Wednesday, May 17, 2017

840 ngàn công chức sáng cắp ô đi, tối cắp về đều ... “đúng quy trình”


AuthorVăn QuangPosted on: 2017-05-16
Khi còn là Phó Thủ Tướng VN vào tháng Giêng năm 2013, tại cuộc họp đầu tiên của ban chỉ đạo đề án đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức, Nguyễn Xuân Phúc đã nói: “Trong bộ máy chúng ta có tới 30% số công chức không có cũng được, bởi họ làm việc theo kiểu sáng cắp ô đi, tối cắp về, không mang lại bất cứ thứ hiệu quả công việc nào.”
Thế nhưng qua hơn bốn năm kể từ năm 2013 đến tháng Tư năm nay – 2017–, sau rất nhiều “cải cách,” “tinh giản” thì giờ đây, chủ tịch Quận Hải Châu lại cho ra con số cao hơn rất nhiều. Đó là “chỉ cần 80% có cũng được mà không cũng được.”
Như thế chỉ cần 20% số công chức là có thể điều hành được công việc của nhà nước. Còn lại là toàn những anh ăn bám vào mồ hôi nước mắt của người dân.
Theo số liệu, hiện cả nước có khoảng 2.8 triệu công chức. Nếu tính tiền lương phải trả cho các quan này cộng với các khoản chi khác như lễ, tết, điện nước, văn phòng… mỗi người 5 triệu đồng một tháng thì mỗi năm, ngân sách nhà nước chi cho số người “sáng cắp ô đi, tối cắp về” trên 10,000,000 tỉ đồng ($435 tỉ Mỹ kim).
Một con số “kinh hoàng” đối với toàn thế giới, có nước nào chi ra số tiền đó cho những thằng ăn bám vào tiền thuế của dân không? Vậy mà ở Việt Nam số tiền đó vẫn âm thầm nằm trong tủ hồ sơ, chẳng quan nào dám khui ra sợ mất phần cơm của mình!
Vì vậy, 840,000 ông “sáng cắp ô đi, tối cắp về” không chỉ là những kẻ ăn bám mà còn là những kẻ phá hoại đời sống của người dân, phá hoại cả nền kinh tế quốc gia nghèo đói này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến nền hành chính quốc gia trì trệ mà người dân đã không ngần ngại gọi đó là “hành dân là chính”!
Tất cả đều đúng quy trình?
Để biện minh cho cái sự đúng quy trình này, trưởng công an huyện và Hồ Thanh Hà - phó phòng tài chính huyện A Lưới việc bổ nhiệm những cá nhân nói trên hoàn toàn dựa trên phẩm chất năng lực của cán bộ.
Thế ra chỉ có họ hàng hang hốc của các quan là có phẩm chất năng lực là cán bộ còn người dân đều dốt đặc không biết gì sao? Dù có giỏi đến đâu mày cũng chỉ là thằng dân thôi, chúng ông là quan phải giỏi hơn chúng mày. Câm cái miệng đi cho họ hàng nhà ông làm việc nước. Còn kêu ca nữa ông cho vào tù...
Đề nghị ngăn chặn người một nhà làm quan cùng một nơi
Trong khi đó, Ủy Ban Tư Pháp cho rằng, khoản 3 Điều 37 Luật Phòng Chống Tham Nhũng hiện hành mới chỉ quy định: “Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu không được bố trí vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình giữ chức vụ quản lý về nhân sự, kế toán - tài vụ, thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch mua bán vật tư, hàng hóa, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó,” nhưng lại chưa quy định về việc cấm người đứng đầu bổ nhiệm người thân thích vào vị trí lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý.


Căn nhà không phép được xây dựng vội vàng ở xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh 04.


Căn nhà và khu trang trại của ông Nguyễn Đức xây dựng trên đất lâm nghiệp
Chính điều này dẫn đến có hiện tượng “cả họ làm quan nhưng... vẫn đúng quy trình.”
Tình trạng những người trong một đại gia đình cùng làm quan trong một địa phương dẫn đến dễ câu kết nhau tha hồ tham ô, nhũng nhiễu người dân.
Thế cho nên mới có cảnh các quan tha hồ xây nhà trên đất công.
Mở trang trại, xây nhà trên đất lâm nghiệp
Trưởng Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ không chỉ lập trang trại, còn xây nhà ở kiên cố trên đất lâm nghiệp do chính đơn vị mình quản lý.


Một điểm phân lô được cho là của một ông trùm phân lô đang tiến hành xây dựng gấp rút.
Trang trại rộng 1.7 ha của ông Nguyễn Đức, Trưởng Ban Quản lý (BQL) Rừng phòng hộ Bắc Biển Hồ (xã Diên Phú), đang được trồng tiêu, cà phê và xây dựng nhà ở kiên cố. Chính giữa trang trại là căn nhà bê tông nhìn ra cánh đồng. Trang trại này được lập trên đất lâm nghiệp do chính đơn vị ông Đức quản lý.
Cạnh trang trại của ông Đức là 10,000 m2 đất do ông Lê Thiện Bảo, Giám đốc Công ty Đại Minh (xã Diên Phú), sử dụng. Đây là khu đất “đắc địa,” hướng nhìn về trung tâm TP Pleiku. Tại đây, ông Bảo đang cho xây dựng hàng rào dài hàng trăm mét, bên trong đang đổ nền móng. Các công nhân ở đây cho biết công trình bắt đầu thi công từ năm 2016 nhưng chưa biết thời điểm nào hoàn thành vì có nhiều hạng mục. Bên trong hàng rào, rất nhiều công nhân đang tập kết gạch, đá, sắt thép để xây công trình. Giữa khu đất là đường bê tông và bày vô số cây cảnh.
Tuy nhiên, ông Đức đổ thừa chỉ sau khi mua, tiến hành làm các thủ tục thì mới phát hiện ra việc này.
Theo ông Đức, năm 1997, ông mua qua giấy tay 1.7 ha đất này, sau đó trồng cà phê, tiêu và năm 2010 thì làm nhà vừa để ở trông coi trang trại vừa làm kho chứa nông sản. “Đất lâm nghiệp thì có gì đâu, mục đích xây nhà là để phục vụ cho cái vườn đó chứ cà phê, tiêu của tôi để đâu. Chỉ là nhà cấp 4 chứ có gì to tát đâu.”
Ông Đức biện bạch rồi cho biết đã nhiều lần đề nghị chính quyền cho chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không được. Việc xây nhà của ông cũng đã bị xử phạt vi phạm hành chính rồi.


