Wednesday, September 14, 2011

Vì đâu ngành dược rối loạn???

Ông Thứ trưởng Y tế cộng sản VN nợ 1 tỷ đồng: Ai trả nợ thay cho ông Thứ trưởng Cao Minh Quang?
Phải chăng là vì ông Quang có mối quan hệ đặc biệt với bà Quyên và số tiền 2 tỷ đồng đi lòng vòng từ bà Quyên đến BV Pharma rồi từ BV Pharma đến bà Loan (vợ ông Quang)...


Sau khi Báo NTNN số ra ngày 8.9 đăng bài về việc Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang vay của một Tổng Giám đốc (TGĐ) BV Pharma - doanh nghiệp dược thuộc ngành mình quản lý, ông Quang trả lời phỏng vấn trên một tờ báo rằng vợ ông đã chuyển trả tiền cho ông TGĐ BV Pharma 2,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, ngày 12.9, thông tin từ BV Pharma cho biết, một phần nguồn tiền trả nợ lại từ một người khác cũng trong ngành dược chuyển về cho BV Pharma.
“Các chú phải giữ bí mật mối quan hệ này”

Theo ông Nguyễn Quốc Dũng- TGĐ BV Pharma (trước đó là Phó TGĐ phụ trách hậu cần) đầu năm 2007, ông Cao Minh Quang đến thăm nhà máy sản xuất của Công ty BV Pharma và có dẫn theo bà Nguyễn Ngân Quyên (đại diện đăng ký vaccin Cervarix ngừa ung thư cổ tử cung của Hãng GlaxoSmithKline tại Việt Nam).


Bảng kê ngân hàng.

Lúc này, đại diện lãnh đạo nhà máy đón tiếp ông Cao Minh Quang và bà Nguyễn Ngân Quyên gồm có ông Ngô Chí Dũng (thời điểm đó là TGĐ BV Pharma), bà Trần Thị Trung Trinh (Phó TGĐ phụ trách sản xuất) và ông Nguyễn Quốc Dũng (Phó TGĐ phụ trách hậu cần).

Ông Nguyễn Quốc Dũng cho biết, tại buổi tiếp đón ông Cao Minh Quang giới thiệu bà Nguyễn Ngân Quyên là người quen kèm theo lời dặn “các chú phải giữ bí mật về mối quan hệ này”.

Sau chuyến thăm này, ngày 14.5.2007, bà Nguyễn Ngân Quyên đã chuyển vào tài khoản của Công ty cổ phần BV Pharma số tiền 2 tỷ đồng. Ngày 15.5.2007, BV Pharma nhận được 2 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Quốc Dũng cho biết: “Khi vừa nhận được tiền thì công ty chúng tôi được lệnh buộc phải trả lại cho bà Nguyễn Ngân Quyên số tiền đó nhưng chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan - vợ của ông Thứ trưởng Cao Minh Quang”.


Chỉ một ngày sau đó (tức ngày 16.5.2007), bộ phận kế toán của Công ty BV Pharma đã chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan số tiền 1,2 tỷ đồng sau khi đã cấn trừ 800 triệu đồng mà ông Ngô Chí Dũng tạm ứng trước đó của công ty để cho ông Cao Minh Quang vay.

Ông Nguyễn Quốc Dũng cho biết: “Chúng tôi không làm ăn gì với bà Nguyễn Ngân Quyên, chỉ biết bà Nguyễn Ngân Quyên chuyển 2 tỷ đồng cho chúng tôi thì chúng tôi phải trả lại, còn chuyện trả vào tài khoản của ai và mối quan hệ giữa bà Nguyễn Ngân Quyên với vợ ông Thứ trưởng Cao Minh Quang như thế nào thì chúng tôi không quan tâm”.
Vì sao bà Nguyễn Ngân Quyên lại chuyển 2 tỷ đồng vào BV Pharma trong khi bà Quyên không có mối quan hệ làm ăn gì với BV Pharma và vì sao chỉ một ngày sau khi nhận được tiền của bà Nguyễn Ngân Quyên thì buộc phải trả lại cho bà Quyên nhưng không chuyển trực tiếp cho bà Quyên mà lại chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan, vợ ông Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang?

Bà Nguyễn Ngân Quyên là ai?

Cuối năm 2008, dư luận đã xôn xao khi Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang tố cáo việc “vận động hành lang” của Hãng MSD khi xin cấp phép đăng ký lưu hành vaccin ung thư cổ tử cung có tên Gardasil tại VN.

