VietTuSaiGon -
Thầy hiệu trưởng cấp 2 cưỡng dâm học sinh; con bỏ thuốc kích dục cho mẹ
để được thỏa mãn thú tính; công an lạm dụng tình dục vị thành niên để
xí xóa lỗi lầm; xe quân đội tông chết người giữa ban ngày rồi bỏ chạy;
phụ huynh xô sập cổng trường cấp 1; con trai kiện mẹ ra tòa đòi tiền
nuôi dưỡng; mẹ cho con dùng thuốc tránh thai ở tuổi 13… là những chuyện
hà rầm (nghĩa là nhiều và ồn ào) tại Việt Nam hiện nay.
Sau đây là vài đơn cử:
1.
Gần đây nhất là chuyện trường thực nghiệm tại Hà
Nội (nơi Ngô Bảo Châu từng học) vì phụ huynh muốn chen chân vào nộp đơn
trước, đến mức xô sập cổng trường. Chi tiết của hành động băng hoại này
không cần nhắc lại nữa, trên mạng bàn tán quá nhiều rồi, nhưng bản chất
của nó là như vầy: Nhà trường đã “đi đêm” với số hồ sơ có phong bì hối
lộ nặng trịch trước đó, khi gần đủ thì mới treo bảng tuyển học sinh, hô
hào tính khách quan, dân chủ giả cầy, nhằm kiếm thêm khoản lệ phí nộp hồ
sơ rất đáng kể.
Mà chuyện xô đẩy này thì không có gì xa lạ ở Hà
Nội cả, khi mà trước đây cả chục năm, lúc chính phủ Nhật đem hoa anh đào
sang chưng ở không gian công cộng trong lễ hội giao lưu văn hóa, chưa
đầy một ngày thì dân ở đây đạp rào vào đã cướp sạch. Tình trạng cướp hoa
công cộng này (không chỉ với hoa anh đào) còn kéo dài đến tận hôm nay,
dù năm nào cũng được đông đảo công an và dân phòng canh giữ cẩn thận.
Ngay cả đến phát ấn đền Trần cũng thế, chen lấn
đến ngạt thở, ngất thỉu, cấp cứu…; đàn ông bị móc túi lấy tiền bạc, đàn
bà con gái bị sàm sỡ, quấy rối tình dục ngay giữa chốn linh thiêng.
Gần hai chục năm nay, lễ hội chùa Hương là một
ác mộng, khi mà một mâm lễ có thể được bán đến mấy chục lần, bởi người
trước đi lễ xong, bị thó đem ra bán lại cho người sau. Đó là chưa nói,
ngay cổng chính ra vào, thịt chó thịt rừng được bán nhan nhản, cảnh giết
gia súc gia cầm thì ê hề, dân chúng ăn nhậu say sưa, đĩ điếm cũng không
thiếu.
2.
Đến nay vụ ông Ngô Xuân Thành kiện mẹ già ra tòa
để đòi tiền nuôi dưỡng vẫn chưa có hồi kết, dù tòa đã kết án ông này
sai quấy. Cứ tưởng chuyện này chỉ có ở xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh
Vĩnh Phúc. Thế nhưng nó lại rất phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc hiện nay;
miền Trung và miền Nam ít hơn, nhưng vẫn bị tác động và ảnh hưởng.
Hay như chuyện hai vợ chồng cụ Nguyễn Văn Quý và
Nguyễn Thị Chén (đã hơn 80 tuổi, trú tại thôn Đồng Lư, xã Đồng Quang,
huyện Quốc Oai, Hà Nội) có đến 7 đứa con, nhưng vẫn bị đuổi ra đường xin
ăn, phải sống tá túc trong một cái đình chật hẹp của làng. Chuyện đuổi
cha mẹ ra đường hay bán con bán cháu cũng không còn xa lạ ở xứ này.
3.
Lật bất kì số báo công an hay an ninh ra đều
thấy chuyện băng hoại, mà con cái đâm chém, giết hại cha mẹ cũng không
thiếu hàng tuần. Như chuyện Đinh Ngọc Sơn (33 tuổi, trú tại thôn Lạch
Sẽ, xã Lập Lễ, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng) vì cờ bạc mà chém vợ bị
đứt rời sống mũi, chém mẹ đứt rời cánh tay, chém con vô số nhát.
