Mike Ives (Associated Press)
HÀ NỘI, Việt Nam (AP) - Đỗ Quốc Tài là cái gai bên hông của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặc dù người quản đốc xây dựng chỉ kiếm được 150 đô-la mỗi tháng, ông và hàng xóm của ông có giữ tay chính phủ, ngăn chặn [xây dựng] một đường vành đai chính, một biểu tượng của sự thúc đẩy hiện đại hóa của Việt Nam.
Gần bốn mươi năm phát triển sau chiến tranh, Việt Nam phải chọn, một là xây dựng đường giao thông và tàu điện ngầm mới trong thành hai là kẹt lại trong quá khứ, để bất ổn xã hội chiếm quyền điều khiển sự phát triển quốc gia.
Xây dựng một đoạn đường 1 dài 1 km kéo dài gần 10 năm, phần lớn là vì dân chúng chống lại mức bộ thường thấp cho đến khi chính quyền nhượng bộ. Phương tiện truyền thông nhà nước cho hay là 39 triệu đô-la của tổng số 45 triệu đô-la chi phí là tiền bồi thường và đặt tên nó là “con đường đắt nhất trên thế giới.”
Chuyên gia và quan chức trong chính phủ cho biết không có đầy đủ đường xá và phương tiện giao thông công cộng tại Hà Nội và các thành phố khác của Việt Nam đã ngăn chặn sự tiến bộ xã hội và kinh tế của đất nước mà ở đó vẫn có nạn nghèo bất chấp sự tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây.
Vì việc xây dựng đường vành đai Hà Nội vẫn bị đình trệ, giao thông thành phố gần như chắc chắn sẽ xấu đi trong mười năm tới khi tầng lớp trung lưu tăng đang lên sẽ bắt đầu lái xe hơn nhiều hơn xe máy. Ngân hàng Thế giới cho biết xe máy vẫn chiếm 80% lượng giao thông trong các thành phố lớn của Việt Nam.
Chuyên
viên kế hoạch cảnh báo rằng nếu Hà Nội không xây dựng thêm nhiều đường
xá và hệ thống giao thông công cộng hiệu quả đồng thời giới hạn quyền
làm chủ xe hơi, đường phố chật hẹp của Việt Nam sẽ bắt đầu giống như
giao thông tắc nghẽn ở Jakarta và các thành phố lớn nổi tiếng tắc nghẽn
khác. Người lái xe hai bánh đã chạy trên cả vỉa hè Hà Nội trong thời
gian giao thông ùn tắc vào giờ cao điểm.
Điểm kẹt chính là giá đất: Chính phủ muốn thu lại đất dân đang ở trong khu vực lân cận đô thị để xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng lại bồi thường thấp hơn nhiều so giá trị thị trường. Họ có thể có một số biện minh vì giá bất động sản đã lên quá cao so với thực tế tại một quốc gia đang phát triển. Nhiều người dân từ chối nhượng bộ, tham nhũng đang phổ biến rộng rãi và đấu đá nội bộ quan liêu chỉ làm trầm trọng thêm sự chậm trễ xây dựng cow sở hạ tầng.
Trong khu phố đổ nát của Tài, dân chúng và các đại lý bất động sản thương mại ước tính giá đất khoảng 100 triệu đồng (4.800 đô-la) cho mỗi mét vuông.
Tài, sống với gia đình 13 người trong một ngôi nhà có kích thước cỡ của một apartment nhỏ ở thành phố New York, nói 55 gia đình mà ông chính thức đại diện đã thương lượng bồi thường với giới chức địa phương từ năm 2008. Nhưng nhiều người vẫn chưa chấp nhận một thỏa thuận.
Nếu người dân và giới chức chánh phủ không thể đồng ý, có khả năng chính phủ sẽ có lệnh trục xuất,” Tài cho biết trong phòng khách chật hẹp của mình khi hàng xóm của ông đang nhặt rác trong một con hẻm bên cạnh. “Một số gia đình chẳng có gì để mất, và nếu họ bị dồn vào đường cùng, ai có thể dự đoán những gì có thể xảy ra?”
