Tác giả : Vi Anh
Nếu nhìn chuyến đi của Ông Sang trong bối cảnh ba chiều VNCS – Hoa kỳ –
Việt Nam trong và ngoài nước, thì chuyến công du Mỹ của Ông Trương tấn
Sang lợi cho công cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền Việt
Nam.
Một giúp cho Ô. Sang hiểu biết về Mỹ. Ông Sang thấy qua nghi thức
tiếp đón, Mỹ không trọng vọng VNCS. Mỹ tiếp đón Chủ Tịch Nước VNCS không
như một quốc trưởng theo nghi lễ. Ông Sang xuống phi trường quân sự Mỹ,
phía Mỹ chỉ có đại sứ Mỹ ở VN ra đón.Quốc Hội Mỹ không dành cho người
lãnh đạo quốc gia VNCS đọc bài diễn văn long trọng trước Quốc Hội, khác
với khi Tổng Thống Ngô đình Diệm thời VN Cộng Hoà công du Mỹ; thậm chí
còn thua một vị lãnh đạo đối lập Bà Suu Kyi của Miến Điện công du Mỹ.
Hành Pháp Mỹ, Ngoại Trưởng Kerry chỉ dành cho Ô. Sang một bữa ăn trưa
làm việc. Chớ không có bữa dạ tiệc của Phủ Tổng Thống khoản đãi Ông.
Ô. Sang thấy chánh quyền Mỹ không phải như Đảng Nhà Nước CSVN độc tài
đảng trị toàn diện. Tổng Thống còn có Quốc Hội. Ảnh hưởng của Quốc Hội
rất lớn. Ý kiến của dân biểu nghị sĩ đã tác động vào quyết định của TT
không ít. Dưới tác động của Quốc Hội và công dân Mỹ gốc Việt, tuy Tổng
Thống không liên kết vấn đề nhân quyền vào vấn đề kinh tế, nhưng vẫn đặt
vấn đề nhân quyền với Ô. Sang dù không gay gắt như vấn đề tiên quyết
của TPP. Khiến Ô. Sang phải thừa nhận còn tồn tại” một số vấn đề nhân
quyền, dù cố nguỵ biện theo lối mòn của CS Trung Quốc và VN, rằng nhân
quyền tuỳ thuộc văn hoá của mỗi nước, khiến thiên hạ phì cười vì chính
CS Hà nội ký vào hiến chương, coi nhân quyền là giá trị phổ quát của
nhân loại.
Trong cuộc gặp gỡ của TT Mỹ, Ô. Sang không đạt được điều Đảng Nhà
Nước mong mỏi: phát triển đối tác chiến lược với Mỹ. Dưới mắt chiến lược
của Mỹ, ngay trong thời điểm Mỹ chuyển trục quân sự sang Á châu Thái
bình dương, VNCS mất thế địa lý chiến lược là nước nằm ngay cùi chỏ dễ
quan sát con đường huyết mạch từ Eo Biển Mã Lai đi lên, nơi gần 70% hàng
hoá của thế giới qua lại, một tối quan trọng nên Mỹ gọi là quyền lợi
quốc gia của Mỹ.
Mỹ chỉ đồng ý và hứa phát triễn hợp tác toàn diện thôi, chớ không
phải đối tác chiến lược với CS Hà nội như Hà nội kỳ vọng. Hai cái khác
nhau. Đối tác chiến lược, tính khả thi nhiều hơn, giá trị cao hơn vì có
cơ chế cụ thể để thực hiện. Còn hợp tác toàn diện tuy là mọi mặt nhưng
chỉ là mọi vấn đề hai bên đề ra nhưng còn phải bàn cách thức thi hành
nữa, tốn nhiều thì giờ hơn. Kết quả là Hà nội chưa có thể mua vũ khí sát
thương của mà Hà nội rất cần, đôi lần ba lượt giới chức cao cấp của
CSVN bày tỏ với các giới chức Mỹ.
Trái lại, Mỹ đạt được lời hứa của Ô Sang, đúng ý của TT Mỹ muốn- là
hoàn tất thủ tục hiệp ước TPP đối tác thương mại xuyên Thái bình Dương
trong năm nay- như Hành Pháp Mỹ đã trình với Quốc Hội.
