Nguyễn Văn Lục - Hiện nay, chỉ có khoảng hai chục ngàn người Bắc Hàn đến được Nam Hàn trong số 22 triệu dân Bắc Hàn. Con số thật ít ỏi vì biên giới Nam- Bắc Hàn được canh phòng rất kỹ lưỡng. Người ta nói một con chó chui qua cũng không lọt.
Vì thế, sau này phần lớn những người Bắc Hàn
chọn con đường tỵ nạn đi ngã qua Trung Quốc. Cho đến năm 1999 mới chỉ có
khoảng hơn 1000 người đến được Nam Hàn. Nhưng con số này hiện có dấu
hiệu gia tăng thêm nhiều.
Vì vậy, Bắc Hàn vẫn là một trong những nước cộng sản hiếm hoi còn sót
lại ở mức độ chậm tiến, độc đoán và tồi tệ nhất mà ít người được biết
đầy đủ những gì thực sự đang xảy ra ở nơi hỏa ngục trần gian ấy.
Sau
đây là một trong những câu chuyện thương tâm ấy được viết lại của một
cô gái tạm gọi là Eunsun Kim(tên giả để tránh mọi sự trả thù của chính
quyền Bình Nhưỡng đối với những thân nhân còn bị kẹt lại) và được một ký
giả Pháp, ông Sébastien Falletti làm việc ở Hán Thành viết cho các tờ
Le Figaro và tờ Le Point đã giúp cô Eunsun Kim trong việc biên tập cuốn
sách này.
Cuốn sách có nhan đề là: Corée Du Nord. 9 ans pour fuir L’enfer. Xuất
bản mới đây, tháng 3/2012. (Bắc Hàn, 9 năm để đào thoát khỏi địa ngục)
Tôi đã đọc một mạch hết cuốn sách này. Đọc đến đâu thấm đến đó. Tuy
nhiên, nhiều điều tôi vẫn không thể mường tượng nổi được. Một Nam Hàn
nay thuộc các nước phát triển hàng đầu của Á Châu lại có thể có một Bắc
Hàn chậm lụt, mọi rợ, kém văn minh và để dân chết đói như thế!
Đọc để nhớ, để so sánh, để một cách khác thương dân mình hiện nay còn bị
đầy đọa bởi người cộng sản. Đọc cũng như thể thấy lại được chính mình,
tìm lại được những ngày tháng lao đao trên biển cả cách đây hơn 30 năm.
Nhưng khi đọc cuốn sách này, người ta không thể trông chờ ở một cô nữ
sinh ở độ tuổi 11 khi trốn ra khỏi Bắc Hàn có thể thấy hết và tố cáo một
cách có hệ thống về sự tàn bạo của chế độ Cộng Sản. Đó không phải là
việc của cô có thể làm được.
Nhưng những điều gì cô nói ra đều là sự thật không thêm bớt từ của miệng
một đứa trẻ. Nó có giá trị tự tại của nó- giá trị trung thực và ngây
thơ của một đứa trẻ chưa phân biệt rõ biên giới thiện ác-.
Đọc cuốn chuyện này, nó nhắc nhở chúng ta câu chuyện cuốn Nhật ký của
một cô gái người Đức, gốc Do Thái, Anne Frank (Journal d’Anne Frank,
năm 1942) đã làm lay động lương tâm cả nhân loại cách đây hơn nửa thế
kỷ.
Kết thúc số phận của cô Eunsun Kim đã hẳn không bi thảm như số phận đã
dành cho Anne Frank. Anne Frank bị chết trong trại tập trung về bệnh sốt
rét. Và cuốn nhật ký của cô may mắn được tìm thấy sau này đưa những
trang nhật ký của cô trở thành tiếng nói thức tỉnh lương tâm nhân loại.
Còn cô Kim sau 9 năm trốn chạy với biết bao khốn khổ và nhục nhã cuối
cùng thì cũng đã đến được bến bờ Tự Do. Chúng ta đã hẳn chẳng ai mong
muốn một số phận hẩm hiu dành cho cô Kim để được người đời thương tiếc
như Anne Frank!!
Câu chuyện bắt đầu vào năm Kim được 11 tuổi. Đó là tháng 12/ 1997. Gia
đình Kim cũng như nhiều gia đình khác ở Bắc Hàn đang lâm vào cảnh đói
trầm trọng. Con số người chết đói không ai tính hết được. Nó có thể lên
đến nửa triệu mà cũng có thể lên đến con số hàng triệu người.
Cái chết của hàng triệu người dân Bắc Hàn vào cuối thập niên 1999 trong
khi bờ bên kia vĩ tuyến – dân Nam Hàn có cuộc sống ấm no và thịnh vượng
thuộc những nước hàng đầu ở Đông Nam Á.
Điều đó đủ nói lên một thực tế hiển nhiên: Một bên là Thiên Đàng, bên kia là địa ngục.