Người dân Việt Nam xem việc đầu tư đất tương đối an toàn trong một nước đang quay cuồng vì tỉ lệ lạm phát cao nhất của châu Á cùng đổi mới các tập đoàn nhà nước đang thua lỗ trong lớp sóng tham nhũng, bê bối năm 2010 đã làm hại giá tín dụng của Việt Nam.
Giá trị tài sản ước tính gần khu phố cổ của Hà Nội đổ nát lên cao phi lý trong lúc tại Việt Nam, nơi có thu nhập trung bình cho mỗi người khoảng 1.400 đô-la mỗi năm, chỉ mới được xem như một nền kinh tế “thu nhập-trung bình-thấp” (lower-middle-income). Đó là phân loại của Ngân hàng Thế giới dựa trên mức thu nhập trung bình hàng năm từ khoảng 1.000 đến 4.000 đô-la một người.
Trong một báo cáo năm nay, các công ty bất động sản quốc tế Cushman và Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại trung tâm thành phố Hà Nội văn phòng - khoảng 500 đô-la mỗi mét vuông mỗi năm - ngang ngửa giá ở Seoul và Munich.
Dân cư đô thị Việt Nam giữ quyền sở hữu đất đai gần như vĩnh viễn, nhiều chứng thư sở hữu đó đã được phát ra sau năm 1975.
Chuyên gia cho rằng không giống như những người ở nông thôn thường giữ hợp đồng thuê 20 năm trên đất nông nghiệp và có thể bị đuổi ra khỏi nhà để làm sân golf và biệt thự sang trọng, các cư dân của Hà Nội và dân ở thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế phía Nam, thường không sẵn sàng nhường lại nhà đất cho các công trình phát triển hoặc các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng - nhất là khi giá bồ thường thấp hơn giá thị trường.
Dọn
đất cho trống cho các dự án cơ sở hạ tầng là một “vấn đề khó khăn” tại
Hà Nội và thành phố khác của Việt Nam, kiến trúc sư Trần Trọng Hanh,
cựu thành viên của cơ quan lập pháp người Hà Nội cơ quan có ảnh hưởng
đến các dự án cơ sở hạ tầng quan trọng, cho biết.
“ưu tiên [của chính phủ] là thỏa hiệp và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người dân, chuyện trục xuất là ciari pháp cuối cùng,” ông Hanh nói.
Phương tiện truyền thông nhà nước đã cho hay một phần lớn của 670.000 kiến nghị mà ctrunghính phủ đã nhận được kể từ năm 2008 liên quan đến những trường hợp trong đó các quan chức đã tịch thu đất để xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển kinh tế nhưng đã trả ít hơn nhiều so với giá thị trường. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được trích dẫn hồi đầu tháng Năm, nói rằng nếu 528 trường hợp chưa xông không được giải quyết đúng cách, có thể gieo “hạt giống gây bất ổn chính trị và xã hội.”
Chống đối có tổ chức là chuyện hiếm có tại Việt Nam, nơi chính phủ kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông, dẹp tan mọi cuộc biểu tình, và giam giữ những người bất đồng chính kiến. Giới phân tích nói rằng, không giống như láng giềng Trung Quốc, nơi chính phủ đã san bằng khu dân cư đô thị cho các dự án cơ sở hạ tầng mặc kệ đối lập ở địa phương, Việt Nam rất miễn cưỡng chiếm đất của cư dân thành phố bởi vì chính quyền không muốn châm ngòi cho tình trạng bất ổn xã hội và nguy cơ đe dọa chế độ hiện tại.
Ông Nguyễn Xuân Thanh, Giám đốc chương trình chính sách công cộng trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright do Mỹ tài trợ tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết các quan chức ở hai thành phố lớn của Việt Nam “không bao giờ có thể hoàn thành một đường vành đai”.
