Tác giả :Vi Anh
Nếu nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, một chế độ bị Trung Cộng xâm lấn
biển đảo nhiều nhứt lại tỏ ra nhu nhược đến đổi tàu TC tấn công tàu Việt
Nam mà cũng không dám nói tàu của Trung Quốc, chỉ nói trớ là tàu lạ,
thì Nhựt bổn lại khác một trời một vực.
Nhựt đi từng bước, bước nào ra bước nấy, rất vững chắc nói lên lập
trường kiên quyết của quốc gia dân tộc Nhựt, là quyết tâm không nhường
một tấc đất, một tấc biển nào cho TC. Nhựt vạch mặt chỉ tên chính Trung
Cộng tranh chấp biển đảo ở Senkaku. Nhựt mua lại ba hòn đảo thuộc nhóm
đảo Senkaku này từ tay công dân Nhựt vào tháng 9/2012, biến thành tài
sản quốc gia. TC có chơi ăn gian, mua lại của tư nhân thì cũng không làm
được. Hành động của chính quyền Tokyo khi ấy đã làm dấy lên các cuộc
biểu tình chống Nhật, đôi khi rất dữ dội, tại nhiều thành phố của Trung
Quốc, nhưng Nhựt bất cần, giang sơn gấm vóc trên hết. Làm ăn bên Tàu khó
thì dời qua Việt Nam, Nam Dương.
Các nước lân cận như Nam Bắc, Triều Tiên, Trung Quốc còn vướn tiền
cừu hậu hận với Nhựt trong thời Đệ Nhị Thế chiến (Nhựt tiến chiếm những
nước này, dùng phụ nữ của những nước này giải sầu cho quân lính Nhựt).
Đến đổi chính trị gia Nhựt nào thăm đền thờ anh hùng tử sĩ dân tộc Nhựt
trong đó có một số tướng lãnh Nhựt thời này, thì Nam Bắc Hàn và TQ đều
lên tiếng chống và đòi xin lỗi. Dù vậy trước âm mưu và hành động lấn
chiếm của TC, chánh quyền và nhân dân Nhựt vẫn bầu cử quốc hội trước hạn
kỳ đưa Ô. Shinzo Abe, một nhân vật nổi tiếng nặng dân tộc chủ nghĩa lên
làm Thủ tướng vào tháng 12/2012. Nhựt cần một chánh phủ đoàn kết, cương
quyết, tinh thần quốc gia dân tộc cao để bảo vệ bờ cõi giang sơn gấm
vóc. Mới đây dân chúng Nhựt tạo thêm sức mạnh cho chánh quyền này bằng
cách dồn phiếu cho liên minh cầm quyền của Thủ Tướng Abe chiếm đa số
trong cuộc bầu cử Thượng Viện ngày 21/7.
Nhựt tố cáo TC khuấy nhiễu lãnh hải và lãnh thổ Nhựt tại vùng đảo
Senkaku bằng hành động ngoại giao cụ thể và thiết thực, triệu hồi đại sứ
TC đến Bộ Ngoại Giao của Nhựt nhận lãnh, chuyển giao công văn phản đối
của Nhựt.
Chỉ ít lâu sau khi nhậm chức, ông Abe đã nói rõ là ông sẽ không ngần
ngại sử dụng vũ lực nếu Trung Quốc đổ bộ lên quần đảo Senkaku.
Và mới đây ngày 09/07/2013, chánh quyền Nhựt công bố bạch thư cho
toàn dân và toàn thế giới biết. Nhựt công khai lên án hành vi «nguy
hiểm» của Bắc Kinh ngoài Biển Hoa Đông. Bạch thư nói rõ «Trung Quốc đã
có những hành động uy hiếp đã dẫn đến những hành vi nguy hiểm», có nguy
cơ tạo nên biến động nguy hiểm tại vùng quần đảo Senkaku của Nhựt.
