"Chi Thu than thở rằng, “Em Văn ơi, em nợ chị Thu một lời xin lỗi. Chị có thể bỏ qua, nhưng con gái của chị là Michelle đã chết rồi thì làm sao thông cảm cho chú Văn. Sao Văn lại không cho Michelle một lá phiếu. Phiếu trắng không phải là không có ý kiến. Phiếu trắng chính là lời từ chối tàn nhẫn đối với mẹ con chị Thu. em biết không ? (Nguyên văn lời cô Thu than thở)."


Nước Mắt Mùa Thu - Khóc Cho Cuộc Đời


Từ hiến tủy đến nội tạng

Giữa sân bệnh viện nhi đồng của trường đại học và nhà thương Stanford quan khách ngồi nghiêm chỉnh chờ đợi vị thống đốc của tiểu bang California. Hôm đó là ngày thứ ba 5 tháng 10 năm 2010. Trên hàng ghế đầu có một phụ nữ Việt Nam.

Ngồi chung với khách danh dự là các bác sĩ, nhà nghiên cứu, bệnh nhân Hoa Kỳ đã sống được nhờ hiến tủy hoặc nội tạng. Những nhà khoa bảng danh tiếng của nước Mỹ về bệnh ung thư và những nạn nhân của vấn nạn này cùng ngồi chờ đợi giây phút lịch sử. Trong những bệnh nhân đã nhận được nội tạng và còn sống có sự hiện diện của Steve Jobs, tổng giám đốc sáng lập công ty Apple. Gia đình bác sĩ Lâm Ðỗ tại San Jose có cậu con trai được hiến tủy nên còn sống mạnh khỏe cũng hiện diện. Anh Lê Vân là chồng cô Michelle và bà Hoàng mộng Thu là mẹ của Michelle đại diện cho người con gái đã chết vì bệnh ung thư năm 2009.



Tất cả mọi người đều ghi nhận được rằng một phần ý nghĩa thiêng liêng của buổi họp mặt dành cho người con gái Á Châu không còn nữa. Một trong những người được ghi công đầu là thiếu phụ Việt Nam. Tháng tư năm 1975 cô mới 16 tuổi, chưa học hết trung học. Kỷ niệm đau thương là hình ảnh những thương binh dìu nhau ra khỏi tổng y viện Cộng Hòa cùng với những chiếc trực thăng bay ra khỏi Saigon. Nhưng hôm nay người phụ nữ Việt Nam lại đang chờ tiếng máy bay trực thăng trở lại. Thống đốc Arnold Schwarzenegger từ Sacramento xuống bãi đáp nhà thương Standford lúc 12 giờ trưa và buổi lễ bắt đầu.

Vị Thống Ðốc sẽ ký bản công bố 3 văn kiện đã thành luật. Senate Bill số 1395 do Thượng nghị sĩ Elaine Alquist có phần bổ túc về việc trao tặng nội tạng ghi trong bằng lái xe. Luật số 2352 của dân biểu Perez từ LA đề nghị liên quan đến việc nhận Med Cal trong lãnh vực hiến tủy. Và sau cùng Senate Bill 1304 được đệ trình bởi thượng nghị sĩ Cali là ông DeSaulnier của Walnut Creek. Luật này còn được gọi là The Michelle Maykin Memorial Donation Protection Act, nhân danh con gái của chị Hoàng Mộng Thu.

Diễn tiến buổi lễ

Trên khán đài đơn giản, các diễn giả lần lượt trình bày ý nghĩa của con đường tranh đấu với bệnh nan y qua luật pháp và tình thương. Ông giám đốc bệnh viện Stanford giới thiệu vị thống đốc để vị này kể lại các công việc của tiểu bang trong lãnh vực liên hệ. Lần lược các thượng nghị sĩ Alquist, DeSaulnier và dân biểu Perez lên nói qua về từng dự luật. Riêng ông DeSaulnier đã đặt biệt nhắc đến trường hợp cô Michelle qua đời, để lại công cuộc đấu tranh cho bà mẹ hiện diện.

Ông Steve Jobs tổng giám đốc của Apple nói lời cám ơn nhân danh một bệnh nhân được hiến nội tạng nên còn sống đến ngày nay. Tiếp theo ông thống đốc lần lượt ký bản công bố các dự luật. Những bản văn và cây bút được trao tặng cho các quan khách đặc biệt.

Ông giám sát viên Dave Cortese của Santa Clara County chứng kiến việc ký tên và là quan khách nhận một bản văn. Chị Hoàng Mộng Thu nhận một bản văn và cây bút của thống đốc. Buổi lễ hết sức đơn giản nhưng thực sự là kết quả một công trình đấu tranh đã kéo dài rất lâu đối với gia đình Michelle từ lúc cô còn sống cho đến lúc cô qua đời đã bàn giao lại con đường cho mẹ Thu đi tiếp. Một nhiệm vụ dường như bất khả hoàn thành.