Ông Cao Minh Quang đã viết thư bằng tiếng Anh với tư cách cá nhân nhưng lại đóng dấu của Bộ Y tế (điều này trái với quy định của Chính phủ về sử dụng dấu của các bộ, ngành và cơ quan Nhà nước) gửi Hãng MSD tại Mỹ thông báo về việc Hãng MSD tại VN “lobby” quan chức y tế để được cấp phép lưu hành vaccin này tại VN.

Lúc này, ông Cao Minh Quang đóng vai trò là người tố cáo tiêu cực hòng loại vaccin Gardasil ra khỏi cuộc chơi. Nhưng dư luận lại đặt dấu hỏi to tướng rằng chính ông Cao Minh Quang là người ký quyết định lưu hành vaccin ung thư cổ tử cung Gaddasil vào VN.

Trước đó, ông Cao Minh Quang lại ký quyết định cho phép vaccin ung thư cổ tử cung Cervarix của Hãng GlaxoSmithKline, tức nơi bà Nguyễn Ngân Quyên làm việc tại VN nhưng với chỉ định đối tượng nữ rộng rãi hơn từ 10-55 tuổi. Trong khi vaccin Gardasil chỉ dùng cho độ tuổi từ 9-26 và vaccin Cervarix lưu hành ở nhiều nước cũng có chỉ định đối tượng dùng từ 10-25 tuổi.

Trước quyết định khó hiểu này, Hội đồng xét duyệt thuốc và vaccin, sinh phẩm y tế đã họp và quyết định giảm độ tuổi sử dụng vaccin Cervarix chỉ từ 10-25 tuổi. Lúc đó, ông Cao Minh Quang không thể giải thích được vì sao lại có “ưu ái” đặc biệt với Hãng GlaxoSmithKline.

Phải chăng là vì ông Cao Minh Quang có mối quan hệ đặc biệt với bà Nguyễn Ngân Quyên và số tiền 2 tỷ đồng đi lòng vòng từ bà Nguyễn Ngân Quyên đến BV Pharma rồi từ BV Pharma đến bà Nguyễn Thị Ngọc Loan (vợ ông Cao Minh Quang). Đề nghị các cơ quan chức năng sớm kiểm tra làm rõ những vấn đề này.

Minh Anh - Đức Phúc

Lộ diện nhân vật quan trọng vụ thứ trưởng vay tiền

Sau khi báo chí đăng tải thông tin liên quan việc thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang vay hơn 2 tỷ đồng của Công ty BV Pharma, mới đây, một nhân vật đóng vai trò quan trọng trong thương vụ chuyển tiền lòng vòng để hợp thức hóa đã bị lộ diện.

Ông Nguyễn Quốc Dũng - TGĐ BV Pharma (trước đó là Phó TGĐ phụ trách hậu cần) cho biết: Đầu năm 2007, ông Cao Minh Quang đến thăm nhà máy sản xuất của Công ty BV Pharma và có dẫn theo bà Nguyễn Ngân Quyên (đại diện đăng ký vaccin Cervarix ngừa ung thư cổ tử cung của Hãng GlaxoSmithKline tại Việt Nam).

Lúc này, đại diện lãnh đạo nhà máy đón tiếp ông Cao Minh Quang và bà Nguyễn Ngân Quyên gồm có ông Ngô Chí Dũng (thời điểm đó là TGĐ BV Pharma), bà Trần Thị Trung Trinh (phó TGĐ phụ trách sản xuất) và ông Nguyễn Quốc Dũng (phó TGĐ phụ trách hậu cần).

Ông Nguyễn Quốc Dũng cho biết, tại buổi tiếp đón, ông Cao Minh Quang giới thiệu bà Nguyễn Ngân Quyên là người quen.

Sau chuyến thăm này, bà Nguyễn Ngân Quyên đã chuyển vào tài khoản của BV Pharma số tiền 2 tỷ đồng. Ngày 15/5/2007, BV Pharma nhận được 2 tỷ đồng.

Theo ông Nguyễn Quốc Dũng, khi vừa nhận được tiền thì công ty được lệnh buộc phải trả lại cho bà Nguyễn Ngân Quyên số tiền đó nhưng chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan - vợ của ông Thứ trưởng Cao Minh Quang.

Sau đó, bộ phận kế toán của Công ty BV Pharma đã chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan số tiền 1,2 tỷ đồng sau khi đã cấn trừ 800 triệu đồng mà ông Ngô Chí Dũng tạm ứng trước đó của công ty để cho ông Cao Minh Quang vay.