Bố mẹ Kim đã phải bán tất cả những gì có thể bán được để đối lấy miếng
ăn. Chỉ trừ một cái bàn mà trên bức tường còn treo hai bức ảnh lãnh tụ ”
Tổng thống muôn đời” Kim II-Sung và người con kế vị Kim Jong-il.Họ đang
từ trên đó nhìn xuống gia đình Kim với những lời hứa hẹn một Bắc Hàn
“Hùng cường và thịnh vượng “!!. Đó chỉ là những lời tuyên truyền dối
trá, phỉnh gạt dân Bắc Hàn từ hơn 30 năm rồi mà sau này Kim mới vỡ lẽ
ra.
Họ không thể đốt hai bức ảnh để bán hai cái khung ảnh đó được, vì nếu bị
khám phá, họ sẽ bị phạm tội bất kính và lãnh án tử hình. Chỉ cần có
những lời lẽ xúc phạm đến lãnh tụ thì kể như cuộc đời kể như tàn.
Kim nhớ lại hồi còn đi học tiểu học, chính quyền đã tập trung các học
sinh tại sân vận động để chứng kiến những cảnh hành quyết các tội nhân
bị kết án xử bắn, trong đó có những phạm nhân đã phạm tội “bất kính”với
lãnh tụ.
Bắt trẻ con chứng kiến những cảnh hành hình dã man như vậy đến các chế
độ nô lệ phong kiến thời xưa cũng không làm. Nó cũng nhắc nhở mọi người
nhớ lại cảnh đấu tố trong Cải cách ruộng đất thời 1954. Cả dân làng bị
xách động đi dự những phiên xử đấu tố địa chủ mà mọi người bị ép buộc
phải lên tố cáo.
Bắc Hàn hay Bắc Việt, cộng sản ở đâu cũng cùng một phương thức cộng sản,
nếu có khác chăng là ở mức độ tàn bạo nhiều hay ít. Lúc nào nó cũng
nhắc đến nhân dân, nhưng nhân dân là công cụ, là cỏ rác, là thành phần
bị lợi dụng và bóc lột hơn ai hết. Tại Trung Quốc, 800 triệu nông dân ì
ạch vác 30 thứ thuế đủ loại trên vai. Mà ở Việt Nam thời bao cấp, có
2000 trạm thu thuế từ Bắc chí Nam. Nó moi móc, lục soát, nắn bóp dờ nắn
cơ thể những người phụ nữ đi buôn chui trên xe hàng, xe lửa để đánh thuế
vài kí gao, vài ký thịt.
Còn hiện nay, chính quyền cộng sản vẫn có thể trơ trẽn, tráo trở gọi đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý.
Kim đã chứng kiến nhiều lần các cuộc xử bắn như thế. Xác các nạn nhân
sau đó còn bị các tên lính lấy bộ óc ăn sống vì họ tin rằng chữa được
nhiều bệnh.
Tôi tin là cô Kim không thể viết bịa điều này và tôi tin là mọi người
đọc cô Kim với lối viết xem như “bình thản”, ” không mảy may xúc động”, ”
không nôn mửa”, không để lại một ấn tượng sâu xa nào khi chứng kiến
cảnh hành hình này là điều làm tôi kinh sợ nhất.
Cô đã bị đầu độc đến tận xương tủy, tận tim óc mà các hệ thống giây thần
kinh cảm giác đều bị liệt kháng. Những con người trong guồng máy độc
tài toàn trị là những con vật-người. Những bộ máy biết đi.
Đó là bệnh vô cảm liệt kháng hiện nay tại các nước XHCN, nhất là tại Việt Nam và Trung Quốc.
Cái mâu thuẫn đến vô lý là cô có thể xúc động, khóc dễ dàng khi nghe tin lãnh tụ cộng sản họ Kim chết. Cô viết như thế này :
” Comme tout le monde, au lendemain de la mort de Kim II-sung, J’ai craqué” (Như tất cả mọi người hôm sau ngày lãnh tụ Kim II-sung chết, tôi bật khóc).
” Comme tout le monde, au lendemain de la mort de Kim II-sung, J’ai craqué” (Như tất cả mọi người hôm sau ngày lãnh tụ Kim II-sung chết, tôi bật khóc).
Nhưng cô lại gần như thản nhiên khi chứng kiến những cảnh phạm nhân bị
trọi bi bịt mắt, bị hành hình và não bị người ta ăn sống.
Đây là một đoạn văn vắn gọn trong một vài dòng của môt cô gái đã làm tôi
xúc động vì sự ngây thơ, vô tội của cô và nhìn thấy bản chất tàn độc vô
vàn của chế độ ấy.
Trước đây, gia đình Kim còn có miếng ăn vì mẹ Kim làm trong một nhà bếp ở
nhà thương ở một trại mỏ, bà biết thu vén, chắt chiu mang đồ ăn dư thừa
về nuôi cả nhà.