Hành trình của một dự luật

Câu chuyện bắt đầu ra sao? Trong các bệnh tật của nhân loại thì ai cũng biết rằng cơ thể con người gồm có 2 phần tinh thần và vật chất. Nếu ta có một thân thể toàn hảo thì trên đường đi đến trăm năm sẽ có 2 niềm đau thương chờ đón. Về tinh thần là đầu óc lão hóa suy nhược. Về vật chất là các tế bào bị hủy diệt. Bệnh tâm thần, bệnh mất trí là phần đầu óc. Tế bào hủy diệt là các loại bệnh ung thư. Những mầm bệnh đó có khi không chờ đợi đến tuổi cao niên. Có thể ở bất cứ tuổi nào.

Ung thư máu nguy hiểm nhất vì nếu không chữa được đành phải chờ có người hiến tủy may mắn có các dữ kiện y khoa trùng hợp. Gần 10 năm trước, con trai nhỏ của bác sĩ Lâm Ðỗ tại San Jose nằm trong danh sách chờ. Một sự tình cờ hãn hữu là ông cảnh sát Mỹ ở Seattle có các dữ kiện trùng hợp. Tuy nhiên một cảnh sát viên bỏ việc để đi hiến tủy cũng là chuyện phiền phức.

Sau cùng ông thống đốc Washington State đưa ra dự luật cho phép thành viên của tiểu bang đi làm công việc cứu nhân độ thế tiếp tục được hưởng mọi quyền lợi suốt thời gian cần thiết. Cậu bé Việt Nam lấy lại được đời sống nhờ ông cảnh sát Hoa kỳ với đạo luật nhân đạo từ tiểu bang Washington.

Cô gái Michelle là bệnh nhân ung thư máu có tên nằm chờ trong danh sách đã mơ ước Hoa kỳ có đạo luật như thế ở khắp mọi nơi. Hai mẹ con bắt đầu từ San Jose. Với sự giúp đỡ của nghị viên Dave Cortese lúc đó là phó thị trưởng, năm 2008 thành phố San Jose ban hành nghị quyết dành quyền lợi đầy đủ cho nhân viên đi làm công việc hiến tủy. Sau khi thành công tại San Jose, cháu Michelle qua đời để lại giấc mơ cho mẹ Thu đi tiếp.

Bà mẹ Hoàng mộng Thu không có bất cứ một khả năng gì khác ngoài nước mắt với tấm lòng quyết tâm chiến đấu với bệnh ung thư máu. Chị đi khắp nơi để lấy danh sách người tình nguyện hiến tủy. Sau cùng, chị quyết định gõ cửa Sacramento. Vũ khí duy nhất vẫn là nước mắt mùa Thu, khóc cho cuộc đời. Chuyện xảy ra với kết quả như một phép lạ bắt đầu từ tháng 4 năm 2010.

Ðường lên Sacramento

Nữ ký giả Lisa Vorderbrueggen là người đầu tiên nghe được tiếng khóc của Hoàng Mộng Thu. Bà viết trọn vẹn câu chuyện từ lúc cô Michelle ra đi để lại cho mẹ Thu một Mission Impossible. Bài báo đầy nước mắt được đăng lên Contra Costa Times và được đặt trên bàn nghị sĩ Mark DeSaulnier của thành phố Walnut Creek, tiểu bang California. Ðồng thời Lisa gọi cho ông nghị sĩ kể thêm sự tình. Mặc khác chi Thu gọi điện thoại cho dân biểu Cali là ông Trần thái Văn. Hy vọng một dự luật được soạn thảo, ông nghị sĩ Hoa kỳ và ông dân biểu gốc Việt sẽ đồng bảo trợ. Ông Văn hào hứng nhận lời.

Sau đó con đường chông gai khởi sự. Dân biêu Văn có thể vì lý do riêng hay vì đường lối của đảng khác biệt nên đã không tham dự cuộc đấu tranh của chị Thu. Dù rằng hai bên đã từng sát cánh bên nhau trong các kỳ gây quỷ tranh cử hay vận động hiến tủy.

Hoàng Mộng Thu lầm lũi đi tới với một dự luật soạn thảo từ văn phòng nghi sĩ DeSaulnier với một số đồng viện hỗ trợ. Cuộc đấu tranh suốt từ tháng 4-2010 cho đến cuối tháng 9 năm 2010. Trải qua bao nhiêu buổi họp riêng tư. Bao nhiêu là vận động bên lề. Ðặc biệt có 4 kỳ điều trần tại thượng và hạ viện gồm cả lần cuối vào chung kết. Chi Thu phàn nàn rằng khi vào chung kết, lá phiếu duy nhất của dân biểu gốc Việt, Trần Thái Văn lại là phiếu trắng.

