Hữu Nguyên (
huunguyen@saigontimes.org)
Ngày 18 tháng 6, 2015, Đài Á Châu Tự Do đưa tin: "Một
buổi điều trần về đàn áp tôn giáo và những vi phạm nhân quyền khác của
Việt Nam đã diễn ra hôm qua, thứ Tư ngày 17, trước Tiểu Ban Nhân Quyền
hạ viện Hoa Kỳ ở thủ đô Washington". Theo bản tin, trong số 5 người điều trần, có Điếu Cầy (người hiện bị NGHI NGỜ là tù nhân lương tâm dzỏm), Hoàng Tứ Duy (phát ngôn nhân của Việt Tân, một đảng phái bị NGHI NGỜ là cánh tay nối dài của VC tại hải ngoại), TS Nguyễn Đình Thắng (người
bị NGHI NGỜ có âm mưu xoá bỏ Ngày Quân Lực 19.6 qua cái gọi là Vinh
Danh Tri Ân trong chuỗi sinh hoạt Hành Trình Đến Tự Do).
Phần không tin tưởng Điếu Cầy, phần nghi ngờ TS Nguyễn Đình Thắng, phần
nhận thấy đảng Việt Tân đã phản bội nguyện vọng của đông đảo người Việt
yêu nước hải ngoại, ngang nhiên tiếp tay VC; và ông Đỗ Hoàng Điềm, đảng
trưởng VT, người đã công khai bao che cho tội ác của VC trước Thượng
Viện Hoa Kỳ ngày 12 tháng 3, 2008, nên chúng tôi thành tâm lo ngại, “buổi điều trần” vào ngày 17 tháng 6 vừa qua, chỉ là trò tung hứng giữa VC và VT.
Cũng trong tâm trạng lo ngại này, 6 năm trước, khi biết tin Đỗ Hoàng Điềm và đảng VT thực hiện cái gọi là "điều trần về nhân quyền VN" tại Tiểu Ban Nhân Quyền Úc
vào ngày 19 tháng 3, 2009, ngay ngày Thứ Năm 26 tháng 3, 2009, Saigon
Times Úc Châu đã có bài phỏng vấn về sự kiện này; và ngày Thứ Ba 31
tháng 3, 2009, SGT
đã gửi thư cho các Dân Biểu, Nghị Sĩ Úc, trình bầy nghững quan ngại
chính đáng của mình; đồng thời đề nghị quý Dân Biểu, Nghị Sĩ Úc, trước
khi tiếp xúc với các đảng phái, tổ chức chính trị tại hải ngoại, nên
tham khảo với CĐNVTD liên bang, tiểu bang và lãnh thổ. Sau đây, trong
tinh thần “ôn cố tri tân”, kính mời Quý vị theo dõi nguyên văn bài phỏng vấn trên báo SGT số ra ngày Thứ Năm 26.3.2009, với hy vọng, Quý vị sẽ nhìn rõ hơn những âm mưu thâm độc của VC.
LGT:
Thứ Hai, 23 tháng 3, sau khi được tin đảng Việt Tân (VT) "điều trần về
nhân quyền VN" trước Tiểu Ban Nhân Quyền Úc (Human Rights
Sub-Committee), Sàigòn Times đã gọi điện thoại xin phỏng vấn nữ Dân Biểu
Kerry Rea, Chủ Tịch Tiểu Ban, qua số điện thoại văn phòng cử tri tại
Wynnum, QLD. Nhưng vì Bà quá bận, nên thư ký của Bà yêu cầu SGT
gửi câu hỏi qua email và hứa sẽ trả lời trước 12 giờ trưa Thứ Ba, 24
tháng 3. Ngay sau đó, chúng tôi đã email cho Bà tất cả 8 câu hỏi, trong
đó câu 6, 7 và 8 được tóm lược như sau: 6. Trong khi CSVN chính thức
tố cáo Việt Tân là một tổ chức khủng bố, việc Tiểu Ban Nhân Quyền của
Bà tiếp đón VT tại Quốc Hội Úc có ảnh hưởng gì đến mối bang giao giữa Úc
và CSVN? 7. Chúng tôi, người Việt tại Úc cũng như hải ngoại có nhiều lý
do để tin rằng Việt Tân là một đảng do VC nặn lên, để bề ngoài VT theo
đuổi mục tiêu đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ cho VN, nhưng thực
chất là phục vụ quyền lợi cho VC. Chúng tôi cũng tin rằng, khi tố cáo VT
là khủng bố, VC đã có âm mưu tạo cho VT có được sự ủng hộ của người
Việt hải ngoại. Bà có biết được những suy nghĩ này của người Việt chúng
tôi khi tiếp đón VT hay không? Bà suy nghĩ gì về sự lo ngại này của
chúng tôi? 8. Từ những suy nghĩ trên đây, chúng tôi cho rằng, cuộc điều
trần của VT trước Tiểu Ban Nhân Quyền Úc chỉ là phương tiện để Bà và
Tiểu Ban tạo cho VT có được một uy tín giả hiệu là một tổ chức đấu tranh
giành nhân quyền cho VN. Bà nghĩ sao về quan niệm này?