Từ đây cho đến hết cuốn hồi ký, hình ảnh bà mẹ Kim- mặc dù chỉ là nhân
vật phụ- đã ám ảnh tôi suốt hành trình cuộc sống của một gia đình Bắc
Hàn tiêu biểu. Bà là thứ mà chỉ dùng những biểu tượng trong thiên nhiên
may ra mới nói hết được.Bà như một cây cổ thụ được Sơn Nam mô tả như
sau:
“Như những cây cổ thụ bám
vào kẽ đá. Mùa nắng không một giọt nước, ấy thế mà cây sống gan lì, đôi
khi tòn ten, dộng đầu xuống đất, trở gốc lên trời, chờ ngày xa xôi nào
đó, trời sẽ mưa, hoặc đêm đến, sương rơi mịn màng`”.
Nhưng thiên nhiên còn có hy vọng có ngày mưa, cộng sản có ngày nào là ngày mưa?
Người đàn bà xem ra yếu đuối, mảnh mai, một người đàn bà như muôn người
đàn bà khác lại có sức mạnh phi thường- sức mạnh của bản năng sinh tồn-
sức mạnh của giống cái bảo vệ đàn con của nó-. Một sức mạnh vô địch mà
ngay đến mãnh hổ khi đối đầu cũng phải chùn bước.
Đó là cái khám phá thứ hai đến kinh dị khi tôi đọc cuốn Hồi ký này.
Những người khác trong bối cảnh một xã hội hà khắc, bất nhân lần lượt
gục ngã như những cây chuối trong cảnh “chém treo ngành”, thân gục xuống
lót đường cho một hy vọng ánh sáng lóe lên (. và rồi ánh sáng hiện ra,
sách Sáng thế ký (1,3).
Hay như lời tuyên bố bánh vẽ của Mao ngày 9, tháng giêng 1963 như sau:
“Thời gian cấp bách mà còn biết bao nhiêu điều phải làm. Trời đất vẫn quay và ngày tháng qua mau. 10 ngàn năm thì quá lâu!
Hãy nắm lấy ngày hôm nay! Hãy nắm lấy nó “.
Nhưng ngày hôm nay là ngày gì? Ngày bất tận- ngày dài không bao giờ dứt-
ngày bất hạnh với bước nhảy vọt 1958-1959. Ngày của cách mạng văn hóa.
Và tháng 10, 1966 Mao dõng dạc tuyên bố:
“Chính ta là người đốt lên ngọn lửa của cuộc hỏa hoạn”.
Những con vật hy sinh cho ngày ấy lần lượt là bà ngoại, ông ngoại của
Kim rồi bất hạnh nhất đến lượt bố Kim chết vì đói. Bố Kim chết, không có
đến miếng cỗ ván để chôn.
Ông là người đàn ông chỉ có thể mạnh và tồn tại trong một xã hội
Người-Người và trở thành bất lực, gục ngã trong một xã hội Người-súc
vật. Ông chỉ có cái đầu, nhưng lại thiếu một lá gan trong một đất nước
mà “Một con cá lội , mấy người buông câu”. Nói cho cạn nghĩa, ông chỉ có
cái “giá trị trú ẩn” (mượn lại một từ kinh tế valeur refuge) trong
một xã hội có tổ chức, có pháp luật. Ông không có khả năng tồn tại trong
một một xã hội mà tính phá sản mang tính chất lừa đảo(Faillite
frauduleuse)-một xã hội lưu manh vườn và lưu manh mang tính Đảng.
Vì thế, ông gục ngã dễ dàng mà đến lúc chết cũng không biết tại sao một
người như ông lại chết- một người lương thiện- lại là người chết đầu
tiên, chết trước những người như vợ ông.
Còn lại trên đời này ba người đàn bà mà xã hội đã chừa lại:
Mẹ Kim, chị gái và Kim.
Ai có thể nghĩ rằng, người đàn bà yếu đuối này có thể tồn tại giữa báo táp thời đại?
Mẹ và chị của Kim đã quyết định bỏ đi tìm”miếng ăn hy vọng” ở bến tàu
chưa về.Kim chờ đợi trong sáu ngày bị bỏ đói và đã viết chúc thư để lại
như sau:
” Mẹ ơi. Con chờ đợi mẹ mãi
chưa về. Nay đã 6 ngày rồi chờ đợi mẹ. Con biết rằng con sắp chết. Tại
sao mẹ không về? Rồi cô thiếp đi tưởng chắc rằng sẽ không còn thức dạy
nữa”.
Thế rồi Mẹ và chị cô đã về đúng lúc, nhưng tay không có gì!!
Hành trình sa mạc bắt đầu từ đây, từ những quyết định táo bạo của mẹ
Kim- một người đàn bà phi thường được trui rèn trong khó khăn và thử
thách- bà quyết định đi tìm con đường sống trong cái chết đang kề cận.