Tại khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Thủy
Nguyên (Hải Phòng) thì nhân viên phòng chụp X-quang là kỹ thuật viên
Nguyễn Văn Tiếp (29 tuổi) đã hiếp dâm L. trong cơn đau bụng dữ dội, dù
gia đình đang đứng đợi ngoài cửa.
Tại huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa, bác sĩ Cao Thanh Hùng (32 tuổi) đã hiếp dâm một cô bạn mới quen ngay trên cánh đồng bắp.
4.
Dẫn theo khảo sát của nhà xã hội Trần Hữu Quang,
chúng ta thấy: “vụ Lê Văn Luyện giết người dã man khi cướp tiệm vàng ở
Bắc Giang vào tháng 8-2011; tài xế gây tai nạn rồi còn rượt đánh cảnh
sát; một giảng viên luật bị truy tố vì chạy án cho một bị can ở Bắc
Giang (báo An ninh Thủ đô, 8-12-2011); thanh niên chở “hàng nóng” như
dao, kiếm... trên đường phố ở Hà Nội (Lao động và xã hội, 23-2-2012); vụ
cưỡng chế thu hồi đất một cách phi pháp ở huyện Tiên Lãng (Hải
Phòng)...
Một bà mẹ liệt sĩ ở Quảng Bình bị con trai và
cháu nội của mình hành hạ đến chết (Công an Nhân dân Online, 15-1-2008);
vợ tẩm xăng đốt chồng ở huyện Nghĩa
Đàn, Nghệ An (VN-Express, 13-4-2011) hay ở huyện
Ninh Sơn, Ninh Thuận (Tuổi trẻ, 30-3-2012); con nhốt cha trong mấy năm
liền ở huyện Cái Bè, Tiền Giang (Tuổi trẻ, 25-11-2011); mẹ giết con lúc
đang cho con bú, ở huyện Tuy An, Phú Yên (Pháp luật Việt Nam,
13-12-2011); con đâm chết cha vì tức giận, ở huyện Sóc Sơn, Hà Nội
(http://giadinh.net.vn, 19-12-2011); quan hệ bất chính với con dâu nên giết vợ (ở Tứ Lộc, Hải Hưng)”…
5.
Báo chí Việt Nam thời CS ít khi nào làm đúng
nhiệm vụ và sứ mệnh công luận của mình, thường kiểm duyệt và xuyên tạc
các thông tin mà họ đưa ra. Thế nhưng, do quan niệm “cái xấu phải bị phê
phán, trừng trị” nên rất tình cờ, họ lại nới tay biên tập trước các vụ
án mang tính băng hoại nên độc giả mới thấy sự leo thang của điều này
một cách rõ rệt.
Chưa có một khảo sát cụ thể, nhưng bằng cảm tính
của người đọc, nhiều người đã cảm thấy ngày một nhiều hơn các vụ án
kiểu băng hoại trên báo chí Việt Nam.
Để cắt nghĩa “sự nở rộ” này, chắc không dễ,
nhưng chắc nó phải bắt nguồn từ sự băng hoại của giáo dục với chính sách
ngu dân: biết chữ nhưng không biết nghĩa; biết nghĩa nhưng không biết
đạo lý; biết đạo lý nhưng cứ chà đạp lên nó. Mục đích của chính sách
này, là để: Dễ cai trị nhân dân; làm chậm tiến trình phát triển của xã
hội, dễ quản thúc; kéo lùi lịch sử để dân nghèo đói; làm yếu khả năng
cạnh tranh của dân tộc.