Không giống như Trung Quốc, Việt Nam “dung túng sự thiếu hiệu năng để đổi lấy sự ổn định,” ông Thanh nói. “Những nỗ lực để tái phát triển các khu vực đô thị hiện tại có rất nhiều khả năng thất bại.”
Tài, quản đốc xây dựng, ở một vài trăm mét cách “con đường đắt nhất trên thế giới” đột ngột ngừng lại trước một dãy nhà ọp ẹp. Sự thành công của dân chúng trong việc ngăn chặn các dự án xây đường đã được làm cho chủ đất ở đây và ở các khu vực lân cận Hà Nội có thể đòi được bồi thường cao hơn - tiếp tục trì hoãn phát triển cơ sở hạ tầng lớn.
Từ năm 2008 các đề nghị bồi thường chính thức đã leo thang từ 11,2 triệu đồng (538 đô-la) đến gần 30 triệu đồng (1.440 đô-la) cho mỗi mét vuông cho hàng xóm của ông Tài, nhưng những người không có thể trưng dẫn giấy chính thức có quyền sở hữu đã chỉ được trả 50.000 đồng ($ 2.50 đô-la) cho mỗi mét vuông.
Giới chức địa phương có kế hoạch san bằng khu phố và mở rộng đường vành đai trong cuối năm nay, “nhưng họ sẽ không đạt được mục tiêu đó,” ông Tài, 48 tuổi, cho biết. AP không liên lạn được để có bình luận của giới chức chính phủ.
Một hệ thống tàu điện ngầm mới ra đời trị giá 5 tỷ đô-la dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2015 sẽ giảm bớt gánh nặng giao thông của thành phố, ông Robert Valkovic, một chuyên gia giao thông tại Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Hà Nội nói. Nhưng ông cúng nói thêm, sẽ rất khó cho các giới chức thành phố để ngăn cản quyền sở hữu xe hơi và phát triển một mạng lưới đường giao thông nhịp nhàng.
“Nếu muốn làm đường, bạn phải bắt đầu san bằng làng xóm,” Robert Valkovic.
© DCVOnline
HÀ NỘI, Việt Nam (AP) - Đỗ Quốc Tài là cái gai bên hông của Đảng Cộng sản Việt Nam. Mặc dù người quản đốc xây dựng chỉ kiếm được 150 đô-la mỗi tháng, ông và hàng xóm của ông có giữ tay chính phủ, ngăn chặn [xây dựng] một đường vành đai chính, một biểu tượng của sự thúc đẩy hiện đại hóa của Việt Nam.
Gần bốn mươi năm phát triển sau chiến tranh, Việt Nam phải chọn, một là xây dựng đường giao thông và tàu điện ngầm mới trong thành hai là kẹt lại trong quá khứ, để bất ổn xã hội chiếm quyền điều khiển sự phát triển quốc gia.
Xây dựng một đoạn đường 1 dài 1 km kéo dài gần 10 năm, phần lớn là vì dân chúng chống lại mức bộ thường thấp cho đến khi chính quyền nhượng bộ. Phương tiện truyền thông nhà nước cho hay là 39 triệu đô-la của tổng số 45 triệu đô-la chi phí là tiền bồi thường và đặt tên nó là “con đường đắt nhất trên thế giới.”
Chuyên gia và quan chức trong chính phủ cho biết không có đầy đủ đường xá và phương tiện giao thông công cộng tại Hà Nội và các thành phố khác của Việt Nam đã ngăn chặn sự tiến bộ xã hội và kinh tế của đất nước mà ở đó vẫn có nạn nghèo bất chấp sự tăng trưởng nhanh chóng trong những năm gần đây.
Vì việc xây dựng đường vành đai Hà Nội vẫn bị đình trệ, giao thông thành phố gần như chắc chắn sẽ xấu đi trong mười năm tới khi tầng lớp trung lưu tăng đang lên sẽ bắt đầu lái xe hơn nhiều hơn xe máy. Ngân hàng Thế giới cho biết xe máy vẫn chiếm 80% lượng giao thông trong các thành phố lớn của Việt Nam.