Nhưng trước hết, xin để Kim kể lại một vài câu chuyện thời thơ ấu của cô- theo cái nhìn và sự hiểu biết của cô -.
Thời thơ ấu
Cuộc sống của Kim và gia đình của cô trương đối, “đủ ăn” vào thời điểm
năm 1990-. Bố cô, một người đàn ông không mấy tháo vát và biết soay sở,
không phải là mẫu người đàn ông lý tưởng của các thiếu nữ Đại Hàn. Dưới
mắt phụ nữ Đại Hàn, người đàn ông lý tưởng là người đàn ông giỏi!! Dầu
không là người đàn ông giỏi, ông cũng là công nhân xưởng sản xuất vũ khí
” 20 tháng giêng”. Thời giờ còn lại, ông làm những việc “vô ích” như
say mê “viết lách”!! Mẹ cô làm bếp trong một nhà thương của xưởng mỏ và
bà biết xoay sở để gia đình có được cái ăn cho vào miệng.
Ngay từ đầu cả nhà chỉ biết trông cậy vào bà.
Mỗi ngày Kim đến trường trong bộ đồng phục áo sơ mi trắng, váy xanh,
khăn quàng đỏ. Tiêu biểu một học sinh “giỏi và ” “ngoan”. Đến trường,
học sinh phải xếp hàng ngay ngắn theo lớp, đi như diễn binh, bước đều
theo nhịp của các binh sĩ (Marche militaire)- mười người như một và hát
những bài ca tụng lãnh tụ. Bài học chính trong lớp là học về đời sống
của các lãnh tụ. Nó quan trọng chẳng khác gì môn toán, tiếng Đại Hàn và
Đạo đức cộng sản.
Khỏi phải nói, kỷ luật trong trường thật nghiêm khắc và chỉ cần nói
chuyện trong lớp cũng đủ chịu hình phạt chịu xỉ nhục bị đánh bằng thước
trước mặt cả lớp. Cuối giờ học trong ngày là đến giờ kiểm thảo mà mỗi
học sinh phải tự kiểm thảo trước cả lớp trong đó đồng thời”mệt” hơn cả
là có bổn phận tố cáo bạn bè mình về những hành vi và thái độ của bạn
mình.
Cái được gọi là giỏi và ngoan của Kim là biết làm theo lệnh, chịu khuất phục và ngay cả tố giác bạn mình!!
Cô nhớ lại khi được tin Kim II-Sung chết, ngày 8 tháng bảy, 1994 Kim
thấy mẹ đi làm về khóc sướt mướt và sau đó bà đã sỉu. Nhiều người dân
Bắc Hàn đã chết ngất khi nghe tin lãnh tụ của họ qua đời.
Dưới mắt một đứa trẻ như Kim, lãnh tụ là một ông Trời. Làm sao ông Trời
lại có thể chết được – Đó là con người đã cứu nhân dân Bắc Hàn ra khỏi
ách thống trị của người Nhật. Khi nghe tin lãnh tụ chết, đời sống toàn
nhân dân như ngừng lại và khắp nơi xảy ra cái cảnh tượng cuồng loạn tập
thể. Những người lính lăn lộn dưới đất khóc, những người phụ nữ kêu gào,
khóc lóc thảm thiết vật vã. Trời đất mưa gió sảm thầu.
Đó là hiện tượng khóc tập thể!!(Lời bình của người viết).
Viên trưởng thôn, một thứ hung thần địa phương, bằng một thái độ nghiêm trọng và khẩn trương, đến từng nhà báo tin dữ.
Ngày hôm sau, không còn một cọng hoa nào còn có thể mọc lên được ở Bắc
Hàn vì các trẻ con đã cắt hết để tưởng nhớ lãnh tụ. Kim như mọi đứa trẻ
khác, cô đã khóc lóc thảm thiết.
Chỉ sau này, khi đã đến Hán Thành, Kim mới dần dần hiểu là cô đã bị
nhiễm độc tuyên truyền. Và dân Bắc Hàn đã hoàn toàn bị cô lập với thế
giới bên ngoài. Cô đã có dịp đọc hồi ký của một người đầu bếp Nhật của
Kim jong-il đã phải chạy trốn về Tokyo vì đã chứng kiến và kể lại từng
chi tiết nhiều cảnh tượng tàn độc cũng như những cuộc trác táng truy
hoan của Kim jong-il.
Người đầu bếp tên Kenji Fujimoto từng sửa soạn món sushis trong nhiều
năm đã phải bỏ trốn vì sợ bị lãnh tụ Kim theo dõi trả thù.