Vì sao bà Nguyễn Ngân Quyên lại chuyển 2 tỷ đồng vào BV Pharma trong khi bà Quyên không có mối quan hệ làm ăn gì với BV Pharma và vì sao chỉ một ngày sau khi nhận được tiền của bà Nguyễn Ngân Quyên thì buộc phải trả lại cho bà Quyên nhưng không chuyển trực tiếp cho bà Quyên mà lại chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan, vợ ông Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang?

Theo TPO, lật lại hồ sơ vụ việc thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang chủ động tố cáo việc hãng dược MSD chi tiền “bôi trơn” để xin cấp phép đăng kí lưu hành vaccine ung thư cổ tử cung có tên Gardasil tại Việt Nam năm 2008. Khi ấy, ông Quang đã chủ động viết thư bằng tiếng Anh với tư cách cá nhân nhưng lại đóng dấu treo của Bộ Y tế.

Hành vi của ông Quang được xem là làm trái với quy định của Chính phủ về sử dụng dấu của các bộ, ngành và cơ quan Nhà nước, để gửi hãng MSD tại Mỹ thông báo về việc đại diện hãng MSD tại Việt Nam “vận động hành lang” quan chức y tế để được cấp phép lưu hành vaccine này tại VN.

Có điều đáng lưu ý, ngay trong thời điểm ấy, ông Cao Minh Quang là người tích cực tố cáo tiêu cực vụ việc, nhưng lại có hành động bất thường.

Đó là việc ông ký quyết định cho phép vaccine ung thư cổ tử cung Cervarix của hãng GlaxoSmithKline (GSK) vào VN kèm với chỉ định rộng rãi cho trẻ em gái và phụ nữ từ 10-55 tuổi. Đây là một quyết định bất thường, bởi lẽ, vaccine Gardasil chỉ dùng cho độ tuổi từ 9-26, còn vaccine Cervarix lưu hành ở nhiều nước có chỉ định từ 10-25 tuổi.

Trước sự việc này, Hội đồng xét duyệt thuốc và vaccine, sinh phẩm y tế đã họp và quyết định giảm độ tuổi sử dụng vaccine Cervarix chỉ từ 10-25 tuổi. Điều gì khiến ông Quang đã hành động như vậy? Đến nay, nhiều người mới vỡ lẽ khi biết người phụ nữ tháp tùng ông Quang trong chuyến thăm nhà máy BV Pharma- bà Nguyễn Ngân Quyên - khi ấy đang làm ở bộ phận đăng ký thuốc của hãng GSK, đại diện tại Việt Nam.

Điều này rất cần được các cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

Dích dắc việc trả nợ 2 tỉ của Thứ trưởng – Dấu hiệu tham nhũng?
Chuyện tiền chất Pseudoephedrin (PSE) dùng làm thuốc bị lạm dụng để sản xuất ma túy trở lên lùm xùm được bắt nguồn từ chính nội bộ Bộ Y tế...



Nhìn kỹ phong thái của bà tân bộ trưởng (đã đuợc Ban Tổ chức Đảng "bố trí" từ lâu đấy). Hãy thủ sẵn một cái chậu, phòng khi bị nôn mữa sau khi xem.


Trong khi Bộ Y tế khẳng định, Bộ đang quản lí rất chặt chẽ, chưa để xảy ra thất thoát hay bị lạm dụng tiền chất Pseudoephedrine (PSE), thì Thứ trưởng Cao Minh Quang lại đưa ra những nhận định trên báo chí rằng, đang có chuyện bị lạm dụng tiền chất PSE để sản xuất ma túy đã gây hoang mang dư luận. Liệu có phải chính lãnh đạo ngành dược đang gây rối?

Cố tình làm rối dư luận?

Ngày 6/9, tại giao ban báo chí T.Ư, đại diện Bộ Y tế đã chính thức thông báo: Việc quản lí tiền chất PSE dùng làm thuốc của Bộ Y tế trong suốt thời gian qua đến nay là rất chặt chẽ, chưa để xảy ra thất thoát hay bị lạm dụng.

Thế nhưng, ngược lại hoàn toàn với quan điểm của Bộ Y tế, trước đó, Thứ trưởng Cao Minh Quang khi trả lời báo giới đã khẳng định: “Liên quan đến vấn đề tăng đột biến các thuốc có PSE, theo báo cáo của cơ quan công an, thị trường VN đã xuất hiện những nhóm tội phạm thu gom các thuốc có chứa PSE để tổng hợp ra ma túy “đá””. Với cách trả lời này của ông Quang, người dân có thể hiểu rằng, Bộ Y tế đang thiếu trách nhiệm để các cơ sở sản xuất dược tiếp tay cho tội phạm ma túy?!