Sau
khi gửi emal đi, đến trưa ngày Thứ Ba, không nhận được email trả lời,
chúng tôi đã điện thoại một lần nữa và được hứa hẹn sẽ nhận được câu trả
lời trước 5 giờ chiều cùng ngày. Đến 5 giờ 22 phút chiều, chúng tôi
nhận được email của bà Kerry Rea, trong đó Bà viết vỏn vẹn có vài dòng,
trình bầy ngắn gọn về thủ tục điều trần trước Tiểu Ban, và cho biết, nội
dung cuộc điều trần có lưu trữ trong Hansard của Quốc Hội. Tuy nhiên,
vấn đề SGT
quan tâm cần hỏi, không phải là nội dung của cuộc điều trần, mà là
những điều quanh cuộc điều trần. Vì không nhận được câu trả lời của bà
Kerry Rea, SGT đã quyết định phỏng vấn ông Hoàng Đ.Thư, ký giả chuyên đảm trách mục Thời Sự Úc Châu của SGT.
SGT: Thưa ông, ông đã nhận được bản tin "Điều trần nhân quyền trước Quốc Hội Liên Bang Úc" do Việt Tân phổ biến?
Ô. HĐT: Vâng, bản tin tôi nhận được có nói ngày 19 tháng 3, 2009, một phái đoàn của đảng Việt Tân (VT) có đến Quốc Hội Úc gặp Tiểu Ban Nhân Quyền
(Human Rights Sub-Committee) do nữ Dân Biểu Kerry Rea làm Chủ Tịch, để
trình bầy về tình trạng nhân quyền Việt Nam. Phái đoàn VT gồm có Đỗ
Hoàng Điềm, đảng trưởng; Nguyễn Đỗ Thanh Phong, Ủy viên Trung Ương đảng
tại Úc; và Trương Minh Đức, Đại diện đảng VT tại Úc. Nhìn chung, nội
dung buổi điều trần không có gì đặc biệt, vì tất cả những gì phái đoàn
VT, mà chủ yếu là Đỗ Hoàng Điềm, trình bầy đều là những chuyện đã được
phổ biến rộng rãi trên các cơ quan truyền thông. Vì vậy, vấn đề chúng ta
cần bàn ở đây, không phải là bản tin do VT phổ biến, vì đó chỉ là cái
hình thức, cái bề ngoài, cái mà BS Trần Xuân Ninh đã nói, là cái biểu tượng dùng để đánh lừa dư luận. Điều chúng ta cần bàn phải là cái cốt lõi, cái mà bản tin của VT không hề nói đến.
SGT: Như vậy, cái cốt lõi là gì?
Ô. HĐT: Có nhiều cái cốt lõi như bản chất của VT, thực chất của cuộc điều trần về nhân quyền, sự mâu thuẫn của Tiểu Ban Nhân Quyền Úc.... Vậy bản chất của VT hiện nay là gì? Câu trả lời của tôi, đó là một đảng chệch hướng, hay đúng hơn nó là đảng ngược hướng, đảng phản động. Và theo tôi nghĩ thì không phải nó chỉ mới ngược hướng kể từ khi có hồi còi báo động chệch hướng của BS Trần Xuân Ninh, mà nó đã ngược hướng, phản động từ lâu, từ mấy chục năm trước, phản động ngay khi nó được thành lập. Tôi nói vậy vì vốn dĩ đảng
VT là do VC nặn ra để tung hứng nhằm tiêu diệt những người yêu nước chứ
không phải là đảng phục quốc như nhiều người lầm tưởng.