Bây giờ thì Kim đã là một cô gái trưởng thành và hiểu rằng đất nước của
cô chỉ là một nhà tù rộng lớn mà hằng trăm ngàn người đã chết trong các
trại tập trung
Trận đói ở Bắc Hàn
Kể từ khoảng 1990, dân Bắc Hàn rơi vào thảm trạng chết đói. Cả năm, Kim
chưa hề biết đến món mì. Nhà thương đóng cửa và nguồn lợi cung cấp sự
sống còn cho gia đình Kim cũng cạn kiệt. Các tỉnh phía Bắc như vùng
Hamgyong của gia đình Kim là chịu thảm khốc đói kém hơn cả. Các cửa
hàng hợp tác xã đã ngưng bán cả sáu tháng nay. Điện không có, vì không
có bóng đèn mà có bóng đèn thì nhà máy điện không đủ nhiên liệu cũng
ngưng chạy. Nói chi đến sưởi? Chỉ trừ các hàng sĩ quan và viên chức cao
cấp là được cung cấp thực phẩm.
Vì thế, sau năm năm đói kém thì từ năm 1995, gia đình Kim lần lượt chết
dần chết mòn như sung rụng: Ông bà ngoại rồi đến bố Kim. Phần KIm phải
nghỉ học.
Từ nay còn lại ba người phụ nữ. Mẹ Kim phải đi ăn trộm ở những cánh đồng
trồng bắp hoặc lúa hoặc rau. Vẫn không đủ ăn, họ phải đào các loại củ,
nấm để ăn thêm. Rồi vào rừng chặt cành cây, kiếm củi để sống qua ngày.
Chặt cây mà không có lấy một con dao chặt cây.
Đi đến con đường cùng, Mẹ Kim quyết định tháo gỡ khung ảnh lãnh tụ đáng
kính xuống- bằng một thái độ cương quyết- chặt khung ảnh ra từng mảnh để
bán làm củi. Còn hình ảnh thì lén lút đốt để tránh bị tố cáo tội bất
kính với lãnh tụ có thể bị kết án tử hình.
Đó là một cử chỉ tuyệt vọng của con người trước cái đói, cái khát. Cả nhà được một bữa ăn từ khung ảnh lãnh tụ.
Cuộc Lưu vong
Kể từ những tuần lễ cuối cùng của mùa đông 1997-1998, số phận của Kim đã
đổi khác. Bị đẩy vào con đường cùng, không còn lối thoát nào khác, Mẹ
Kim đã quyết định bằng mọi cách phải trốn ra khỏi Bắc Hàn đến một nơi xa
lạ nào đó để cứu sống hai đứa con gái của bà.
Ở lại Bắc Hàn là để chờ chết. Một cái chết chắc chắn. Và không còn có
chút hy vọng gì có thể sống còn. Vào khoảng tháng giêng- 1998, Kim được
biết mẹ cô quyết định sẽ trốn sang Trung Quốc.
Vùng Eundeok chỗ Kim ở chỉ cách biên giới Trung Quốc khoảng một giờ. Đã
có tin một số người Bắc Hàn đã đi thoát sang Trung Quốc. Đã có quyết
định như thế rồi thì không gì có thể lay chuyển mẹ Kim. Bà nhận thức rõ
nỗi nguy hiểm. Bà nay chỉ sống dựa theo bản năng sinh tồn thúc đẩy bất
kể đến hiểm nguy. Bà sẽ trở thành kẻ đào tẩu, một kẻ phản quốc nếu bị
bắt. Nhưng mặc kệ, bà bắt đầu chuẩn bị cho cuộc đào thoát.
Và rồi vào một đêm, cả ba mẹ con đào thoát, ra khỏi nhà. Mẹ Kim đóng cửa
nhà lần cuối cùng. Mẹ Kim đã mượn người bạn quen một cái rìu và cái cưa
cho cuộc hành trình gian nan này. Cái rìu, cái cưa sẽ giúp mẹ con kiếm
củi độ nhật trong cuộc hành trình gian nan này.
Sau một thời gian đi bộ, họ đã tới được cái làng giáp giới với biên
giới. Họ chờ đêm tối để tiến tới được con sông Tumen mà bên kia là tự
do, là có cơm ăn, là hy vọng. Đêm nay là đêm quyết định sự sống của họ.
Nhưng đây là lần thứ hai họ tính vượt sông. Lần trước là khoảng tháng
tháng ba. Mùa xuân đang tới. Các mảng tuyết băng đá trên sông đang vỡ ra
từng mảng. Họ đành thất vọng trở về chờ mùa đông năm tới. Nhưng mẹ của
Kim quyết định trở lại năm tới.
Họ đã tới bờ sông, quan sát lính canh qua lại. Họ chờ đợi torng im lặng,
trong kiên nhẫn qua đêm và đếm xem những lượt đổi gác, chờ cơ hội.
Vào khoảng nửa đêm, mẹ Kim ra hiệu vượt sông. Kim và chị đều không biết
bơi. Mẹ Kim nắm chặt hai bên các con và dậm bước. Nước lạnh thấu xương.
Nước đã đến đầu gối, lên đến bụng, rồi ngập đến cổ. Kim nghĩ rằng mình
sẽ chết đuối.