Theo lí giải của Bộ Y tế, số lượng PSE trong 6 tháng năm 2011 tăng hơn so với đầu năm 2010 là do: Thuốc thành phẩm ở dạng phối hợp nhập khẩu giảm; Thay thế tiền chất Phenylpropanolamine đã bị cấm sử dụng và lưu hành ở VN; Thời tiết, khí hậu thay đổi bất thường, dịch cảm cúm bùng phát nên nhu cầu sử dụng tăng… Thế nhưng vị thứ trưởng này hình như “cố tình” không biết đến những lí do đó và còn lớn tiếng nói rằng: “Có lẽ đây cũng là một câu hỏi của lãnh đạo bộ!?”.

Vậy với cương vị lãnh đạo ngành dược, ông Quang đã và đang làm gì? Với chức danh Chủ tịch Hội đồng xét duyệt thuốc của Bộ Y tế, ông Quang là người có trách nhiệm cao nhất trong việc quyết định cấp số đăng kí thuốc có chứa tiền chất PSE cùng với quy cách đóng gói thuốc, thì lẽ ra ông phải là người trả lời câu hỏi đó chứ? Chẳng lẽ, Thứ trưởng là người “đứng ngoài cuộc”?

Tài liệu mật tung lên báo

Chuyện tiền chất PSE dùng làm thuốc bị lạm dụng để sản xuất ma túy trở lên lùm xùm được bắt nguồn từ chính nội bộ Bộ Y tế.

Theo thông tin từ Cục Quản lí dược (QLD) – Bộ Y tế, ngày 4.8 theo yêu cầu của Thứ trưởng Cao Minh Quang, Cục QLD đã báo cáo tổng hợp và gửi duy nhất 1 bản gốc về tiền chất dùng làm thuốc cho Thứ trưởng Cao Minh Quang, vì đây là tài liệu mật theo quy định của Bộ Công an và Bộ Y tế. Sau đó, Thứ trưởng Cao Minh Quang yêu cầu Cục QLD hoàn thiện báo cáo và sẽ họp vào ngày 12.8. Tuy nhiên, trong thời gian này đã xuất hiện 1 đơn thư nặc danh tố cáo Cục QLD, trong đó có các số liệu được trích dẫn giống hệt với nội dung trong bản báo cáo ngày 4.8 mà Cục QLD đã gửi tới Thứ trưởng Cao Minh Quang.

Không lâu sau ngày 20/8, Báo Bảo vệ Pháp luật (BVPL) đã có bài viết: “Nguy cơ chiết xuất ma túy từ thuốc tân dược”. Các số liệu trong bài viết trên cũng được trích dẫn từ bản báo cáo mà Cục QLD đã gửi Thứ trưởng Cao Minh Quang. Và đến ngày 27/8, báo BVPL có bài viết liên quan đến PSE đã nói rõ: “ Một lãnh đạo Bộ Y tế cho biết thông tin trong bài “Nguy cơ chiết xuất ma túy từ thuốc thân dược” là có cơ sở”.

Trên một số báo còn ghi rõ: “Theo ‎y kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Cao Minh Quang tại cuộc họp ngày 12.8.2011, Cục QLD phải rút ngay số đăng kí của các thuốc có dạng quy cách đóng gói lớn từ 100 viên trở lên”. Đặc biệt trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ, Thứ trưởng Cao Minh Quang nói: ‘Lãnh đạo Bộ đã yêu cầu Cục QLD phải báo cáo tổng hợp tất cả các số liệu liên quan đến tiền chất trong tháng 8/2011…”… đã làm cho dư luận hiểu rằng có vấn đề sai trái, khuất tất của Cục QLD trong việc cấp số đăng kí và vì có sai phạm nên Cục QLD không báo cáo lãnh đạo Bộ…

Những phát ngôn của Thứ trưởng Cao Minh Quang với báo giới đã làm cho sự việc càng thêm rối ren, trong khi chưa có cơ sở hay bằng chứng nào của cơ quan chức năng kết luận việc lạm dụng tiền chất PSE do Bộ Y tế quản lí yếu kém.

Ai là người đã phát tán những tài liệu mật để thổi phồng chuyện tiền chất PSE dùng làm thuốc bị lạm dụng để sản xuất ma túy gây rối nhiễu thông tin, gây hoang mang dư luận, đến lúc này rất cần được các cơ quan chức năng truy tìm thủ phạm.

Theo Đức Anh - Huy Vũ
Lao Động

0 comments:

Powered By Blogger