sẽ ảnh hưởng đến kinh tế.
Thực vậy, tiêu biểu như biểu tình có xảy ra từ Bắc chí Nam. Hai lý do chánh là chống TC xâm lấn biển đảo VN và chống nhà cầm quyền cướp giựt đất của dân oan lương cũng như giáo. Biểu tình đi vào ngay cái gọi là Quốc Hội đảng cử dân bầu của CS Hà nội. Đến đổi Thủ Tướng Dũng cũng nhận thấy cần có bộ luật biểu tình – dĩ nhiên không phải để bảo vệ cho dân thực thi quyền này như ở Mỹ mà để Đảng Nhà Nước kiểm sóat chặt sinh họat dân chủ này.
Và một cách đại tổng, dân chủ ở nước nhà VN có tiến bộ qua các hình thức đấu tranh của người dân Việt. Dân chúng VN nói chung, trong đó có chức sắc và tín đồ các tôn giáo, dân oan, công nhân, nông dân, trí thức, sinh viên đấu tranh suốt từ Bắc chí Nam. Đó là một xu thế rất đáng mừng, đã biến thành một phong trào dân chúng giành lại những quyền căn bản bất khả tương nhượng của người dân mà CS Hà nội đã tước đoạt nửa thế kỷ ở Miền Bắc và một phần ba thế kỷ ở Miền Nam. Thực vậy, cụ thể và tiêu biểu như sau.
Một, về sự kiện và thời sự. Ba đài phát thanh có chương trình tiếng Việt của Mỹ là RFA, của Pháp là RFI, và của Anh là BBC (chỉ có trên Internet) thông tin, nghị luận thường xuyên và liên tục. Đưa hình ảnh, tin tức, với nhân chứng sống làm âm chứng về những đình công, lãng công của công nhân đòi tăng lương và cải thiện điều kiện làm việc và của nông dân phản kháng nhà cầm quyền CS cướp đất, mượn không trả của người dân và các tôn giáo. Về ý kiến của những nhà trí thức bất đồng chánh kiến, ly khai đấu tranh cho tự do, dân chủ nhân quyền VN, trước, trong và sau khi bị bắt. Về những cuộc trấn áp thô bạo mà công an CS đã làm, trong đó có dùng xã hội đen mà CS gọi là “quần chúng tư phát”, một hình thức nhà nước khủng bố dân do độc tài CS “sáng tạo”.
Thông tin, nghị luận của những đài độc lập này cho thấy CS Hà nội là một chế độ CS độc tài đảng trị tòan diện, người dân Việt đấu tranh cho một sự thay đổi, giành lại những nhân quyền và dân quyền bất khả tương nhượng của con người.
Hai, dân chúng chống nhà cầm quyền độc tài CS, một tiến trình dân chủ không thể đảo ngược. Các cuộc biểu tình nhiều người có nhiều cách nói nhưng bản chất vẫn là dân chúng chống Đảng Nhà Nước CS độc tài đảng trị toàn diện qua phong trào đấu tranh cho tự do tôn giáo, cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN. Cuộc đấu tranh này ban đầu liên quan đến những quyền có tính tinh thần nên xuất phát và thường xảy ra trong thượng tầng kiến trúc của xã hội như tôn giáo, trí thức. Nhưng từ điểm chánh nghĩa đó đã phát triển ra diện quần chúng, liên quan đến quyền lợi sát sườn của người dân. Dân oan, nông dân đòi nhà đất bị cướp đoạt, công nhân bị bóc lột lao động, và toàn dân chống bất công, tham nhũng, ỷ quyền của nhân viên công lực, cán bộ, đảng viên CS. Nhà Nước cúp điện bất công cũng bị biểu tình. Công an bắt đánh người vô cớ cũng bị biều tình. Có chỗ đốt xe, phá trụ sở ủy ban, có liện đá. Có súng nổ, có roi điện, có dùi cui.
Một trạng thái tâm lý rõ rệt không thể chối cãi được là người dân không còn sợ CS nữa. Tâm lý quần chúng đã hết sợ CS. Dân chúng đã không còn sợ bóng, sợ vía con ngáo ộp CS nữa. Tình hình dân chủ, tự do có tiến bộ từ phía dân, do dân tranh thủ được, do dân lấn từng bước. Qui trình dân chủ hoá, tự do hoá tức giải kềm CS của người dân từ từ phát triển: theo vết dầu loan, chậm mà chắc.
Ba, xu thế thời đại đứng về phía người dân Việt. Quốc tế vận của người Việt hải ngoại biến vấn đề nhân quyền VN thành trở ngại trung tâm trong bang giao của CS Hà nội vói Tây Phương. Nhà cầm quyền CS, nhứt là công an CS thui chột trong cách đối phó sáo mòn, vẫn đi theo lối mòn cổ lỗ sĩ là trấn áp, bắt giam. Quân đội vốn ghét công an, ít khi thấy xuất hiện. Công an phải dùng côn đồ, du thủ, du thực hay giả dạng bọn này để trấn áp dân – điều đó cho thấy công an, lực lượng “vô sản chuyên chính” của CS đã sợ dân. Sức ép của CS càng nhiều sức bật cùa người dân Việt càng cao. Công an càng trấn áp bằng bạo lực, bạo lực kêu gọi bạo lực.
Bốn và sau cùng, phong trào người dân Việt trong ngoài nước đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền VN phát triển tuy chậm nhưng chắc, đã trở thành một qui trình CS dù trang bị tận răng cũng không thể đảo ngược được nữa. Trái lại CS Hà nội đã bị động, thui chột trong đối phó. Nhà cầm quyền CS Hà nội không còn có thề dùng hoả mù chánh trị để gọi là cải thiện chánh trị. Người dân Việt trong ngoài nước và người dân và chánh quyền trên thế giới không huyễn hoặc tin CS chuyển biến, cải biến, cải thiện chánh trị. Trái lại thế lực đấu tranh tăng gia áp lực hơn nữa lên nhà cầm quyền CSVN. Vì thế, trước những cuộc biều tình, đình công, đấu tranh đông người của người dân Việt trong nước,những chánh khách salon từng thậm thò, thậm thụt vì lợi lộc riêng tư vói CS, những học giả thiên tả chuyên chẻ sợi tóc ra làm đôi, những người Việt trẻ ở hải ngoại không có kinh nghiệm CS, những người đón gió trở cờ cũng đuối lý không mở được lời để kêu gọi đối thoại và hoà giải hoà hợp với CS Hà nội nữa.

0 comments:

Powered By Blogger