Biết rằng không thể tiến thêm được nữa. Mẹ Kim đưa hai con về lại bờ.
Nhưng bướng bỉnh và quyết tâm, bà thử đi một mình, tìm một ngõ thoát
hiểm. Nhưng cũng chỉ một chút síu nữa, bà đã chết đuối chỉ còn cách bờ
sông phía Trung Quốc khoảng ba thước. bà thất vọng quay về, rét run lẩy
bẩy, trình diện bốt Bắc Hàn ở biên giới trong tủi nhục.
Bà nói dối viên trưởng đồn canh là đi mót củi, lạc qua bờ sông. Nhưng
lời nói dối chẳng qua mặt được ai. Viên trưởng đồn cho ba mẹ con ăn bắp
và bất ngờ với tấm lòng nhân đạo, đa thả cả ba mẹ con sáng hôm sau.
Không thể quay trở về làng, ba mẹ con quyết định đi đến cảng Rajin-
Sonbong. Đó là ngày buồn thảm nhất đời đối với Kim. Mẹ Kim phải bán rìu
và cưa để có tiền ăn.
Họ phải trốn vào nhà vệ sinh xe lửa để đi lậu vé. Hai ngày hành trình vất vả như thế để tới được nhà người dì.
Nhưng hai ngày sau, ba mẹ con phải cuốn gói ra xe lửa đi chui về lại
phía Bắc. Nạn đói xảy ra, không trừ một gia đình nào.Và nay thì họ bắt
buộc đi ăn mày, sống đầu đường xó chợ, chờ mùa đông năm tới.
Có khi cả tuần không tắm, rửa, rồi bệnh chấy rận và mỗi tối phải đi tìm
một chỗ để ngủ, rồi cuối cùng không còn chỗ nào khác là gầm cầu.
Sang một giai đoạn bi đát hơn, Kim theo một người bạn trai tập tành ăn
cắp, ăn cắp đủ thứ từ bắp ngô, cải bắp ngoài đồng. Người chủ bắt được đã
đánh đập mẹ Kim, nhưng không báo cảnh sát.
Thế rồi mùa đông lại đến. Mặt nước sông Tumen đã đông cứng lại như đá.
Ba mẹ con trở lại dòng sông hy vong. Lần này, may mắn có hai bố con một
gia đình cùng đồng hành trong chuyến đi lưu dầy định mệnh. Họ nay 5
người chờ đợi đến 5 giờ sáng để khởi hành.
Và cuối cùng họ đã sang được phía bên kia bờ của Trung Quốc. Và đây phải chăng là một bình minh mới đang chờ đợi họ?
Sau một ngày nhịn đói, khát và lạnh. Họ bạo dạn gõ cửa một căn nhà. Như
một phép lạ, một người đàn bà gốc Đại Hàn mở cửa và đón họ vào. Ở vùng
biên giới này có nhiều người gốc Đại Hàn cư ngụ như thế. Rồi họ gặp một
người đàn bà khác đón họ về và mối lái mẹ Kim cho môt người nông dân
Trung Quốc với nhiều hứa hẹn.
Mẹ Kim không có đường nào thoát đành miễn cưỡng nhận lời Ba ngày sau,
hai người đàn ông nhà quê xuất hiện và rước ba mẹ con về nhà họ.
Tất cả ba đều đã được bán với giá 2000 Nhân Dân Tệ. Họ đi xe buýt đến
một nơi vô định trong nhiều tiếng đồng hồ. Sau đó lại dùng xe bò để đi
về một vùng quê thuộc tỉnh Sukhyun-Jin. Họ đến một doanhb trại dơ dáy
bẩn thỉu nghèo nàn. Người đàn ông Trung Hoa sống chung đụng với bố mẹ và
anh em.
Và ngay từ những ngày đầu tiên sang đất Trung Hoa, họ phải ra đồng làm việc, làm quen với sự khó nhọc.
Trong dân làng, họ cũng tìm cách che chở ba mẹ con khi có bóng công an xuất hiện.
Phần mẹ Kim thì phải làm thế nào sinh một đứa con cho người chồng mới.
Đã hơn một năm rồi, chưa có dấu hiệu gì. Bà trở thành nạn nhân, bị đánh
đập chửi bới, xỉ nhục bởi người chồng mới.
Cuối cùng không chịu đựng nổi nữa. Mẹ Kim quyết định trốn đi. Nhưng sau
một đêm đi lạc loài, vô định. Ba mẹ con lại quyết định quy trở về chốn
cũ.
Nay tôi đã được 13 tuổi. Và mẹ tôi đã mang bầu.Tin đó đem lại một hy
vọng mỏng manh là gia đình người chồng của mẹ Kim có thể nhờ đó đối xử
tử tế hơn với ba mẹ con và nhất là đó cóm thể hợp thức hóa vấn đề cư trú
ở Trung Quốc.
