Ông Mohamed Morsi đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống Ai Cập ngày 23/5/2012
EUTERS/Asmaa Waguih/Files
Lãnh đạo của phe đối lập, đại diện của các giáo hội tôn giáo và của thanh niên Ai Cập đã có mặt khi tướng Sissi lên tiếng. Quân đội Ai Cập từng điều hành đất nước trong 16 tháng, kể từ khi tổng thống Moubarak bị lật đổ cho đến ngày ông Morsi được bầu vào chức vụ tối cao. Trong phát biểu tối hôm qua, tướng al-Sissi cam kết là « quân đội sẽ đứng xa các hoạt động chính trị », quân đội can thiệp lần này chỉ nhằm đưa Ai Cập thoát khỏi bế tắc, tuy nhiên không cho biết rõ là quân đội sẽ giữ vai trò này đến khi nào.
Xuất thân từ hàng ngũ Huynh Đệ Hồi giáo, thuộc cánh Hồi giáo bảo thủ, ông Morsi lên cầm quyền cách nay đúng một năm. Ngay sau khi bị truất phế, vào rạng sáng ngày 04/07/2013 Mohamed Morsi được đưa về bộ Quốc phòng. Quân đội phát lệnh truy nã hàng trăm lãnh đạo của đảng Công Lý và Tự Do, đảng của ông Morsi. Nhiều nhân vật cao cấp của đảng này đã bị bắt giữ. Theo nguồn tin từ cơ quan Tư pháp Ai Cập, chưa đầy 24 giờ sau khi tổng thống Morsi bị truất phế, chính quyền Cairo ban hành lệnh bắt giữ hai lãnh đạo cao cấp nhất của tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo là các ông Mohamed Badie và Khairat Al Chater. Nhân vật số 1 của Huynh Đệ Hồi giáo Mohamed Badie đã bị bắt. Tổng thống bị truất phế Morsi, bị khởi kiện về tội “thóa mạ guồng máy Tư pháp”.
Tại quảng trường Tahrir, từ tối ngày 03/07/2013, hàng triệu người vui mừng chào đón chiến thắng của cuộc « cách mạng thứ nhì ». Cuộc « cách mạng thứ nhất » đã dấy lên vào đầu năm 2011 và đã dẫn tới sự sụp đổ của chế độ Moubarak cũng đã bắt đầu từ quảng trường này. Phe chống đối, đòi ông Morsi phải ra đi, coi tướng Sissi và quân đội Ai Cập như những vị anh hùng.
Ngược lại phe hồi giáo bảo thủ thì coi việc ông Morsi bị tước quyền là một cuộc « đảo chính » Vào 10 giờ sáng nay, tức 8 giờ sáng, giờ quốc tế, chủ tịch Tòa Bảo Hiến Ai Cập Adly Mansour chính thức tuyên thệ để giữ quyền tổng thống. Trong cương vị này, ông sẽ chỉ định chính phủ mới để bảo đảm là « lộ trình nhằm đáp ứng nguyện vọng của nhân dân » phải được thực thi. Trong phát biểu đầu tiên, quyền tổng thống Mansour khẳng định rằng tổ chức Huynh Đệ Hồi giáo là một phần của nhân dân và ông đã kêu gọi các thành viên của tổ chức Hồi giáo này cùng góp phần xây dựng lại đất nước.
Về phần mình, Mặt trận Cứu nguy Dân tộc FSN bao gồm các thành phần thế tục, các nhà đấu tranh thuộc cánh tả và các đảng phái có khuynh hướng tự do ở Ai Cập trong thông cáo đề ngày hôm nay 04/07/2013 khẳng định lập trường :không thể « loại trừ phe Hồi giáo bảo thủ khỏi guồng máy chính trị của đất nước ». Đại diện cho Mặt trận này là nhà ngoại giao có uy tín của Ai Cập, Mohamed El Baradei.
Nhiều nguồn tin từ phía quân đội và ngoại giao cùng cho biết ông El Baradei, người từng đứng đầu Cơ quan Năng lượng Nguyên từ Quốc tế, có triển vọng được chỉ định vào chức phủ thủ tướng trong giai đoạn chuyển tiếp.
0 comments:
Post a Comment