Giáo sư Hoàng Tụy, một tiếng nói uy tín, đại
diện của giáo dục Việt Nam, từng nhiều lần nhận định: “Dù bảo thủ đến
đâu, Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng như bất cứ ai đều không thể làm ngơ
trước nhiều vấn nạn giáo dục đã và đang làm đau đầu cả xã hội. Chỉ có
nhìn thẳng, gọi tên đúng sự vật và chấp nhận thay đổi, coi cải cách là
mệnh lệnh của cuộc sống mới có thể khắc phục tình trạng nguy kịch của
ngành giáo dục Việt Nam. Chính Thủ tướng Phan Văn Khải khi từ nhiệm đã
thừa nhận chánh thức sự không thành công của giáo dục, đến nay thực
trạng nghiêm trọng của giáo dục Việt Nam vẫn chưa được đánh giá đúng
mức. Nhiều người có trách nhiệm vẫn tự ru ngủ mình với những thành tựu
thực và ảo của giáo dục. Nếu Việt Nam cô lập với thế giới thì không đến
nỗi quá lo lắng, nhưng nếu khách quan và có trách nhiệm khi đặt giáo dục
trong bối cảnh toàn cầu, thì không thể nhắm mắt trước sự tụt hậu ngày
càng xa của giáo dục Việt Nam so với các quốc gia chung quanh. Thực tế,
đất nước ngàn năm văn hiến này đang trả giá nặng nề cho sự suy thóai
nghiêm trọng của giáo dục kéo dài suốt 30 năm qua”.
Ngay vị GS được xem là “rất đỏ” là Trần Thanh
Đạm cũng cho biết: “Giáo dục của Việt Nam ta hiện nay như cỗ xe hai
bánh, nhưng một bánh cao một bánh thấp. Chúng ta đào tạo nhiều mà thất
nghiệp cũng nhiều, bằng cấp cao mà thất nghiệp cũng cao”.
Sự băng hoại còn đến từ một xã hội thiếu tôn
trọng nền tảng cá nhân. Vì một tập thể chung chung nên ai cũng sống vị
kỷ, chẳng thèm chịu trách nhiệm trước người khác và cộng đồng. vì vậy,
văn hóa, lối sống và đạo đức bị suy đồi. Giáo sư Thạch Trung Giá (Nha
Trang) cắt nghĩa điều này: “… Văn hóa là phần hồn của một nước. Chính
văn hóa đã tạo ra mọi hoạt động của đời sống dân tộc. Do đó, những sinh
hoạt kinh tế, sinh hoạt chính trị, sinh hoạt trí thức, là những hình
thái văn hóa. Văn hóa là văn minh, văn hóa cũng là giáo dục. Giáo dục là
xây dựng cơ sở cho ngày mai thừa hưởng và vun bồi truyền thống hôm nay.
Nếu guồng máy giáo dục đã khó, nhiệm vụ của nhà giáo càng khó hơn khi
mà đất nước thay đổi, và não trạng của dân tộc cũng không còn như xưa,
vì tự nó đã không còn giống nó thì làm sao giống những người khác trong
xã hội, mà sự mất còn của một nước là do giáo dục. Vì giáo dục đào tạo
linh hồn, từ người lãnh đạo cao nhất đến những chuyên viên các ngành các
cấp, đến toàn thể dân tộc, tất cả phải được trang bị một ý thức lành
mạnh về cộng đồng. Nếu một nền giáo dục mô phỏng thiếu linh động, sẽ đào
tạo một xã hội lệch lạc bệnh hoạn, và dân tộc đó chuẩn bị đưa nhau
xuống vực thẳm”.
Sự băng hoại, đương nhiên và tất yếu phải đến từ
một bộ máy độc tài, độc quyền và yếu kém về năng lực. Lãnh đạo thường
được chọn vì lý lịch đảng, chứ không phải vì năng lực và trình độ của
bản thân. Chính vì vậy, khi ở trong vai trò chủ quản đất nước, cách hay
nhất là họ cứ cấm những gì mà họ không đủ năng lực quản lý, hoặc bản
thân họ không cắt nghĩa được. Mà những điều này thì ngày một nhiều hơn,
vì nhu cầu thay đổi và phát triển của người dân bắt buộc phải phong phú
hơn. Chính vì vậy, nói như nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, rõ ràng chủ
trương ngầm, nhưng được thể hiện rõ ràng qua thành tích giáo dục, đó là
chính sách ngu dân của giới lãnh đạo Việt Nam. Ngu để giống họ và để dễ
cai trị.
Chính vì những lý do chưa đầy đủ này, những
trường hợp băng hoại như vừa nêu ở trên sẽ không còn là cá biệt, mà ngày
một nhiều hơn, là hiệu quả tất yếu. Một đất nước cứ chọn nơi tối tăm mà
đến, kể cũng lạ.
Nguồn: Blog RFA-Viết từ SàiGòn
0 comments:
Post a Comment