Cuối cùng mẹ Kim đã sinh hạ được một đứa con trai vào tháng giêng 2011. Hình như mọi người đều vui mừng trước tin này.
Nhung mùa đông năm 2012 thì một tai biến lớn xảy ra. Cảnh sát đến gõ cửa
ban đêm và bắt cả ba mẹ con lên xe chở đi. Người đàn ông được coi là
chồng của mẹ Kim tỏ ra bất lực và mặc kệ ba mẹ con.
Và ngày hôm sau, họ đã chở ba mẹ con đến cái nơi phải đến. Họ đang trở
lại dòng sông Tumen. Hôm nay là 31 tháng 3, năm 2002, chúng tôi tất cả
quay trở về Bắc Hàn. Những ngày đen tối sắp tới và tuyệt mọi hy vọng.
Họ bắt chúng tôi phải được “cải tạo” và vì thế mẹ và chị mỗi ngày phải đi lao động.
Nhung số phận đã dành cho chúng tôi một lần nữa chút may mắn. Xe chở
chúng tôi về nhà tù ở Eundeok.Mẹ tôi nói với người đàn ông trách nhiệm
chở chúng tôi đi là đó là quê cũ nên chúng tôi có thể đi lấy một minh.
Đỡ tốn ba miệng ăn, người đàn ông đã để ba mẹ con tự về lấy. Đó thật như
một phép lạ.
Chúng tôi chỉ có một ý tưởng trong đầu là đào thoát sang Trung Quốc một
lần nữa.Chúng tôi đã bán những bộ quần áo Trung Hoa để lấy tiền ăn đường
và trở lại hướng Bắc về hướng biên giới. Lần này chúng tôi không được
may mắn và bị lính bắt. Cuộc tra hỏi xong, chúng tôi lại bị bắt giải tới
trại giam trước đây. Mẹ tôi khóc lóc vật vã và không chịu đi. Ngươi chỉ
huy động liong` và một lần nữa thả chúng tôi muốn đi đâu thì đi.
Ngay chiều hôm ấy, ba mẹ con lại quyết tâm vượt sông Tumen. Lại bị bắt rồi lại được thả.
Và ngay đêm đó, vào lúc 23 giờ đêm, ba mẹ con lại vượt qua sông Tumen.
Và lần này không có lính canh. chúng tôi đã vượt thoát sang phía biên
giới Trung Hoa.
Chúng tôi đã vượt được biên giới sang Trung Quốc và sau ba ngày lang
thang, chúng tôi quyết định thuê một xe taxi chạy về làng cũ của người
chồng của mẹ tôi và hứa đến nơi sẽ trả tiền.
Chúng tôi lại được họ đón tiếp niềm nở để tiếp tục khai thác sức lao động của ba mẹ con.
Nay chị tôi đủ khôn lớn quyệt vượt thoát để tự lập thân. Chị kiếm được
chân bồi bàn ở một tiệm ăn ở thành phố nhỏ tên Yongil.6 tháng sau, vào
mùa đông 2002, tôi đã được 16 tuổi, chị tôi đã kiếm được cho tôi một
chỗ làm ở tiệm bánh.
Thế là nay đến, lượt tôi cất cánh ra đi để lại mẹ tôi một mình Người chủ
của tôi trả cho 300 Nhân Dân Tệ, tương đương với 25 Eurô. Trong vòng 6
tháng, tôi đã có thể kiếm được 600 Nhân Dân tệ mỗi tháng.
Tháng sáu 2003, tôi nhận được điện thoại của mà tôi muốn bỏ trốn đi vì
phải trốn lánh mỗi khi có cảnh sát vào làng. Người chồng của má tôi tìm
đến cửa tiệm và dọa nạt Tôi bắt buộc phải bỏ công việc ở tiệm bánh để
tránh sự hăm dọa của người đàn ông- chồng của má tôi.
Đến lượt chị tôi cũng quyết đi xa hơn nữa để tránh thật xa người đàn ông
đáng nguyền rủa kia. Và rồi cuối cùng cả ba mẹ con tập trung ở Yongilo
và quyết tâm đi đến một thành phố lớn với 6 triệu dân: Thành phố Dalian.
Một lần nữa, chị tôi có cái nhìn xa hơn nữa: đi Thượng Hải và lần này chị tôi đi một mình.
Giấc mơ Nam Hàn
Tôi đã gọi điện thoại cho chị tôi để muốn đi Thượng Hải. Và sau những
dặn dò của chị, tôi đã đến Thượng Hải và tìm đến chỗ chị tôi làm việc.
Đó là một siêu thị do người Đại Hàn làm chủ.Và đến lượt tôi cũng tìm
được một vệc làm ở một tiệm ăn Đại Hàn. Thượng Hải đang trên đà phát
tiển mạnh mặc dầu còn nhiều đường phố nhỏ hẹp, dơ bẩn.
