"Sau
40 năm cầm quyền trên cả nước cho thấy đảng CSVN không đủ khả năng cũng
như không xứng đáng để tiếp tục lãnh đạo đất nước.... Đảng cộng sản đã
cam tâm cúi đầu biến Việt Nam thành chư hầu kiểu mới của giặc, nhân dân
Việt Nam hãy vùng lên giải tán đảng Cộng sản để hủy bỏ công hàm bán đảo
của Phạm Văn Đồng năm 1958 và mật ước bán nước của Nguyễn Văn Linh ở
Thành Đô năm 1990...."
*
Ngày 30 tháng 4 năm 1974, sau khi Tổng thống VNCH Dương Văn Minh
tuyên bố “bàn giao” chính quyền cho cộng sản, có nghĩa là chiến tranh
Việt Nam chấm dứt và thời điểm chủ nghĩa cộng sản thống trị bắt đầu.
Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ phản chiến đã hí hửng lên đài phát
thanh Sài Gòn hát vang reo mừng “Nối vòng tay lớn”, nhưng ông ta có
biết đâu ngày ấy có triệu người vui và cũng có triệu người buồn.
Mãi cho đến nay, Trịnh Công Sơn đã ra người thiên cổ, nhưng vòng tay mà ông ta mơ ước vẫn chưa nối được.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang giải thích rõ nguyên do vì sao và vì sao?
“Sau cái gọi là ‘chiến thắng’ năm 1975, thì nhà nước CSVN đã phạm
phải sai lầm: trả thù hàng loạt người bên kia trận tuyến, bắt đi tù hàng
loạt sĩ quan, công chức, kể cả thường dân Miền Nam, cải tạo công thương
nghiệp, đánh tư sản, đánh cả vào giới tiểu thương…
Tóm lại, hàng loạt chính sách sai lầm do đảng cộng sản gây ra khiến đồng bào phải bỏ nước ra đi”. (VietTide số 206, ngày 24-6-2005)
Khi nắm được chính quyền đảng cộng sản đã vội vã đưa cả nước “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên CNXH”.
Dân tộc Việt Nam đắm chìm theo XHCN, cái xã hội mà cho đến ngày nay
chưa ai biết nó đi về đâu, trước mắt đi theo nó trong 10 năm đầu “người
dân An Nam khổ như chó”.
Lão tướng cộng sản Trần Độ đã “bức xúc” viết trong “Nhật Ký Rồng Rắn” nói về thời gian này như sau:
“Hảy nhìn xem: từ 1975 đến 1985, mười năm xây dựng XHCN trong cả nước
có tên là ‘XHCNVN” thì đất nước như thế nào? Có phải suýt chết đói,
suýt rơi xuống vực thẳm rồi không? Thắng lợi năm 1975, ta thu lại một
nửa nước no đủ và đầy hàng hóa, thế mà đã phát huy thắng lợi đó ra sao
mà đến những năm đầu của thập kỷ 80 cả nước đói nghèo ngoắc ngoải. Đó có
phải là sự hiển nhiên không?” (NKRR trang 17)
Mười năm thời bao cấp đã thất bại, nhà cầm quyền cộng sản phải “đổi mới
hay là chết?”, nhờ đổi mới đã 30 mươi năm nay kinh tế có khá hơn, nhưng
vẫn còn trì trệ, lạc hậu vì chưa đổi mới được tư duy và thể chế chính
trị. Đầu óc cộng sản vẫn còn ý hướng độc tài, đảng trị, bảo thủ, vì thế
cho nên chỉ đổi mới nửa vời, vá víu với đường lối “kinh tế thị trường,
đinh hướng XHCN, quốc doanh chủ đạo” tạo ra mọi hậu quả tiêu cực mà xã
hội Việt Nam ngày nay đang gánh nặng.
Luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
trong lần trả lời Nam Nguyên đài RFA, ông nói rõ về cái nền kinh tế thị
trường này như sau:
“Tôi nghĩ rằng trước đây đã có những ông từng nói như thế, bởi vì
KTTT và XHCN nó là như nước với lửa, làm sao mà sống chung được. Cho
nên, phải chăng trước đây người ta phải gắn chữ đó để làm một số người
bảo thủ thôi, còn bây giờ đến lúc phải nói thật, có nghĩa là nên cắt cái
đuôi đó đi…nhiều người cũng sợ mất CNXH lắm. Nhưng CNXH làm gì có mà
mất, đâu có mà mất…mất cái không có thì là điều buồn cười”. (RFA online ngày 6-5-2014)
TBT đảng cộng sản Nguyễn Phú Trọng trong bài phát biểu về dự thảo
sửa đổi Hiến pháp 1992 ông ta đã “thành thật khai báo” là 40 năm qua
đảng CSVN đã đưa dân tộc Việt Nam đi phiêu lưu trên “thiên đường mù”, đi
tìm XHCN như tìm “lá diêu bông”. Ông Trọng nói:
“Đổi mới chỉ là một giai đoạn, còn xây dựng XHCN còn lâu lắm. Đến hết
thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”. (ThanhNien online ngày 26-10-2013)
Nhà văn Đại tá QĐND Phạm Đình Trọng nói rõ cho chúng ta thấy được cái hậu quả tai hại mà đảng CS mang đến cho dân tộc Việt Nam như sau:
“Đảng cộng sản đã đưa dân tộc Việt Nam vào cuộc thí nghiệm xây dựng
XHCN suốt gần nửa thế kỷ và nhân dân Việt Nam phải trả giá quá đắt. Mấy
thế hệ người Việt Nam trở thành vật hy sinh cho cuộc thí nghiệm đó! Hàng
chục vạn người bị giết, bị tù đày trong những cuộc đấu tranh giai cấp
sắt máu diễn ra triền miên và rộng khắp từ nông thôn đến thành phố, từ
giới kinh doanh đến giới trí thức! Mấy thế hệ trí thức, nghệ sĩ, những
tinh hoa, tài sản quí giá nhất của dân tộc bị kinh rẻ, đày đọa, bị biến
thành bung xung, bị biến thành chim mồi, cá cảnh! Trả giá đắt như vậy để
có một CNXH hiện hình là một nền văn hóa thấp kém, lạc hậu, đạo đức xã
hội suy đồi, hạ tầng xã hội tồi tàn, kinh tế suy sụp, cuộc sống người
dân đến đáy cùng cực nghèo đói!” (DanLuan online ngày 24-8-2011)
Vào năm 2006, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra quyết định thành lập
12 tập đoàn kinh tế trực thuộc quyền thủ tướng, do thiếu năng lực và
thiện chí hoạt động nên tập đoàn này không hữu hiệu còn mang lại hậu quả
nghiêm trọng vì cả bầy sâu bự, chuột to nhỏ đục khoét cho thấy sự yếu
kém đến nỗi phải khai phá sản thì làm sao mà chủ đạo ai
“Chỉ tính từ năm 2006 tức là khi mới ra đời sau quyết định của thủ
tướng cho đến năm 2010 khi tập đoàn này phá sản, số nợ Vinashin đã lên
đến hơn 4 tỷ đô la…
Các tập đoàn kinh tế cũng mang lại cho nhà nước những khoản lỗ khổng
lồ. Nếu không kể trường hợp của Vinashin, tập đoàn điện lục Việt Nam năm
2010 thông báo lỗ đến hơn 10 ngàn tỷ đồng trong đó khoản lỗ do đầu tư
vào lĩnh vực viễn thông. Tập đoàn này phải nhận trợ cấp từ nhà nước
trong năm 2011 là 22.000 tỷ đồng để bù lỗ”. (RFA online ngày 9-4-2012)
Sau khi Vinashin khai phá sản, nhà nước tiếp tục vá víu bằng Vinalines,
nhưng rồi Vinalines cũng cùng chung số phận với Vinashin, kết cục
Vinalines cũng đổ nợ và còn hơn thế nữa hậu quả của nó khiến vị TGĐ Dương Chí Dũng phải mang án tử hình trong đó còn kèm theo cái chết của Thượng tướng Công an Phạm Quí Ngọ. Những yếu kém của Vinalines được DB Trương Trọng Nghĩa, đơn vị Sài Gòn đặt thành vấn đề: Tham nhũng liên kết với nhóm lợi ích, ông phát biểu như sau:
“Vụ việc Vinalines xảy ra nằm trong chuỗi đầu tư công dàn trải, lãng
phí, thất thoát. Vụ việc cho thấy mức độ nghiêm trọng, sự trắng trợn của
những người tham nhũng, đó là những người được giao phó trọng trách sử
dụng đồng vốn nhà nước từ tiền đóng thuế của dân”. (VietnamNet online ngày 24-5-2012)
Giám đốc Ngân hàng Phát triển Á Châu: “Cảnh cáo từ bài học Vinashin”.