Giao thông tại Hà Nội Nguồn ảnh: Na Son Nguyen |
Điểm kẹt chính là giá đất: Chính phủ muốn thu lại đất dân đang ở trong khu vực lân cận đô thị để xây dựng cơ sở hạ tầng nhưng lại bồi thường thấp hơn nhiều so giá trị thị trường. Họ có thể có một số biện minh vì giá bất động sản đã lên quá cao so với thực tế tại một quốc gia đang phát triển. Nhiều người dân từ chối nhượng bộ, tham nhũng đang phổ biến rộng rãi và đấu đá nội bộ quan liêu chỉ làm trầm trọng thêm sự chậm trễ xây dựng cow sở hạ tầng.
Trong khu phố đổ nát của Tài, dân chúng và các đại lý bất động sản thương mại ước tính giá đất khoảng 100 triệu đồng (4.800 đô-la) cho mỗi mét vuông.
Tài, sống với gia đình 13 người trong một ngôi nhà có kích thước cỡ của một apartment nhỏ ở thành phố New York, nói 55 gia đình mà ông chính thức đại diện đã thương lượng bồi thường với giới chức địa phương từ năm 2008. Nhưng nhiều người vẫn chưa chấp nhận một thỏa thuận.
Nếu người dân và giới chức chánh phủ không thể đồng ý, có khả năng chính phủ sẽ có lệnh trục xuất,” Tài cho biết trong phòng khách chật hẹp của mình khi hàng xóm của ông đang nhặt rác trong một con hẻm bên cạnh. “Một số gia đình chẳng có gì để mất, và nếu họ bị dồn vào đường cùng, ai có thể dự đoán những gì có thể xảy ra?”
Người dân Việt Nam xem việc đầu tư đất tương đối an toàn trong một nước đang quay cuồng vì tỉ lệ lạm phát cao nhất của châu Á cùng đổi mới các tập đoàn nhà nước đang thua lỗ trong lớp sóng tham nhũng, bê bối năm 2010 đã làm hại giá tín dụng của Việt Nam.
Giá trị tài sản ước tính gần khu phố cổ của Hà Nội đổ nát lên cao phi lý trong lúc tại Việt Nam, nơi có thu nhập trung bình cho mỗi người khoảng 1.400 đô-la mỗi năm, chỉ mới được xem như một nền kinh tế “thu nhập-trung bình-thấp” (lower-middle-income). Đó là phân loại của Ngân hàng Thế giới dựa trên mức thu nhập trung bình hàng năm từ khoảng 1.000 đến 4.000 đô-la một người.
Trong một báo cáo năm nay, các công ty bất động sản quốc tế Cushman và Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại trung tâm thành phố Hà Nội văn phòng - khoảng 500 đô-la mỗi mét vuông mỗi năm - ngang ngửa giá ở Seoul và Munich.
Dân cư đô thị Việt Nam giữ quyền sở hữu đất đai gần như vĩnh viễn, nhiều chứng thư sở hữu đó đã được phát ra sau năm 1975.
Chuyên gia cho rằng không giống như những người ở nông thôn thường giữ hợp đồng thuê 20 năm trên đất nông nghiệp và có thể bị đuổi ra khỏi nhà để làm sân golf và biệt thự sang trọng, các cư dân của Hà Nội và dân ở thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế phía Nam, thường không sẵn sàng nhường lại nhà đất cho các công trình phát triển hoặc các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng - nhất là khi giá bồ thường thấp hơn giá thị trường.
Đường vành đai -nhà dân chúng Nguồn ảnh: Na Son Nguyen |
“ưu tiên [của chính phủ] là thỏa hiệp và đảm bảo lợi ích tốt nhất cho người dân, chuyện trục xuất là ciari pháp cuối cùng,” ông Hanh nói.