Ở đây, lần đầu tiên, tôi có thẻ nói tiéng Hàn Quốc, xem TV Nam Hàn và hiểu được một phần đời sống ở Nam Hàn.
Cũng nhơ đó, tôi biết được đường giây có thể giúp trốn sang Nam Hàn.
Việc mua giấy tờ giả ở đây thật dễ dàng. Đồng lương kiếm được không
nhiều, nhưng vẫn có thể để dành dùm. Mẹ tôi cũng dứt khoát lên Thượng
Hải và cũng kiếm được việc làm như quản gia cho hai người đàn ông Nam
hàn sang đây làm việc.
Dần dân giấc mơ về Nam Hàn mỗi ngày mỗi thôi thúc. Không có cách nào vào
được tòa đại sứ Nam Hàn bị canh giữ rất kỹ. Cuối cùng, chúng tôi cũng
tìm được đường giây có thể đưa về Hán Thành, nhưng với một giá rất đắt.
20.000 Nhân dân tệ, tức vào khoảng 2000 euro mà không có gì bảo đảm!
Hoặc là quyết đin h. liều, hoặc bỏ cuộc . Chỉ của Kim quyết định ở lại
Trung Quốc vì nay đã có người tình nhân TQ.
Phần Kim, cô cương quyết phải ra đi kéo theo mẹ cô đi theo. Mà điểm hẹn là biên giới Mong Cổ và Trung Hoa.
Khi đến vùng “nội Mông” trơ trọi, lạc lõng có thể bị lính canh, cảnh sát
Trung Quốc bắt giừ, ở nhà ga Erenhot, Kim đã điện thoại cho người môi
giới.
Sau đó có hai người đàn ông đến đón họ đưa về một căn nhà tạm trú dơ bẩn
và cũng có ba người phụ nữ Đại Hàn cũng đang ở đó. Ba người phụ nữ này
đã được tổ chức giáo hội Tin Lành Mỹ và Nam Hàn bảo trợ người Bắc Hàn
trốn sang Nam Hàn.
Nhơ gặp gỡ những người phụ nữ này làm hai mẹ con thêm tin tưởng.
Đêm hôm sau, vào khoảng 10 giờ đêm, 5 người đàn bà và hai người môi
giới đi vào đêm tối đoạn đường sa mạc dẫn đến biên giới Mông Cổ. Đi
khoảng 5 tiếng đồ hô thì tới địa điểm biên giới Trung Quốc và Mông Cổ.
Người môi giới lẳng lặng nói : đã đến nơi. Bây giờ là 3 giờ sáng. Hai
người môi giới đưa ra một cái thang ngắn và 5 người lần lượt trèo lên và
tụt xuống bên kia. Và thật nhanh chạy đến biên giới Mông Cổ. Đây là sa
mạc Gobi, một sa mạc hioang dã và khắc nghiệt.Và chỉ cần trèo qua một
hàng rào cao khoảng 3 thước thì phía bên kia là biên giới Mông Cổ. Đây
là sa mạc Gobi, một sa mạc hoang dã và khắc nghiệt nhất thế giới. Nó vừa
hùng vĩ vừa đe dọa. Ba người phụ nữ đồng hành bèn quây vòng, quỳ xuống
và cảm tạ Thiên Chúa của họ. Sau đó, họ bắt đầu cắm đầu cắm cổ chạy
thẳng thero sự chỉ dẫn của hai người môi giới. Chỉ việc gặp quân lính
Mông Cô? là họ sẽ dẫn đến tòa đại sứ Nam Hàn ở đây trong tỉnh
Oulan-Bator.
Chạy như thế khoảng 3 giờ không một bóng người, không một sự sống nào và
mặt trời đã nắng rát. Nhưng từ xa, họ nhìn thấy một căn lều nhỏ và rồi
xuất hiện hai người lính Mông Cổ, họ đã phát hiện ra đám 5 người và đang
tiến lại dần.
Họ lục soát, dọa dẫm để kiếm tiền. Sau đó, họ nhốt chung trong một khu
nhà có khoảng gần 20 chục người Bắc Hàn đang ở đó. và chờ chở đến thủ đô
Oulan-Bator.
Ở đây, lại chờ đợi và cuối cùng hàng loạt những cuộc phỏng vấn để tránh
để lọt những gián điệp Bắc Hàn lọt vào Nam Hàn. Cả tháng trời tra hỏi,
cuối cùng hai mẹ con Kim được lên máy bay đi Hán Thành. Một cuộc đời
mới, một tương lai đang mở ra trước mắt họ sau hàng ngàn thử thách, đói
khổ, nguy hiểm đoan đường 9 năm trời.
Ngày thứ hai, 19 tháng 11, vào đúng 12 giờ 15 phút đêm, Kim hoàn tất cuốc hồi ký này.
© Nguyễn Văn Lục
© Đàn Chim Việt
© Đàn Chim Việt
0 comments:
Post a Comment