“Một số báo và hảng thông tấn có uy tín Phương Tây coi vụ Vinashin là
dấu hiệu của cuộc khủng hoảng mô hình ‘nhà nước chủ đạo’ trong kinh tế
Việt Nam…
Giám đốc Ngân hàng Phát triển Á châu (ABD) Ayumi Konishi ở Hà Nội được trích lời nói rằng: ‘Hình thức hiện nay của việc quản lý các doanh nghiệp công ở Việt Nam là không hiệu quả’…
Thực ra, các nhà kinh tế Việt Nam cũng đã nói nhiều lần về mô hình
lấy doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo trong một nền kinh tế đáng ra phải
tuân thủ các nguyên tắc thị trường”. (BBC online ngày 6-9-2010)
Do cách điều hành nền kinh tế đất nước theo định hướng XHCN bảo thủ, duy
lợi nên sau bao nhiêu năm rồi dân tộc vẫn còn nghèo, còn lạc hậu đến
nỗi trong một phiên họp của chính phủ gần đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đặt câu hỏi:
“Sao cứ phải đứng sau 6 nước Asean? Chúng ta có đuổi kịp được Asean-6
không? Không có lý do gì chúng ta không cải thiện được để bằng
Asean-6”. (RFA online ngày 21-2-2015)
Và chúng ta sẽ ngỡ ngàng khi đọc bản tin “Sao cái gì chúng ta cũng thua Lào, Campuchia?” trên báo điện tử Một Thế Giới của tác giả Trần Đình Long viết:
“Quả thật, nhận định Việt Nam bị Lào, Campuchia vượt qua không còn là
dự báo, không còn là nguy cơ nữa mà đã thành hiện thực và cái danh sách
thua kém ngày càng kéo dài ra. Đó quả là điều đáng xấu hổ”. (MotTheGioi online ngày 17-5-2015)
Thực tế là đảng cộng sản là đảng “cướp chính quyền” và nói rõ tham vọng
của họ phải là “đảng cầm quyền”, do đó bằng mọi cách, mọi giá họ phải
nắm cho được chính quyền để thống trị như chúng ta đã thấy rõ quyết tâm
của họ cố duy trì Điều 4 Hiến pháp từ 1992 cho đến Hiến pháp 2013.
Cuối thập kỷ 1980 hệ thống các nước trong khối XHCN bị tan rã và điều
này báo hiệu việc cầm quyền của đảng cộng sản cũng lung lay, do vậy, TBT
Nguyễn Văn Linh và những lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN cả bộ
sậu lục tục kéo nhau sang cầu viện thiên triều, hoạt cảnh cút cung này
được Đại tá QĐND Phạm Đình Trọng mô ta như sau:
“Run rẩy trước sự sụp đổ âm thầm không thể cứu vãn của thế giới cộng sản, Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh
hốt hoảng sang Thành Đô đất Ba Thục bên Tàu kí mật ước Thành Đô nhận sự
bảo kê của Tàu cộng. Trái tim yêu nước quặn đau vì mật ước Thành Đô, Bộ
trưởng Nguyễn Cơ Thạch phải thốt lên: ‘Thời kì Bắc thuộc lần thứ năm đã bắt đầu!” (ĐoiThoai online ngày 9-4-2015)
Mật ước Thành Đô cộng sản Việt Nam đã nhân nhượng cộng sản Tàu những gì
không cho dân tộc Việt Nam biết, do đó mà ngày nay một phong trào “Chúng tôi muốn biết” đòi hỏi đảng CSVN phải công khai mật ước Thành Đô.