Bạch thư này dài 450 trang liệt kê rõ những hoạt động mà TC đã «xâm
nhập lãnh hải Nhật Bản, vi phạm không phận Nhật Bản và cả những hành
động nguy hiểm có thể gây ra sự cố với hậu quả khôn lường.»
Tiêu biểu và cụ thể như một chiến hạm Trung Quốc đã «khóa » radar
điều khiển đường bắn trên một chiến hạm Nhật Bản ngoài khơi quần đảo
Senkaku. Hành động chốt radar theo thông lệ được coi là bước chuẩn bị
cho hành động tấn công thực thụ.
Chánh quyền Nhựt tăng ngân sách quốc phòng. Bộ Quốc phòng Nhựt tăng
cường công tác phối hợp giữa quân đội, hải, không quân với lực lượng
cảnh sát biển trong công tác tuần tra các vùng biển của Nhật Bản. Quân
đội sử dụng đến cả phi cơ và các loại phương tiện chiến đấu khác. Tính
đến tháng 3/2013, Nhựt đã tung ra 300 phi vụ chiến đấu cơ đã thực hiện
đã sẵn sàng đối phó với các máy bay Trung Quốc áp sát không phận Nhật
Bản.
Bạch thư không dấu diếm, nói trắng ra Nhựt siết chặt liên minh quân
sự với Washington, với các nước Đông Nam Á để đối phó với TC.
Sau Bạch Thư của một chánh quyền Nhựt hết sức cứng rắn đối phó với âm
mưu TC xâm lấn biển đảo của Nhựt, tin báo Yomiuri Shimbun của Nhựt
15/07/2013, còn cho biết để củng cố chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản,
chính quyền Nhật có thể sẽ quốc hữu hóa toàn bộ các đảo chưa có sở hữu
chủ nằm trong vùng biển của nước này. Thủ tướng Shinzo Abe lập một đội
công tác liên ngành gồm Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp, cũng như đại diện
của lực lượng tuần duyên để tìm hiểu về các sở hữu chủ và tên của khoảng
400 hòn đảo xa bờ Nhật Bản. Công tác này phải hoàn thành trong năm tới.
Năm rồi, Nhựt đã kiểm kê và đặt tên cho khoảng 40 đảo khác, bao gồm một
số đảo nằm trong vùng đang tranh chấp với Trung Quốc.
Thái độ và hành động của nước và dân Nhựt chống TC để bảo vệ giang
sơn gấm vóc đáng là một bài học cho nhà cầm quyền CS Hà nội nếu những
người này còn một chút điểm lương tâm VN –một bài học sẽ phân tích trong
kỳ sau.
VN là nước mất biển và đảo nhiều nhứt vào tay TC. Dù VNCS là một chế
độ có quân lực hùng mạnh hạng nhì ở trong vùng, chỉ sau TC. Tuy nhiên
Đảng Nhà Nước VNCS là nhà cầm quyền phản ứng rất yếu ớt, nhu nhược nhứt,
như thông đồng với TC vậy. Đến đổi CSVN là chế độ duy nhứt trong lịch
sử VN và có thể trong lịch sử thế giới không cho phép người dân bày tỏ
lòng yêu nước, chống ngoại xâm. Đến đổi CSVN là chế độ duy nhứt trong
lịch sử VN, để mất đất, mất biển, bị xâm lấn mà không rút một cây gươm,
bắn một tiếng súng.
Nhưng trong tủi nhục và thất vọng triền miên của người dân, mới đây
lại loé lên một niềm hy vọng. Hy vọng Đảng Nhà Nước hối hận sau chuyến
đi sang Tàu của Chủ Tịch Trương tấn Sang quá quỵ luỵ, quá thiệt thòi cho
VN. Hy vọng Hoa kỳ là một cái phao cứu sinh trong nguy cơ mất nước của
người dân Việt.