Nhưng nói như vậy không phải là chúng ta quên ơn những đảng viên Mặt
Trận đã hy sinh vì lý tưởng phục quốc, trong đó có tướng Hoàng Cơ Minh. Chúng
ta phải hiểu, cái âm mưu của VC thành lập Mặt Trận hoàn toàn TRÁI NGƯỢC
với mục tiêu của những người vì yêu nước mà tham gia MT. Bằng chứng là
trong giai đoạn ban đầu, những người tham gia MT đã kháng chiến thật, đã
chiến đấu với VC thật và đã hy sinh thật. Vì vậy chúng ta phải nhớ ơn
họ, cũng như phần đông những đoàn viên trung kiên của MT bây giờ còn ở
trong đảng VT, dù là VT cách mạng hay là VT chệch hướng.
Họ là những người yêu nước hôm qua và hôm nay họ vẫn là những người yêu
nước, nếu họ không CỐ Ý làm gì có lợi cho VC. Tuy nhiên, chúng ta cũng
phải sáng suốt để thấy được cái thành phần lãnh đạo VT bây giờ chính là
những kẻ đang CỐ Ý làm lợi cho VC, bằng cách họ tiếp tục tung hứng với
VC, tung hứng với đám tài phiệt tham lam cùng chính giới cơ hội ở ngoại
quốc, để nặn ra cái thành phần đối lập cuội, cái đám dân chủ giả hình
tại hải ngoại cũng như ở VN. Điều này càng ngày càng lộ rõ, nên tôi
không muốn đi vào chi tiết, tôi chỉ nhấn mạnh một điểm, với một đảng do
VC nặn ra, quý vị chỉ cần "rọi đèn" những việc họ làm, rồi suy nghĩ cân
nhắc thật kỹ, là thấy ngay cái "đuôi chồn" của họ. Và tôi có thể nói
rằng, nếu quý vị để ý sẽ thấy cái "đuôi chồn" đó xuất hiện ở bất
cứ chỗ nào có lãnh đạo VT. Cán bộ VT càng làm lớn thì cái đuôi chồn của
họ càng lớn, càng dễ thấy. Đó là điều cốt lõi thứ nhất....
SGT: Cốt lõi, VT luôn luôn làm lợi cho VC?
Ô. HĐT:
Đúng, VT luôn luôn làm lợi cho VC. Nắm được điều cốt lõi này rồi thì
quý vị sẽ không phải bận tâm với bất cứ việc gì VT làm, dù cho đó có là
chuyện VT đòi bỏ chữ tỵ nạn hay đòi chọn ngày tỵ nạn; đòi diễn hành mừng
tháng Tư Xanh hay tưởng niệm tháng Tư Đen; tham gia biểu tình chống VC
hay điều trần về nhân quyền; gặp Tổng Thống Bush hay gặp Nữ Hoàng Anh,
vân vân... Tất cả những chuyện đó chỉ là bề ngoài bịp bợm, nhằm che giấu
cái thực chất bên trong, đó là gây phân hóa cộng đồng, làm giảm sức
mạnh chống cộng, ngụy tạo đối lập cuội, nặn ra dân chủ giả hình, hay nói
chung là cố ý làm lợi cho cộng sản.
SGT: Tiểu Ban Nhân Quyền chấp nhận cho VT điều trần nhằm mục đích gì?
Ô. HĐT: Muốn hiểu mục đích gì, trước hết ta nên biết, nguyên thuỷ, Quốc Hội Úc có một uỷ ban kết hợp lưỡng viện có tên là "Joint Standing Committee on Foreign Affairs, Defence and Trade". Chỉ nguyên cái tên của Uỷ Ban này cũng cho thấy nguyên thuỷ không hề có chữ "Human Rights".
Uỷ ban này có 32 thành viên quốc hội trong đó có 20 dân biểu Hạ Viện và
12 thượng nghị sĩ. Họ đặc trách về ngoại giao, quốc phòng và giao
thương. Chỉ có 3 lĩnh vực này, nên nguyên thuỷ, uỷ ban này chỉ có 3 tiểu
ban là Tiểu Ban Ngoại Giao (Foreign Affairs Sub-Committee), Tiểu Ban Quốc Phòng (Defence Sub- Committee) và Tiểu Ban Giao Thương (Trade Sub-Committee).