Chi Thu than thở rằng, “Em Văn ơi, em nợ chị Thu một lời xin lỗi. Chị có thể bỏ qua, nhưng con gái của chị là Michelle đã chết rồi thì làm sao thông cảm cho chú Văn. Sao Văn lại không cho Michelle một lá phiếu. Phiếu trắng không phải là không có ý kiến. Phiếu trắng chính là lời từ chối tàn nhẫn đối với mẹ con chị Thu. em biết không ? (Nguyên văn lời cô Thu than thở). Nhưng sau cùng, dự luật đã thông qua nhưng vì sắp hết nhiệm kỳ nên ông thống đốc dự trù dành lại để vị tân thống đốc sẽ cứu xét và ban hành vào đầu năm 2011.

Vũ khí vẫn là nước mắt

Trong suốt 4 kỳ điều trần tại quốc hội Sacramento - Nước Mắt Mùa Thu - Khóc Cho Cuộc Đời mento, chị Thu thân gái dặm trường lặn lội suôi ngược con đường lên thủ đô. Hết sức cô đơn và hết sức lúng túng. Không có khả năng về ngôn ngữ lập pháp mà ngay cả Anh ngữ thông thường cũng chưa phải là người xuất sắc, làm sao biết được các nhà lập pháp đã tranh cãi ra sao. Ngay cả khi mọi người bỏ phiếu thuận vỗ tay mừng mà mẹ Thu vẫn còn bàng hoàng ngơ ngác. Tuy nhiên, chị luôn luôn có con gái Michelle phù hộ và đã xử dụng toàn nước mắt tại nghị trường.

Nhưng đến khi luật đã thông qua mà ông thống đốc vẫn chưa ký. Nếu đương kim thống đốc Cali không ký trước cuối tháng 9 vừa qua thì phải chờ tân thống đốc. Qua năm 2011 tân thống đốc xem lại cũng mất thêm nhiều thời gian. Ðạo luật mới này bảo vệ quyền lợi rộng rãi cho các công nhân viên chính phủ và công ty nếu đi hiến tủy và cho nội tạng để cứu người.

Thêm một lần nữa, các nhà vận động lại tìm cách cho vị thống đốc ký kịp thời. Ông giám đốc Apple gủi thư xin can thiệp. Nhiều người khác cũng gửi thư cho cả ông và bà thống đốc. Trên tờ báo Contra Costs Times, bà ký giả Lisa lại quả quyết rằng chính tiếng khóc của Hoàng Mộng Thu đã được bà thống đốc nghe được và là động lực chính thúc đẩy ông chồng ký lệnh ban hành. Chị Thu gửi cho bà thống đốc một lá thư tha thiết và đã được phúc đáp rất tình cảm, và mọi người chờ đợi phép lạ hiện ra. Trực thăng hạ cánh, các bản văn được ký và luật chính thức ban hành.

Ðó là câu chuyện lần đầu tiên trong lịch sử tư pháp Hoa kỳ có một đạo luật tại Cali lấy tên Michelle của cô gái Việt Nam đã qua đời. Cũng là lần đầu tiên, một bà mẹ Việt Nam đã dùng nước mắt và sự quyết tâm đã hoàn thành sứ mạng để có được một đạo luật hết sức nhân đạo tại California mang tên con gái của chị.

Bây giờ Hoàng Mộng Thu vẫn còn hăng hái tiếp tục. Chị đang tìm cách có được một đạo luật tương tự bên Texas qua dân biểu Võ. Sau này chẵng ai ngăn cấm chị vận động qua dân biểu Hoa Kỳ Zoe Lofgren và Mike Honda để đưa lên cấp liên bang.

Trước khi từ giả Sacramento bà đương kim thống đốc có quyền hãnh diện đã nhắc nhở chồng ký đạo luật Michelle và ông thống đốc còn giữ trên vai áo những giọt nước mắt của bà mẹ Việt nam tại sân nhà thương Stanford.

Nước mắt mùa Thu, khóc cho cuộc đời.
Giao Chỉ, San Jose

----------------------------------

Góp ý VhD :

Đã đến lúc chúng ta Người Việt Hải Ngoại (NVHN), đặc biệt đồng hương người Việt Nam Tỵ Nạn CS ở tiểu bang California nên SUY NGHĨ lại về lá phiếu của mình trong các cuộc bầu cử trong tương lai từ cấp địa phương tới cấp tiểu bang và liên bang. Ý tưởng về :

“Chỉ có người Việt mới thương yêu, giúp đỡ người Việt” hay

“Người Việt bầu cho người Việt”

còn đúng nữa hay không ? Đơn cử một thí dụ về trường hợp bà nghị viên láo lường Madison Nguyễn đã quay lưng phản bội Cộng Đồng Người Việt Nam Tỵ Nạn Cộng Sản ở San Jose trong việc đặt tên “Little Saigon”