Ô. Sang thấy Hoa kỳ không áp lực mà chỉ thuyết phục Hà nội tham gia
vào hiệp ước TPP, như đã từng vận động 11 nước khác của hai bờ đông tây
Thái bình Dương. Điều đó hai bên đều có lợi, thị trường Mỹ là thị trường
lớn nhứt thế giới. VN xuất cảng qua Mỹ nhiều hơn Mỹ xuất cảng sang VN.
Ô. Sang thấy rõ Hoa kỳ không có tham vọng đất đai, không lấn chiếm
biển đảo của VN như TC. Hoa kỳ không có bảo VN làm cái này, không làm
cái kia như TC sai bảo Đảng Nhà Nước VNCS phải “định hướng dư luận”. Hoa
kỳ cũng không có ý lôi kéo VN trỏ thành tiền đồn be bờ TC.
Từ đó Ô. Sang có thể so sánh và thể nghiệm Đảng Nhà Nước đi với TC
càng ngày càng mất biển đảo, càng ngày càng mất lòng dân, càng ngày càng
thiệt hại và lệ thuộc kinh tế và chánh trị đối với TC
Ô. Sang thấy được tự do,dân chủ là điều kiện then chốt làm cho nước
giàu dân mạnh. Nếu Ô. Sang có một chút thực thà triết học (sincerité
philosophique) và chánh thực chánh trị, Ông sẽ cổ võ, vận động cho tư
do, dân chủ, nhân quyền VN ngay trong hàng ngũ Đảng Nhà Nước CSVN và trở
thành một Gorbachov hay một Yeltsin của VN.
Dù sao Ô. Sang cũng từng là một người sanh ra, lớn lên, học hành
trong thời Việt Nam Cộng, Ông không khó hiểu tự do, dân chủ như Ô.
Nguyễn phú Trọng CS Bắc Việt đặc sệt CS.
Sẽ thiếu nếu không nói lợi cho báo chí trong nước. Ô Sang là một nhân
vật lớn trong nước công du, báo chi của Đảng Nhà Nước VNCS có cơ hội
đưa thông tin và nghi luận. Cơ hội ngàn vàng cho những nhà báo còn lương
tâm VN nói lên cái lợi của tự do, dân chủ, nhu cầu cải tiến chánh trị
để cứu nước cứu dân trước hành động xâm lấn của TC. Vô tình cô vỏ cho tư
do, dân chủ diển tiến hoà bình trên công luận báo chí lâu nay Đảng nghe
lời TC đã định hướng dư luận.
Hai, giúp cho Ô. Sang thấy bằng cớ hiện tiền, chứng minh cụ thể tự
do, dân chủ là điều kiện tiên quyết để phát triển. Thấy qua gần hơn một
triệu rưởi người Mỹ gốc Việt. Đó là đồng bào trong đó có thân nhân và bè
bạn Ô. Sang chấp nhận mất tất cả khi gạt nước mắt bỏ nước ra đi tìm tư
do. Và nhưng ngươi này nhờ tư do, dân chủ, mà ăn nên làm ra, giàu có,
học thức, thanh công trăm lần hơn những ngươi trong nước, và ngay tại Mỹ
trở thành một sắc tộc thành công trong xã hội đa văn hoá, đa sắc tộc là
xã hội Mỹ này.
Thành công không những trong an cư lạc nghiệp, thăng tiến cần lao
đồng tiến xã hội mà con về chánh trị ngoại giao nữa. Đến đổi TT Obama
của Mỹ không tiếc lời ca ngợi cộng đồng này là một trong những nguồn sức
mạnh lớn giữa hai nước và là chất keo dính bền chặt cho quan hệ của bất
kỳ hai quốc gia nào.
Ô. Sang chới với, thói quen xảo trá đã biến thành bản chất thứ hai
trong người Ông trổi dậy, khiến Ông bất giác trả lời cám ơn Mỹ đã chăm
sóc hết sức chu đáo, làm cho người Mỹ gốc Việt cũng như nhân dân và
chánh quyền cả thế giới thấy thêm sư xảo trá của CSVN, và thấy thêm có
lý lời của TT Thiệu của VNCH “ Đừng nghe những gì CS nói mà nhìn kỷ
những ghỉ CS làm.