Những đảng viên cộng sản lão thành như: Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Thiếu tướng Lê Duy Mật, Giáo sư Hoàng Tụy, Giáo sư Tương Lai, Giáo sư Nguyễn Khắc Mai, Tiến sĩ Lê Dăng Doanh, Nữ nghệ sĩ ưu tú Nguyễn thị Kim Chi… đồng gửi Thư Ngỏ BCH TW ngày 28-7-2014, thư có đoạn viết:
“Từ nhiều năm nay, đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) dẫn dắt dân tộc đi
theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô hình xô
viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần ba
mươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa
triệt để, trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc tài toàn trị kìm hãm tự
do, dân chủ và chia rẽ dân tộc…
Trong khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã theo đuổi mưu đồ đặt
nước ta vào vị thế lệ thuộc, phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Sau Hội
nghị Thành Đô năm 1990 đến nay, Việt Nam đã có nhiều nhân nhượng trong
quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt càng nhân nhượng, Trung Quốc
càng lấn tới…
Cho đến nay, thế lực bành trướng Trung Quốc đã đi được những bước
quan trọng trong mưu đồ biến Việt Nam thành ‘chư hầu kiểu mới’ của họ”. (Boxitvn online ngày 29-7-2014)
Vừa mới đây, Sử gia Đại tá Phạm Quế Dương phổ biến tin Thiếu tướng Hà Thành Châu,
Chính ủy Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng Việt Nam tỵ nạn chính trị tại
Hoa Kỳ có mang một tập tài liệu liên quan đến mật ước Thành Đô của
Việt-Trung như sau:
“Nội dung những cuộc họp bí mật ấy cho biết kế hoạch sáp nhập Việt Nam vào Trung Quốc dự kiến tổ chức qua ba gai đoạn:
Giai đoạn 1: 15-7-2020 Quốc gia tự trị.
Giai đoạn 2: 05-7-2040 Quốc gia thuộc trị.
Giai đoạn 3: 05-7-2060 Tỉnh Âu Lạc.
Tỉnh trưởng vẫn là người Việt, đặt dưới quyền lãnh đạo của Tổng đốc Quảng Châu (Trung Quốc).
Sau sáp nhập, tiếng Trung Quốc là ngôn ngữ chính, tiếng Việt là ngôn ngữ phụ…
Việt Nam sẽ tuân thủ đề nghị của Trung Quốc là cho Việt Nam hưởng
‘Quy chế tự trị trực thuộc chính quyền trung ương Bắc Kinh’ như Trung
Quốc đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương, Quảng Tây”. (ĐanChimViet online ngày 14-1-2015)
Sau 40 năm cầm quyền trên cả nước cho thấy đảng CSVN không đủ khả năng
cũng như không xứng đáng để tiếp tục lãnh đạo đất nước. Về kinh tế,
không đưa được đất nước phát triển như các nước lân bang mà còn tụt hậu
đến nỗi không làm được cái ốc vít (*). Về quốc phòng, không làm tròn
trọng trách bảo vệ đất nước điển hình có hàng mấy sư đoàn quân Trung
cộng giả dạng công nhân đang trấn đóng những nơi hiểm yếu bauxite Tây
nguyên, khu kinh tế Vũng Áng nơi mà cộng sản đã nhượng địa cho Trung
cộng 70 năm. Biển, đảo thì đã bị địch chiếm lập căn cứ quân sự từ lâu;
ngư dân mất ngư trường tuyền thống không nơi đánh bắt, không ai bảo vệ.
Đảng cộng sản đã cam tâm cúi đầu biến Việt Nam thành chư hầu kiểu mới
của giặc, nhân dân Việt Nam hãy vùng lên giải tán đảng Cộng sản để hủy
bỏ công hàm bán đảo của Phạm Văn Đồng năm 1958 và mật ước bán nước của
Nguyễn Văn Linh ở Thành Đô năm 1990.
23/06/2015
________________________________________
(*) “Đại biểu Trần Quốc Tuấn bức xúc với sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam đến mức không thể tự sản xuất được ốc vít”. (TuoiTre online ngày 21-10-2014)
0 comments:
Post a Comment