Căn nhà xây dựng không phép của bà P.T.M.T trên đường C6, ấp 4, xã Bình Hưng
Đất của cán bộ cấp tỉnh, kiểm tra làm chi
Khi hỏi tại sao để ông Bảo xây dựng các công trình kiên cố trên đất do đơn vị mình quản lý, ông Đức phân trần, “Khi quy hoạch thì giao cho tôi quản lý vậy thôi chứ thực chất người ta đã làm từ trước rồi. Đất đó ông Bảo có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất rồi, kiểm tra làm chi.”
Nói về các công trình ông Lê Thiện Bảo đang xây dựng, ông Mã Phi Bình cán bộ địa chính xã Diên Phú, TP Pleiku cho rằng đây là vấn đề tế nhị. Ông nói “Việc ông Bảo đưa máy móc, sắt thép vào thi công, nếu chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất là vi phạm. Đợt vừa rồi cũng có nghe thông tin diện tích ông Bảo đang xây dựng là đất của cán bộ cấp tỉnh. Cụ thể là ai thì cũng không biết được.”
Ông cán bộ địa chính không biết hay giả vờ không biết vì đất của quan cấp tỉnh ông đụng vào thì cái chức cán bộ địa chính của ông sẽ đi đời nhà ma ngay. Hay ông Lê Thiện Bảo đã đến nhà riêng của ông đưa “lễ vật” và cái phong bì rồi nên ông không biết.
Người dân đành phải tìm đến công lý qua mấy tay “cò đất”.
Không thông qua cò thì… chết
Một ông chủ đất cho biết khi ông chở vật liệu đến xây một căn nhà kiên cố với 2 tầng lầu mà không bị bất kỳ ai “cản trở.”
“Nhiều lần tôi thấy cán bộ địa chính xã đi qua nhưng chẳng làm gì. Hiện căn nhà tồn tại không phép mà chẳng hề bị xử lý vi phạm.”
Còn bà T. cho biết đã tìm hiểu được nguyên nhân: Ở xã Bình Hưng, muốn xây nhà không phép nếu không thông qua “cò” thì… chết!
Sáu năm trước, ông P. mua đất giấy tay và thuê thầu quen tiến hành xây dựng thì bị “hành” liên tục. Sau đó, ông P. nhờ một “cò” tên Hòa xây dựng thì tất cả đều trót lọt, không bị ai “hành” nữa nhưng ông P. phải tốn thêm 80 triệu đồng ($3,500).
Ông P. còn cho biết cùng nằm trong khu thửa đất với ông, có nhà hàng xóm xây nhà 1 trệt, 2 lầu không phép mà chẳng ai rớ tới.
Nếu điểm lại những việc quan “không nghe, không biết, không thấy” thì cả thế giới đều giật mình.
Vài chứng minh với sự vô cảm của các quan:
- Người trồng rau dùng thuốc trừ sâu, chất kích thích để tạo sự đột biến về lượng.
- Người chăn nuôi dùng chất cấm để tăng trọng.
- Người chế biến dùng hóa chất để biến thịt thối thành thịt tươi, thịt heo thành thịt bò.
- Nhà sản xuất làm hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng.
- Các công trình xây dựng bị rút ruột, mua sắm vật tư, máy móc bị đội giá gấp mấy lần.
Đấy là gian dối trong lĩnh vực kinh tế. Còn trong văn hóa, giáo dục thì sao?
- Bệnh thành tích, danh hão, chạy theo bằng cấp, đang là những sự gian dối lớn nhất ở các lĩnh vực này. Ai có thể thống kê được, trong hàng vạn tấm bằng danh giá về học vị, có bao nhiêu cái được cấp không phải vì trí tuệ cao siêu?
Ai dám bảo đảm chắc chắn rằng trong hàng ngàn người được phong tặng các danh hiệu, các giải thưởng cao quí lại không có những kẻ “nhận nhầm”?
- Có sự gian dối nào trơ trẽn hơn khi một tháp hoa tươi kỉ lục có cả hoa giả.
- Tệ hơn nưã đến bánh chưng dâng cúng tiên tổ cũng làm bằng xốp. Sự gian dối đã đến giới hạn cuối cùng.
Còn một lĩnh vực khác mà sự gian dối ở đó có lẽ sẽ gây tác hại khôn lường cho xã hội:
- Gian dối nơi cơ quan công quyền.
- Chạy chức, chạy quyền bằng tiền, bằng vật chất, bằng việc sửa hồ sơ, mua bằng giả, khai man lí lịch, thành tích.
- Sai phạm, khuyết điểm được che đậy, lấp liếm bằng những mỹ từ "đúng qui trình,” "tập thể đồng thuận" và "rút kinh nghiệm sâu sắc.”
Vậy thì đừng hỏi tại sao dân Việt Nam khốn khổ lầm than mãi trong cái thời đại này!!!
Bạn đã thấy sợ và tội ngiệp cho dân VN chúng tôi chưa?
Văn Quang

0 comments:

Powered By Blogger