Về sau, vì nhu cầu bang giao quyền lực với các quốc gia trong vùng Á
Châu, Thái Bình Dương, nên Úc mới khôn ngoan cho thành lập thêm Tiểu Ban Nhân Quyền (Human Rights Sub-Committee).
SGT: Tại sao thành lập thêm Tiểu Ban Nhân Quyền mà lại vì quyền lực?
Ô. HĐT: Nguyên
do là mấy chục năm trước, các quốc gia trong vùng Á Châu, Thái Bình
Dương vừa nghèo yếu, vừa lạc hậu, nên Úc chỉ coi mối bang giao với các
quốc gia ở Châu Âu và Mỹ là quan trọng. Đến những thập niên gần đây, các
quốc gia trong vùng Á Châu và Thái Bình Dương trở nên phú cường, Úc mới
thấy có nhu cầu thắt chặt bang giao với các quốc gia này. Mà muốn bang
giao, thì phải có sự trao đổi song phương ở vị thế mạnh. Hiểu rõ, bản
chất của các quốc gia trong vùng Á Châu là thiếu dân chủ, hay nói đúng
hơn là độc tài, nên Úc noi gương Mỹ cho thành lập Tiểu Ban Nhân Quyền để xiển dương nhân quyền đồng thời dùng nó làm "bargain chip" trong mối bang giao với các quốc gia Á Châu, TBD.
SGT: Bargain chip là thế nào?
Ô. HĐT: Hiểu điều này thì hơi dài dòng một chút. Trước hết, Tiểu Ban Nhân Quyền
là nơi tạo điều kiện cho các nhân vật đối kháng, các nhà bất đồng chính
kiến ở các quốc gia trong vùng Á Châu TBD tìm đến tố cáo chính quyền
của quốc gia mình về tội "vi phạm nhân quyền, đàn áp tự do, dân chủ".
Sau khi thu thập những bằng chứng này, Úc sẽ dùng nó như những "bargain
chip" để mặc cả và tạo áp lực với chính quyền các quốc gia trong vùng Á
Châu TBD trong các lĩnh vực giao thương, quốc phòng, ngoại giao. Nếu
quốc gia nào trong vùng không chịu nhân nhượng, Úc sẽ dùng danh nghĩa "bảo vệ nhân quyền" để
làm áp lực. Nếu quốc gia nào thuận hảo, Úc sẽ che giấu, đánh bài tảng
lờ, hoặc chỉ nhỏ nhẹ "chia sẻ". Đó là quyền lợi trước mắt cho Úc. Còn về
lâu dài, qua Tiểu Ban Nhân Quyền, Úc sẽ nuôi dưỡng, tạo ảnh
hưởng đối với thành phần đối kháng tại các quốc gia Á Châu TBD. Cùng với
thời gian, thành phần đối kháng này sẽ đóng vai trò thăng bằng quyền
lực, thậm chí trở thành nhân vật cầm quyền tại các quốc gia Á Châu TBD.
Khi đó quyền lợi của Úc tại quốc gia đó sẽ được phát triển và bảo vệ.
SGT: Như vậy bất cứ ai thấy mình bị vi phạm nhân quyền đều có quyền ra trước Tiểu Ban Nhân Quyền Úc điều trần?
Ô. HĐT:
Trên nguyên tắc thì như vậy. Theo luật của Úc, bất cứ ai hay bất cứ tổ
chức nào cũng có quyền đệ trình những bản tố cáo vi phạm nhân quyền lên
cho Tiểu Ban cứu xét, tìm hiểu, và nếu cần, Tiểu Ban yêu cầu người đó ra
điều trần.
SGT: Đó là trên nguyên tắc. Vậy trên thực tế?
Ô. HĐT: Trên thực tế, thì như tôi đã nói, mục đích của Tiểu Ban Nhân Quyền là "bargain chip". Cho nên nó cũng tuỳ thuộc vào mối quan hệ với quốc gia mà nạn nhân của quốc gia đó có được Tiểu Ban Nhân Quyền
cho điều trần hay không. Vắn tắt thì tất cả cũng đều xuất phát từ quyền
lợi của Úc. Quyền lợi đó có thể trước mắt, có thể lâu dài.
SGT: Vậy Tiểu Ban Nhân Quyền Úc chấp nhân cho Việt Tân điều trần về nhân quyền VN là nhằm mục đích gì?
