Vũ Đức Khanh/Asia Sentinel - Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ
Chính sách chuyển trục của Hoa Kỳ vào khu vực
châu Á-Thái Bình Dương không phải chỉ là biểu hiện xù lông đập cánh làm
phiền Trung Quốc, với việc Bắc Kinh xem đấy như một sự xâm nhập và cơ
hội. Đối với một số nước trong khu vực, lo lắng vì tính quyết đoán ngày
càng tăng của Trung Quốc, sự xuất hiện của Mỹ chỉ có thể là một điều
lợi. Tuy nhiên, trong giai đoạn thắt lưng buộc bụng này, khi Hoa Kỳ phải
chú ý đến việc giảm ngân sách quốc phòng của mình, vai trò chính xác
trong khu vực của Hoa kỳ là gì ?
Không còn nghi ngờ gì nữa, vai trò đó sẽ phải bị
suy giảm đi rất nhiều, đòi hỏi đến sư hợp tác hơn nữa giữa các đồng
minh nhằm đạt được mục tiêu của mình. Để được như thế, việc xây dựng các
đồng minh sẽ trở nên quan trọng cho sự thành công của Mỹ trong khu vực,
tuy nhiên, trong việc lựa chọn đối tác chiến lược, Mỹ phải chắc chắn
trong việc lựa chọn một đối tác đúng.
Quay lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Quay lại khu vực châu Á-Thái Bình Dương
Nếu như thế kỷ 21 phải thuộc về khu vực Thái
Bình Dương, rõ ràng Hoa Kỳ muốn là một phần của khu vực ấy. Gần đây, Hoa
Kỳ đã thường xuyên mô tả mình như là một "quốc gia Thái Bình Dương,"
như thể để tạo ấn tượng rằng quá trình chuyển đổi của mình đến sân khấu
Thái Bình Dương là điều tự nhiên. Minh định cho rõ, quyền lợi của Mỹ
trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã có lâu từ thế kỷ 19, với cuộc
chiến tranh sớm dở dang, tại hại giữa Mỹ và Pilippines và ngay thế kỷ
sau đó nhìn thấy sự tham dự nhiều hơn của Mỹ trong các nước Châu Á khác
nhau, vào thời gian trước, trong và sau chiến tranh thế giới thứ Hai,
bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
Sẽ là điều sai lầm để tin rằng Hoa Kỳ từng thực
sự rời khỏi khu vực Thái Bình Dương. Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ, đồn trú
ngoài khơi Nhật Bản kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai, đã phục vụ cho
việc phóng chiếu sức mạnh của Mỹ trong khu vực. Có vẻ như trong thập kỷ
qua, dưới bối cảnh của thế kỷ trước, là một kết quả từ những cuộc tấn
công của khủng bố vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Đó là một buổi sáng tàn
phá vốn đã có ảnh hưởng sâu rộng về chính sách đối ngoại của Mỹ. Hoa Kỳ
đã phải định hướng lại tình báo quân đội của mình và các dịch vụ thực
thi pháp luật để giải quyết nạn khủng bố, chủ yếu ở Trung Đông và Trung
Á, bằng chi phí của các cam kết của mình ở những nơi khác.
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, chiến chống khủng bố của Mỹ đã được xác định và chi phối hướng đi của đất nước.
Để hợp tác, làm việc với các nước khác
Tuy nhiên, khi hoạt động của Mỹ ở Iraq và tiếp
theo là Afghanistan đã tổn thương, suy giảm đi, Washington được rảnh tay
để chuyển hướng tập trung trở lại về khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Điều này đã có tác dụng dự đoán được của một nước Trung Quốc phiền
nhiễu, đất nước đang gia tăng sự thịnh vượng và vị thế trên trường quốc
tế, cho phép họ lên mặt táo bạo trong việc khẳng định sự hiện diện của
mình, khiến đã cảnh báo các nước láng giềng. Philipppine và Việt Nam đã
có tiếng nói mạnh mẽ trong lời phản đối của mình đến sự quyết đoán của
Trung Quốc, đặc biệt khi có liên quan đến các tranh chấp ở Biển Đông.
Đối diện với những khả năng phải cắt giảm sâu
đến ngân sách quốc phòng của mình, Mỹ đã theo đuổi một cách tiếp cận đa
phương cho trục châu Á-Thái Bình Dương, với việc sẵn sàng dẫn đạo các sự
kiện nhưng đa phần là chia sẻ trách nhiệm giữa các đối tác.
Trong chuyến thăm Singapore, Việt Nam, và Ấn Độ
từ tháng năm qua tháng sáu năm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Leon Panetta là
người đã phác thảo tương lai của Mỹ trong khu vực. Nói một cách vắn
tắt, vị bộ trưởng đã tuyên bố rằng trục chuyển của Hoa Kỳ không có liên
quan gì nhiều đến Trung Quốc mà đa phần là về thúc đẩy ổn định trong khu
vực. Trong số các mối quan tâm chính được lbộ trưởng Panetta liệt kê là
nạn buôn người, ma tuý, khủng bố, vi phạm bản quyền đồng thời cả vấn đề
Bắc Triều Tiên. Gầnnhư hoàn toàn không hành động đơn độc, Hoa Kỳ sẽ tìm
kiếm hỗ trợ từ các đối tác của mình, về các vấn đề không chỉ liên quan
đến Mỹ mà còn là vì tất cả các nước trong khu vực.
