Vô Danh - Anh hùng. Chủ Nghĩa anh hùng. Đất nước anh hùng. Con người anh hùng. Chiến sĩ anh hùng. Thiếu niên anh hùng. Thiếu nhi anh hùng. Hành động anh hùng. Chỉ có: Lương Tâm và Tình Thương chưa anh hùng! Sự Thành Thật càng không anh hùng...
*
Anh hùng dân tộc (theo Wikipedia) là người có công kiệt xuất trong cuộc đấu tranh cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc, được nhân dân suy tôn và lịch sử dân tộc ghi nhận. Anh hùng dân tộc thường xuất hiện ở bước ngoặt lịch sử của dân tộc (thời đại), trở thành biểu tượng và niềm tự hào bất diệt của dân tộc.
Ở VN lại khác các nước khác. Các anh hùng xuất hiện mọi lúc mọi nơi, tại từng thời điểm không cần gọi là “bước ngoặc lịch sử”.
“Ra ngõ gặp anh hùng”.
Ngưới người anh hùng.
Nhà nhà anh hùng.
Cả nước anh hùng.
Báo chí đua nhau ca ngợi các anh hùng.
Anh hùng – anh hùng – đại anh hùng.
Anh hùng nhỏ thì được tặng giấy khen, anh hùng lớn hơn được báo chí tuyên dương. Lớn “hết cỡ” lên trên hết cả tầm cỡ dân tộc thì được tôn làm “cha già dân tộc” để khi chết đi xác được lộng kiếng hòanh tráng trong lăng để bà con trong ngòai nước ghé săm soi chiêm ngưỡng mà noi gương. Người dân đồng tình chịu cho chính phủ huy động cả một sư đoàn bảo vệ xác được an tòan bên cạnh một đội ngũ chuyên gia bảo trì nâng cấp tử thi hàng năm, hy vọng duy trì một hình tượng không bao giờ out-of-date.
Anh hùng hằng hà sa số ! Biển người anh hùng tràn ngập !
Nhớ lại thời chiến, ôi chao trẻ già lớn bé ai cũng là anh hùng được. Tất nhiên hy sinh anh dũng là anh hùng ráo trọi. Truyền thống anh hùng tại tỉnh, thành, quận huyện, phường xã đâu cũng có. Câu hỏi khó nhất cho các anh em tuyên giáo, tuyên huấn.. là “có địa phương nào không có truyền thống anh hùng hay không ?” Tất cả chỉ chứng minh qua một sự việc đau thương mà anh dũng: đến ngày nay số lượng những chiến sĩ anh hùng ngã xuống trong cuộc chiến VN vẫn chưa được và chưa ai thèm thống kê chính xác do quá nhiều. Hàng “vạn cốt khô” bị vùi vào quên lãng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Mậu Thân, Khe Sanh, Charlie, An Lộc, Quảng Trị… được ghi lại bằng hai chữ anh hùng một cách gọn nhẹ như sợi lông hồng, trên cỏ rác một bậc. Chưa kể hàng vạn thanh thiếu niên rải trắng xương trên dãy Trường Sơn trong những năm “anh hùng” vào Nam chống Mỹ.
Các chiển sĩ nhỏ 12, 13 tuổi làm giao liên, đi theo du kích diệt giặc, thậm chí tự đốt mình thành ngọn đuốc sống đốt kho xăng giặc cho đàn em sau này noi theo. Em thì bỏ cát vào nòng súng của giặc để giặc không còn khả năng chiến đấu. Có em liệng lựu đạn giết giặc giữa chợ hay nghiên cứu dùng ong vò vẽ đánh giặc. Em khác thì dùng dầu Nhị Thiên Đường bôi mắt giặc Mỹ để giựt súng đem về cho bộ đội. Có em lại có sở trường canh giặc đi thẳng hàng nhau mà bắn xỏ xiên táo một lần hàng mấy tên , làm địch kinh hòang. Chỉ một trái thủ pháo kinh hòang do các em tung ra làm cả một đòan xe địch hỏang sợ tháo lui. Sự anh hùng đả khiến một em dám lấy bụng mình che lổ thông hơi xe tăng sau khi bỏ thủ pháo vào trong xe, diệt trọn bọn địch trong xe. Sách giáo khoa của bộ giáo dục VN đã ghi rõ ràng. Đó ai dám chối cãi. Toàn là những chiến sĩ vị thành niên do căm thù giặc từ nhỏ, bỏ nhà, bỏ học vào chiến khu cầm súng.