Ô. HĐT: Xét về mối bang giao chặt chẽ giữa CSVN với Úc hiện nay, việc VT điều trần trước Tiểu Ban Nhân Quyền Úc, theo tôi phỏng đoán, thì có sự giật dây của VC. VC giật dây như vậy để đạt được mấy mục đích. Thứ nhất, tạo uy tín cho VT, để qua đó VT trở thành một đảng phái lãnh đạo cộng đồng người Việt hải ngoại. Thứ hai,
tạo cho thế giới có ấn tượng, tại VN hiện nay đã có những nhà dân chủ,
những nhân vật đối kháng, chống lại chế độ một cách ôn hòa. Điều này sẽ
dọn đường cho một lực lượng đối lập cuội xuất hiện tại quốc hội CSVN. Thứ ba, qua cuộc điều trần, VT sẽ nguỵ tạo cho CSVN một chế độ biết tôn trọng tự do dân chủ và pháp luật.
SGT: Ông căn cứ vào đâu để kết luận, có sự giật dây của CS?
Ô. HĐT: Có mấy điểm. Thứ nhất,
Úc và CSVN đang bang giao chặt chẽ. Chặt đến mức, chính phủ Úc tìm mọi
cách ngăn cản không cho người Việt tại Úc treo cờ vàng. Thứ hai, CSVN đã chính thức tố cáo VT là một tổ chức khủng bố. Thứ ba, thời đại hôm nay, cả thế giới đều chống khủng bố. Như vậy, câu hỏi được nêu lên ở đây, tại sao, trong hoàn cảnh đó, Tiểu Ban Nhân Quyền Úc
lại dám tiếp đón Việt Tân? Nếu Úc đã sợ VC đến độ không dám cho người
Việt treo cờ vàng thì tại sao Úc lại dám tiếp Việt Tân, một tổ chức VC
đã coi là khủng bố? Câu trả lời hợp lý nhất cho tất cả những câu hỏi này
là. Một, VC tố cáo VT là tổ chức khủng bố chỉ là trò
khổ nhục kế để VT có uy tín đóng vai trò một tổ chức chống cộng. Nhờ
vậy, VT sẽ chui sâu, lặn kỹ, phá hoại cộng đồng người Việt hải ngoại, và
lèo lái mọi người Việt làm lợi cho CS. Hai, cũng trong mục đích tạo uy tín cho VT, VC qua trung gian A, B, C, đã giật dây để Tiểu Ban Nhân Quyền Úc cho VT điều trần về nhân quyền tại Quốc Hội Úc.
SGT: Ông có nghĩ dân biểu Kerry Rea, Chủ Tịch Tiểu Ban Nhân Quyền, nhận ra âm mưu này của VC?
Ô. HĐT:
Tôi không nghĩ như vậy. Lý do là bà Kerry Rea là một người phụ nữ bình
thường, xuất thân là nghị viên Ekibin Ward, rồi Holland Park Ward, thuộc
Hội Đồng TP Brisbane cho đến năm 2007, sau đó bà mới đắc cử dân biểu
vùng Bonner. Cho nên theo dõi cuộc điều trần, ta sẽ thấy những câu hỏi
của bà và bà dân biểu Melissa Parke, không có gì đặc biệt. Tuy nhiên ông
Philip Ruddock, Phó Chủ Tịch Tiểu Ban, là nhân vật rất giầu kinh nghiệm
và có bản lãnh trong chính trị cũng như xử thế. Có điều, mối giao tiếp
giữa ông Philip Ruddock với cộng đồng VN, nhất là với ông Võ Minh Cương,
cựu Chủ tịch CĐNVTD liên bang, có thể nói rất chặt chẽ. Vì vậy, ông
Ruddock hiểu rất rõ lập trường, quan điểm chính trị của cộng đồng NVTD,
nên trước sau gì, ông cũng ủng hộ chúng ta hết mình. Có điều, nếu CĐ
chúng ta không biết đoàn kết; và nhất là trong CĐ chúng ta có những kẻ
đi hàng hai, nằm vùng, tiêu lòn với chính giới Úc, thì bất cứ chính trị
gia Úc nào, có muốn ủng hộ VN, muốn giúp đỡ chúng ta,... họ cũng bị trói
tay.
SGT: Chân thành cảm ơn thì giờ quý báu của ông.
******************
0 comments:
Post a Comment