Để giải quyết những hiểm họa trên, bộ trưởng đã
công bố rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp tư vấn và hỗ trợ để giúp cải thiện khả
năng quân sự cho các đối tác của họ. Từ sự tham gia trong Đối thoại
Shangri-La và các cuộc hội kiến trực diện với các đối tác của mình từ
Singapore, Việt Nam, Ấn Độ và giữa các quốc gia khác, của mình, bộ
trưởng Panetta, tháp tùng bởi các viện chức quân sự và chính phủ cao
cấp, đã đem đến sự xuất hiện của những người hoạt động cần mẫn nhằm lan
truyền thông tin về sự trở lạiThái Bình Dương của Mỹ. Như trường hợp với
Libya, Hoa Kỳ sẽ không còn là diễn viên chính hoặc duy nhất, nhưng là
một nhà hỗ trợ, giúp đỡ những nước khác trong việc đạt được các mục tiêu
chung.
Lựa chọn đúng đối tác
Hoa Kỳ sẽ không có khó khăn trong việc tìm kiếm
đồng minh ở khu vực Thái Bình Dương. Các đồng minh truyền thống như
Philippines, Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan và Australia có thể trông cậy
được. Các quốc gia khác như Singapore và Indonesia cũng có thể sẵn sàng
hỗ trợ hoặc ít nhất là cung cấp những hỗ trợ ngoại giao cho các nỗ lực
của Mỹ trong khu vực. Tuy nhiên, trong việc lựa chọn một đối tác mới,
Hoa Kỳ cần phải cảnh giác để không chọn lựa sai.
Mối quan hệ gần gũi hơn với Việt Nam, đặc biệt
là trong lĩnh vực bán vũ khí, là tùy thuộc vào việc cải thiện nhân quyền
ở Viêt Nam đã từng là quan điểm của Hoa Kỳ. Cho đến nay, các cải thiện
trong những lĩnh vực này vẫn còn thiếu sót, và đúng như lời mình đã cảnh
báo, cho đến nay Mỹ vẫn không bán vũ khí cho Việt Nam.
Tất cả các các lập trường này sẽ thay đổi nếu
tình hình ở Thái Bình Dương trở nên quá bất lợi cho Mỹ. Và nếu là như
thế, Mỹ sẽ không thể hy sinh uy tín đạo đức của mình để cứ giữ lập
trường cũ mà bỏ qua cơ hội thuận tiện và đạt được các lợi ích ngắn hạn.
Làm thế nào mà một chính phủ từng có kỷ lục liên
tục và từng được chứng minh về các vi phạm nhân quyền có thể được tin
cậy để xử lý thích hợp các vũ khí dành cho quốc phòng? Đây không phải là
căn bản để xây dựng một quan hệ đối tác. Mỹ nên thận trọng khi chấp
nnận bất cứ thiện chí nào của Việt Nam khi các nhà lãnh đạo đất nước này
có ý định bảo vệ lợi ích bản thân của họ bằng cái giá phải trả của các
công dân mình. Việt Nam có thể là một đối tác có giá trị chiến lược tại
Thái Bình Dương, nhưng trước tiên đất nước này phải thay đổi.
Một mối quan hệ ổn định, thịnh vượng và mạnh mẽ
giữa Mỹ và Việt Nam đòi hỏi đến một nước Việt Nam dân chủ, và tôn trọng
các quyền và đặc quyền của người dân. Các giá trị và niềm tin chung sẽ
đoàn kết được hai nước, như trong cùng một cách mà Hoa Kỳ cư xử với
những người bạn Anh Quốc và Nhật Bản, hai kẻ thù lịch sử hiện trở thành
các đồng minh. Chẳng phải là nhân dân Việt Nam chống lại cải cách chính
trị và quyền con người , mà chính là chính phủ của họ.
Không cần phải nói cũng biết, Hà Nội đang phải
đi một đường cheo leo căng thẳng để có thể phát triển quan hệ gần hơn
với Hoa Kỳ mà không gây nguy hiểm cho mối quan hệ với Trung Quốc. Đó là
một nhiệm vụ không đáng có, đòi hỏi một khả năng ngoại giao khéo léo.
Tuy nhiên, tất cả những điều này có thể đạt được nếu có một chính phủ
dân chủ. Hơn một lần, Hoa Kỳ đã hợp tác với các chính phủ ít dân chủ hơn
khiến đưa đến những kết quả khó khăn. Nếu thế kỷ sắp đến này thuộc về
Thái Bình Dương, và nếu Hoa Kỳ muốn là một phần của tương lai này,họ
không thể thực hiện cuộc trở lại của mình bằng cách bắt tay với một chế
độ như của Việt Nam.
Tất cả những điều này không phải là để nói rằng
Mỹ nên tham gia vào việc lật đổ chính phủ. Mà là để nói rằng, Hoa Kỳ
phải sẵn sàng dành thời gian và nỗ lực để giúp các quốc gia độc tài và
độc đảng chuyển tiếp sang dân chủ. Chính hành động đa phương thay vì đơn
phương sẽ mang lại các con đường tốt nhất để thành công về lâu dài. Nếu
Hoa Kỳ muốn thủ diễn bất cứ vai trò nào trong khu vực châu Á-Thái Bình
Dương - hơn cả bất cứ điều gì mà khả năng quân sự của mình có thể huy
động vào khu vực - Hoa Kỳ phải được xem là một đồng minh đáng tin cậy.
Nguồn: Asia Sentinel
0 comments:
Post a Comment