Khâm phục thay những thanh niên từ bỏ tuổi thanh xuân đi vào Nam tận tụy phục vụ chiến trường như con thiêu thân, sẵn sàng đánh Mỹ đến người VN cuối cùng vì Liên Xô và Trung Quốc anh em. Mặc dù rằng trình độ tay nghề còn non kém, thiếu phương tiện, chữa đến đâu chết người đến đấy. Song tinh thần yêu nước là chính nên nhiều người thông cả bỏ qua. Càng khâm phục hơn , trước giây phút tích tắc của tử thần vẫy gọi vẫn còn cố vươn sức tàn mà hô vang khẩu hiệu ca ngợi lãnh tụ, mặc cho viên đạn thù vô tư đi thẳng vào giữa trán. Còn nữa, giới trẻ đàn em (ngay cả chuyên gia ảo thuật David Copperfield của xứ đế quốc Huê Kỳ) luôn mong muốn noi theo công năng lập dị của anh thợ điện được biểu diển một lần chót khi ra pháp trường. Tay chân bị trói, bịt mắt dựa cột mà vẫn nhanh tay giật phắc mảnh băng đen bịt mắt và ngửa cổ hô tô khẩu hiệu là quân thù phải khiếp vía.
Oai hùng thay những bà mẹ mang bụng chửa gần tới ngày sanh con vẫn hăng say đánh giặc. Sau khi sanh, khi đang đánh giặc vẫn nhín tí thì giờ chạy về cho con bú rồi ra đánh tiếp.
Tiếc thay, tất cả những người này đều không còn nữa. Họ tuy không sinh cùng năm, cùng tháng nhưng tất cả đều chết cùng năm, cùng thắng khác chi lời thề vườn đào của ba anh em Lưu-Quan-Trương trong Tam Quốc Chí. Sách vở đã ghi rỏ ràng như thế. Và như thế, chũ nghĩa anh hùng cách mạng được nâng cao do mang thêm tính huyền bí, hư hư thực thực.
Thời bình đến, đất nước sạch bóng quân thù song bòng ma “diễn biến hòa bình” vẫn luôn ám ảnh tất cả nhân dân anh hùng vốn có truyền thống yêu chuộng hòa bình xưa nay. Dù rằng mang “chính nghĩa sáng ngời” song kẻ thù lúc nào cũng có ở mọi lúc mọi nơi từ bên ngòai nước đến bên trong ruột gan nội bộ.
Hết chiến tranh, một dân tộc anh hùng cũng không vì đó mà theo lời ông đại tướng đặt vòng mà triệt sản tòan bộ. Các anh hùng được tiếp tục sinh ra ồ ạt và được chuyễn từ hình thức anh hùng này sang hình thức anh hùng khác.
Anh hùng bậc thấp nhất là các chiến sĩ kế họach nhỏ sau khi hòan thành nộp tối thiểu 1 ký giấy vụn cho nhà trường. Sau đó là những anh hùng nộp sắt vụn, hủ chao, vỏ chai, tiền đóng góp linh tinh. Tiếp tục anh hùng khi can đảm tố giác cả cha mẹ mình cho chính quyền tịch thu tài sản. Lòng căm thù giặc tột độ cha truyền con nối vẫn không quên tội ác Mỷ-Ngụy ngay từ khi sinh ra sau ngày giải phóng sạch bóng quân thù.
Đối tượng ban đầu là một số ít bọn cướp hay phản động tàn dư chế độ cũ được chính quyền chỉ mặt kêu gọi thẳng tay trừng trị “bắt lầm hơn bỏ sót”. Kể cả những đối tượng “vượt biên mưu tìm bơ thừa sữa căn của đế quốc do lười lao động” cũng được thế hệ công dân anh hùng truy sát tận cùng.
Do truyền thống yêu chuộng hòa bình vốn có, các thế hệ anh hùng sẵn lòng xóa bỏ hận thù với những nạn nhân cho chính mình gây ra và họ đã mở rộng vòng tay tiếp đón những Việt Kiều yêu nước (có một kỹ lục Guiness dành cho cả một cộng đồng vì đạt danh hiệu: khúc ruột ngàn dặm) theo châm ngôn “đánh kẻ nghèo chạy đi, chứ không ai đánh người giàu chạy lại”. Tinh thần cảnh giác chống các thế lực thù địch đã khiến các anh hùng tạo lập những chiến công lẫy lừng. Những luật sư, bác sĩ, trí thức…, cùng các tu sĩ đều lần lượt bị thanh trừng, hay vô nhà đá. Anh hùng trà trộn trong quần chúng mà tự phát vùng lên đánh đuổi những kẻ thù truyền kiếp của Mác Lê Nin qua các hành động chưa ai ngờ từ việc gây sự, chửi bối, kể cả việc ném phân vào nhà kẻ thù.