Phương tiện truyền thông nhà nước đã cho hay một phần lớn của 670.000 kiến nghị mà ctrunghính phủ đã nhận được kể từ năm 2008 liên quan đến những trường hợp trong đó các quan chức đã tịch thu đất để xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển kinh tế nhưng đã trả ít hơn nhiều so với giá thị trường. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được trích dẫn hồi đầu tháng Năm, nói rằng nếu 528 trường hợp chưa xông không được giải quyết đúng cách, có thể gieo “hạt giống gây bất ổn chính trị và xã hội.”
Chống đối có tổ chức là chuyện hiếm có tại Việt Nam, nơi chính phủ kiểm soát chặt chẽ các phương tiện truyền thông, dẹp tan mọi cuộc biểu tình, và giam giữ những người bất đồng chính kiến. Giới phân tích nói rằng, không giống như láng giềng Trung Quốc, nơi chính phủ đã san bằng khu dân cư đô thị cho các dự án cơ sở hạ tầng mặc kệ đối lập ở địa phương, Việt Nam rất miễn cưỡng chiếm đất của cư dân thành phố bởi vì chính quyền không muốn châm ngòi cho tình trạng bất ổn xã hội và nguy cơ đe dọa chế độ hiện tại.
Ông Nguyễn Xuân Thanh, Giám đốc chương trình chính sách công cộng trong Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright do Mỹ tài trợ tại thành phố Hồ Chí Minh cho biết các quan chức ở hai thành phố lớn của Việt Nam “không bao giờ có thể hoàn thành một đường vành đai”.
Không giống như Trung Quốc, Việt Nam “dung túng sự thiếu hiệu năng để đổi lấy sự ổn định,” ông Thanh nói. “Những nỗ lực để tái phát triển các khu vực đô thị hiện tại có rất nhiều khả năng thất bại.”
Tài, quản đốc xây dựng, ở một vài trăm mét cách “con đường đắt nhất trên thế giới” đột ngột ngừng lại trước một dãy nhà ọp ẹp. Sự thành công của dân chúng trong việc ngăn chặn các dự án xây đường đã được làm cho chủ đất ở đây và ở các khu vực lân cận Hà Nội có thể đòi được bồi thường cao hơn - tiếp tục trì hoãn phát triển cơ sở hạ tầng lớn.
Từ năm 2008 các đề nghị bồi thường chính thức đã leo thang từ 11,2 triệu đồng (538 đô-la) đến gần 30 triệu đồng (1.440 đô-la) cho mỗi mét vuông cho hàng xóm của ông Tài, nhưng những người không có thể trưng dẫn giấy chính thức có quyền sở hữu đã chỉ được trả 50.000 đồng ($ 2.50 đô-la) cho mỗi mét vuông.
Giới chức địa phương có kế hoạch san bằng khu phố và mở rộng đường vành đai trong cuối năm nay, “nhưng họ sẽ không đạt được mục tiêu đó,” ông Tài, 48 tuổi, cho biết. AP không liên lạn được để có bình luận của giới chức chính phủ.
Một hệ thống tàu điện ngầm mới ra đời trị giá 5 tỷ đô-la dự kiến bắt đầu hoạt động vào năm 2015 sẽ giảm bớt gánh nặng giao thông của thành phố, ông Robert Valkovic, một chuyên gia giao thông tại Ngân hàng Phát triển Châu Á tại Hà Nội nói. Nhưng ông cúng nói thêm, sẽ rất khó cho các giới chức thành phố để ngăn cản quyền sở hữu xe hơi và phát triển một mạng lưới đường giao thông nhịp nhàng.
“Nếu muốn làm đường, bạn phải bắt đầu san bằng làng xóm,” Robert Valkovic.
© DCVOnline
Nguồn: Land conflicts stunt Vietnam urban planning dreams. By MIKE IVES, Associated Press.
0 comments:
Post a Comment