Đồng
tiền Việt Nam mất giá liên tục trong ba thập niên qua và chưa bao giờ
lên giá trở lại so với đồng đô la, cũng như các ngoại tệ mạnh khác. Sự
mất giá không ngừng này mang ý nghĩa gì và lý giải như thế nào.
Kinh tế chưa ổn định
Trong
vòng 7 năm từ 2008 đến nay đồng tiền Việt Nam mất giá 30% so với đồng
đô la Mỹ, đó là khoảng thời gian gần đây nhất. Xa hơn trong quá khứ,
ngày 15/9/1985 một ngày sau khi Nhà nước thực hiện đổi tiền lần thứ 6,
tỷ giá chính thức 1 USD đổi được 15 đồng Việt Nam. Nhưng tiền đồng rớt
giá rất nhanh, chỉ một năm sau, năm 1986 tỷ giá tăng 10 lần lên 150
đồng/USD; năm 1987 là 550đ/USD; đến 1990 là 7.500đ/USD. Nếu tính từ
ngày 15/9/1985 đến ngày 31/8/2015 thì trong vòng 30 năm tiền đồng Việt
Nam mất giá khủng khiếp, từ mức 15 đồng ăn 1 USD đã tăng lên 22.500
đồng/1 USD.
Thái
Lan là nước láng giềng của Việt Nam cũng có đồng Baht có lúc bị mất
giá, tuy vậy sau giai đoạn khủng hoảng đồng Baht lại có giá trở lại và
ổn định. Thí dụ vào tháng 1/1998 khi cuộc khủng hoảng tài chính lên tới
cao độ, 1 USD đổi được 55 baht, nhưng hiện nay đồng Baht Thái xê xích
trong khoảng từ 32 tới 35 Baht đổi một USD.
Giải
thích về tình trạng đồng tiền Việt Nam cứ liên tục mất giá chứ chưa bao
giờ tăng giá trở lại, TS Lê Xuân Nghĩa nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám
sát Tài chính Quốc gia từ Hà Nội phát biểu:
“Thật
ra nếu Việt Nam cũng làm như Thái Lan nghĩa là thả nổi đồng tiền thì
chắc là có lúc lên có lúc xuống. Nhưng chúng ta chưa thả nổi tiền tệ và
có khuynh hướng là đồng tiền cứ mất giá dần. Thứ hai nữa lạm phát của
Thái Lan thấp hơn Việt Nam rất nhiều. Việt Nam thỉnh thoảng lại gặp một
cú sốc lạm phát rất là lớn, cuối cùng đồng tiền Việt Nam mất giá rất là
xa so với những đồng tiền mạnh khác. Cái này nó phải có một thời kỳ ổn
định kinh tế vĩ mô tương đối dài hạn thì mới tránh được chuyện đồng tiền
của mình lúc nào cũng giảm giá so với các đồng tiền lớn.”
Trả
lời chúng tôi vào tối 31/8/2015, Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa phó Hiệu
trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trình bày cách nhìn của
ông đối với việc đồng tiền Việt Nam cứ liên tục đi xuống mãi.
“
Nguyên nhân xuất phát của nó là tình trạng kinh tế, là vì kinh tế Việt
Nam chưa ổn định, các nhu cầu đầu tư là rất lớn cho nên thu nhập quốc
dân không nhiều. Sau đó là tình hình vay nợ rất cao. Nợ công rất là lớn
mà trong tình trạng thu không đủ chi, tình hình Việt Nam trong thời gian
vừa qua bấp bênh như vậy cho nên nó thể hiện ra bên ngoài bằng cái giá
cả tiền tệ. Về thực chất thì vẫn là thu chi tài chính thôi.”
Đồng
tiền Việt Nam được định giá dựa trên cơ sở nào khi mà thực lực nền kinh
tế rất yếu, dự trữ ngoại tệ không bao nhiêu. Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa
tiếp lời:
“
Bất cứ một nước nào thì đồng tiền đều phải được định giá bằng cơ sở
kinh tế của nước đó, thu nhập quốc dân của nó là bao nhiêu và cân đối
với số lượng tiền phát hành. Thế thì thu nhập quốc dân của Việt Nam trên
dưới 100 tỷ đô một năm, rất là thấp trong khi lượng tiền phát hành ra
ngày một gia tăng. Cái đó là định giá căn bản về kinh tế, định giá của
nó là cơ sở thấp mà khối lượng tiền tệ cao thì giá trị tiền tệ phải
giảm. Đó là nguyên lý thông thường…”
Đáp
câu hỏi, phải chăng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
mang hàm ý không có nền kinh tế thị trường thực chất, chính là một rào
cản phát triển đối với Việt Nam mà đồng tiền mất giá liên tục là hệ quả.
Giáo sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa nhận định:
“Bây
giờ cứ nói định hướng xã hội chủ nghĩa chứ thực ra nó không có cái định
hướng nào cả, nó là câu nói cửa miệng quen rồi. Định hướng xã hội chủ
nghĩa thì nó phải có cái đích của nó chứ, định hướng như thế nào. Tất cả
những vấn đề đó tôi cho rằng cần phải xem xét, cần phải sửa đổi lại.”
Nông nghiệp lạc hậu
Giáo
sư Tiến sĩ Vũ Văn Hóa đề cập tới nhu cầu cải cách rất lớn ở Việt Nam,
theo lời ông mặc dù 70% dân số sống trong khu vực nông thôn, nhưng nền
nông nghiệp lạc hậu không thể cạnh tranh với các nước như Thái Lan chẳng
hạn. Phải có một cuộc cải cách với cái đích, nông nghiệp phát bền vững
với năng suất cao và có những sản phẩm độc đáo ở trên thị trường.
Đối
với ngành công nghiệp dệt may, da giày là những ngành xuất khẩu quan
trọng, theo GSTS Vũ Văn Hóa hiện nay đứng trên tổng gía trị hàng hóa
xuất khẩu thì là lớn, nhưng tiền lãi trong đó thì không cao và đây là
thực tế đáng buồn của Việt Nam. Bởi vì công nghiệp phụ trợ chưa có gì,
xuất khẩu rất nhiều nhưng chỉ gia công là chính, từ cây kim sợi chỉ cũng
phải nhập của nước ngoài.
Khi
nêu ra những nhược điểm của nền kinh tế Việt Nam, GSTS Vũ Văn Hóa đã
dẫn chứng tình trạng thực lực nền kinh tế yếu kém, là nguyên nhân chính
của việc đồng tiền Việt Nam mất giá từ năm này qua năm khác.
0 comments:
Post a Comment