Kẻ thù luôn luôn tồn tại dưới mọi hình thức, nếu không còn kẻ thù thì nội bộ sẽ là kẻ thù của nhau.
Cuộc đời như bể dâu. Những kẻ thù “trực tiếp và nguy hiểm nhứt”, hay kẻ thù “cơ bản và lâu dài” dần dần trở thành bạn bất kể bạn tốt hay xấu. Hai kẻ thù đó thắng được còn tương đối dễ. Thắng kẻ thù “tự diễn biến” thì khó hơn nhiều !
Nhưng dù sao chăng nữa, kết quả tuyên truyền theo truyền thống anh hùng trong thời kỳ suy thoái đạo đức, kèm theo suy thoái kinh tế đã có kết quả ngoạn mục vượt chỉ tiêu đề ra. Tuy không nằm trong tiêu chuẩn thi đua của mọi ban ngành, chỉ tiêu số lượng anh hùng của đất nước chắc chắn nó vượt xa hơn cả số lượng tiến sĩ, thạc sĩ hiện và sẽ ra lò trong tương lai. Hàng ngày hàng giờ, ngành công an đã theo sâu sát quần... chúng ta đã đem đến cho dư luận một thống kê dài các anh hùng. Các anh hùng từ chôm vặt đến cướp của, giết người đã tăng số lượng đáng kể đặc biệt khi gần tết đến để mừng Đảng Cây Búa mừng xuân này hơn hẳn các xuân qua. Anh hùng từ trong nhà, giết cha giết mẹ như giết quân cường hào. Anh hùng ra ngòai ngõ giết không từ bất cứ ai, giết chớp nhóang sau một vài cú nhìn đểu. Lấy độc trị độc, bắt chước những cách giết người đã được chỉ dạy qua các sách vở ghi lại những tội ác man rợ của Mỹ Ngụy, được anh hùng thời bình XHCN chứng minh bằng thực nghiệm cho nhân dân trông thấy. Chứng minh rằng tội ác này không phải cho VC bịa đặt trắng trợn mà có bài bản đàng hòang. Giết theo châm ngôn “trẻ không tha, già không bỏ”, “Đốt sạch, phá sạch, giết sạch”. Những trận đột kích vào giới nhà giàu “bóc lột ai không biết” để giết sạch, lấy của nhà giàu chia cho nhà mình. Vụ việc chứng minh cho thấy đó là tội ác của thế lực thù địch được ta chứng minh qua thực tế xã hội của chính mình. Làm cho nhân dân thêm tin tưởng vào nhà nước do nhà nước có lòng tốt quan tâm chỉ dạy cho nhân dân biết thế nào là thế giới tội ác, thế giới ngầm… từ đó những anh hùng được “thép đã tôi thế đấy”, và nhân dân cũng anh hùng chịu đựng để cố gắng tuân thủ theo, dù rằng chỉ theo tối đa đúng 2/3 chỉ tiêu của 3 việc: “sống-làm việc-theo pháp luật”.
Anh hùng.
Chũ Nghĩa anh hùng.
Đất nước anh hùng.
Con người anh hùng.
Chiến sĩ anh hùng.
Thiếu niên anh hùng.
Thiếu nhi anh hùng.
Hành động anh hùng.
Chỉ có:
Lương Tâm và Tình Thương chưa anh hùng !
Sự Thành Thật càng không anh hùng.
Ở đời muôn sự của chung
Hơn nhau ở chữ Anh Hùng mà thôi !
Ôi tại vậy mà đất MẸ Việt Nam, vốn là của chung, bị đàn con bất hiếu nhưng đầy máu anh hùng xâu xé chia nhau bán sạch, để rồi:
Anh Hùng nằm ngủ vỉa hè,
Nắm phơi của quý ra khoe nước giàu.
Tất cả anh hùng = Không có gì anh hùng.
Có lẽ thế.
Nếu có viết gì sai, xin các anh hùng lượng thứ.
(viết nhân ngày bắt được một anh hùng XHCN thảm sát chủ tiệm vàng làm cả nước rúng động)
0 comments:
Post a Comment