Thực tế và thực sự chính CSVN đã độc tài, đảng trị toàn diện, người
dân Việt chịu hết nổi, phải bỏ nước ra đi. CSVN chưa đấm ngực xưng tội
với đồng bào tỵ nạn còn sống dã bi CS đày thùa chết thiếu sông với CS,
chưa sấm hối trước linh hồn hàng triệu người chết trên đường vượt biên,
bây giờ CS lại lại xảo trá cám ơn sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, coi người Việt
tỵ nạn CS như thần dân của mình, chôm credit trước TT Obama.
Giúp cho Ô. Sang thấy – không còn nghi ngờ gì nữa – người Mỹ gốc Việt
là những người kiên trì đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN,
tức triệt để chống chế độ CS độc tài, chớ không chống quốc gia dân tộc,
không chống kinh tế tự do.
Cuộc biểu tình mấy ngàn người tại công viên La Fayette cho Ông thấy
không phải là lần đầu, không phải chỉ ở thủ đô Mỹ mà ở California người
Việt là sắc dân dù 38 năm xa nước, xa đồng bào mà lòng yêu nước thương
dân vẫn trước sau như một.
Cũng cho Ô. Sang thấy CSVN là một nhà cầm quyền phản dân hai nuớc,
Tổng Bí Thư, Chủ Tich Nước, Thủ Tướng đi tới đâu cũng bị đồng bào biểu
tình quyết liệt chống. Bí quá mấy ngày sau Nguyễn thanh Sơn, Thứ Trưởng
Ngoại Giao kiêm Chủ Tịch Hội Người Việt ở nước ngoài, đặc trách thi hành
Nghị Quyết 36, sợ mất job tuyên bố hồ đồ trên 1 một trong ba webs mà
dân Little Saigon tẩy chay, rằng người Mỹ gốc Việt đi biểu tình là được
trả tiền.
Chánh trị của người Việt hải ngoại, đa số ở Mỹ rất minh bạch. Cộng
đồng người Việt hải ngoại chống CS nhưng không chống những gì quốc tế
làm lợi cho nược cho dân VN. Thí dụ như không chống Hiệp Ước đối tác
Xuyên Thái Bình Dương do Mỹ chủ trương. Ủng hộ Mỹ trỏ lại VN, trỏ lai
vùng Đông Nam có lợi cho giang sơn bờ cõi VN. Chống TC ngoại xâm bờ cõi
VN.
Ba, chuyến đi của Ô Sang nói riêng và của các lãnh tụ CSVN khác nói
chung là cơ hội tốt cho người Việt hải ngoại hoá đồng thành mẫu số chung
đấu tranh cho tư do, dân chủ, nhân quyền – tức là giải trừ CS. Bao lâu
và nơi đâu có tư do, dân chủ, nhân quyền thì CS dộc tài dảng trị không
có lý do tồn tại. Sau 30- 4- 1975, 38 năm đã qua liên kết thành VN hải
ngoại, đã giương cao ngọn cở của người Việt Quốc gia, và chánh nghĩa tư
do, dân chủ, nhân quyền VN- tạo thành trở ngại trung tâm trong bang giao
giữa CS Hà nội với các nước.
Mỗi lần có một lãnh tụ CSVN cấp quốc gia đi đến đâu là mỗi lần người
Việt hải ngoại đoàn kết, siết chặt hàng ngũ để chống đối quyết liệt.
Không những trực diện chống mà còn vận động hành pháp, lập pháp, truyền
thông và công dân của nước định cư giúp chống. Mà còn liên kết với các
sác dân mà nước nhà bi CS thống trị như gần đây liên kết với người tư do
Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Hoa Pháp luân Cộng, Miên Lào để chống nữa.
Sau cùng tóm lại nếu quan niệm hiểu biết là sức mạnh, thông tin là
tiến bộ; nếu tin cái lợi của phe này là cái hại của phe kia trong đấu
tranh chánh trị hay chiến tranh chánh trị, thì chuyến công du Mỹ của Ô.
Sang là có lợi cho tư do, dân chủ, nhân quyền VN./. ( Vi Anh)
0 comments:
Post a Comment