Báo Đất Việt, một tờ báo ngoại vi của “báo đài” của Đảng Nhà Nước
CSVN, hôm Thứ Sáu 12-7 có một bài báo lạ. Lâu nay báo đài của Đảng CS bị
TQ và VN định hướng dư luận nên không dám nói TC xâm lấn biển đảo VN.
Thậm chí tàu đánh cá của ngư dân VN bị tàu TC tấn công, báo đài cũng sợ
phạm húy cũng chỉ nói tàu lạ thôi.
Bây giò Báo Đất Việt trong một lần hiếm hoi, hy hữu có một bài viết
tựa đề “Tác chiến điện tử Việt Nam trong bảo vệ Trường Sa”, dùng lời lẽ
mạnh mẽ cảnh cáo Trung Quốc không nên tính chuyện gây hấn với Việt Nam ở
Trường Sa, vì sẽ phải chịu nhiều tổn thất.
Vì lạ nên nhiều ý kiến bàn ra tán vào. Đáng chú ý có Giáo sư Nguyễn
Mạnh Hùng từ Washington DC nhận định rằng, chắc chắn những lời đe dọa từ
phía Trung Quốc trong chuyến thăm của ông Trương Tấn Sang tới nước này
phải đủ mạnh, để khiến cho Cộng Sản Việt Nam phải lo lắng và nhanh chóng
chuẩn bị cho chuyến đi của ông Sang tới Hoa Kỳ ngay trong tháng này vào
ngày 25/7.
Nhưng xét cho cùng kỳ lý chẳng có gì lạ, đây là bài học mà báo của
Đảng Nhà Nước CSVN học của TC. Báo Đất Việt là báo ngoại vi như báo Hoàn
Cầu của TC. CS dùng để hăm he, đe dọa, làm nổi bật tinh thần quốc gia,
điều mà báo tiếng nói chánh thức của Đảng Nhà Nước không nói được. Nhưng
hy vọng này có mòi sớm tuyệt vọng nữa vì nằm trên không gian ão của báo
đài của Đảng Nhà Nước CSVN. Bây giờ CSVN mới mướn thêm 80,000 tuyên
truyền viên miệng để đánh phá blog yêu nước, và để đánh bóng đảng.
Còn chuyện Ô Chủ Tịch Trương tấn Sang được TT Obama mòi sang Mỹ gặp ở
Toà Bach Ốc không thể là một chiếc đũa thần có thể giải trừ thứ bùa
“sanh từ phù” mà TC đã ếm Bộ Chánh Trị của Đảng Nhà Nước CSVN. Chánh
quyền Mỹ nói chung coi quyền lợi của Mỹ đối với TC vạn lần hơn đối với
VN. Mỹ có vuốt mặt TC phải nể mũi. Nội các TT Obama dù với trợ lực của
Ngoại Trưởng Kerry khi làm Chủ Tịch Uỷ Ban Đối Ngoại Thượng Viện đã từng
hai lần, ém nhẹm hai dự luật nhân quyền VN do Hạ Viện Mỹ thông qua với
đa số áp đảo, và với Bộ Trưởng Quốc Phòng Hagel tuy Cộng Hoà mà hồn Dân
Chủ có tiếp TT Obama cũng khó nâng tương quan Hà nội -Washington lên
thành đối tác chiến lược, để Mỹ bán vũ khí sát thương cho CS Hà nội vì
hồ sơ nhân quyền VNCS quá tồi tệ. Ô Trương tấn Sang cũng không dám
nghiêng về phía Mỹ trên đường đi đu dây, là vì CSVN quá lệ thuộc chánh
trị đảng phái, chánh trị địa lý, kinh tế của TC. Bà con xa, không bằng
láng giềng gần, có thể đọc toan tính trong bụng của CS Hà nội. Họ đi với
Mỹ thì mất đảng là mất tất cả, còn đi với TC tuy mất đất vẫn còn có thể
tự thực dân” dân bóc lột đồng bào, hay có thể làm thái thú cho quân Tàu
cũng vẫn vinh thân phì da./.
0 comments:
Post a Comment