Ông Hồ Chí Minh sinh ra đã được tròn 122 năm, ngày 19 tháng 5 năm 1890.
Vừa rồi một blogger trẻ ở Sài Gòn gửi «meo» cho tôi hỏi rằng tôi đánh
giá về ông Hồ ra sao? Rằng năm nay, gần đến ngày 19 tháng 5, ông tuyên
giáo thành ủy Sài Gòn vẫn còn kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí
Minh, nghe sao lạc lõng quá.
Tôi liền nghĩ đến câu chuyện cách đây đúng 20 năm, về một bài báo tôi
còn nhớ mãi, coi là một tuyệt tác của nền văn học – thông tin báo chí
thời hiện đại. Đó là bài báo xuất hiện trên tuần báo Văn nghệ,
cơ quan của Hội Nhà Văn Việt Nam, số 27, ra ngày 4 tháng 7 năm 1992. Số
báo này được nghiêm lệnh «tuyệt mật» của Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung
ương đảng CS hồi đó «triệt để thu hồi» ngày 8 tháng 7, sau khi ra được 4
ngày.
Các bạn trẻ ngày nay chắc chưa biết gì về hiện tượng văn hóa – chính trị lý thú này.
Đó là bài Linh Nghiệm,
rất ngắn, chỉ chừng 2 ngàn chữ, hơn một trang báo khổ nhỏ. Bài báo nói
về một con người, về tham vọng và “học thuyết” của con người ấy, về quần
chúng bị con người ấy mê hoặc, và về sự kết thúc là công toi, là trắng
tay, nhưng vẫn còn nhiều người bị cám dỗ đi theo hoài. Tác giả là nhà
văn Trần Huy Quang, trong tòa soạn báo Văn nghệ, lúc ấy ở tuổi 49, tuổi
vận hạn. Anh bị đuổi khỏi báo, bị treo bút 3 năm. Nhà văn Hữu Thỉnh, chủ
bút báo bị khiển trách.
Bài báo vừa kín đáo như đánh đố bạn đọc, vừa gợi mở, với giọng điệu
diễu cợt hóm hỉnh, lại vừa nghiêm trang triết lý, nói về cuộc đời của
một anh thanh niên gốc nông dân lại không muốn tu tỉnh học hành. Anh ta
chỉ muốn xuất dương tìm một nguồn học thuyết thần bí để tiến thân thành
lãnh tụ. Do thủ thuật tinh ma, anh ta mê hoặc và lôi kéo vô vàn con
người, lũ lượt theo chân mình để đi tìm “cái ấy”, nhưng không bao giờ
tìm thấy Vườn hoa Mùa Xuân – Thiên đường trên trái đất.
Anh ta là ai vậy?
Ngay chữ đầu tiên của bài báo đã nêu rõ tên anh ta, vậy mà rất ít
người nhận ra. Nhà văn Trần Huy Quang thật khôn khéo, có thể nói vui là
tinh ranh. H…INH là tên. H rồi 3 chấm, rồi INH, ai cũng đọc là Hinh,
nhưng không phải, đó là tên “Hồ Chí Minh» được cô gọn lại. Kín mà hở, hở
mà vẫn kín, vì thời trẻ ông Hồ mang tên Nguyễn Sinh Coong, rồi Nguyễn
Tất Thành. Chả thế mà qua mắt được 2 người duyệt, có chữ ký duyệt của
thủ trưởng ban biên tập và của thư ký tòa soạn trước khi đưa in. Không
ai nghĩ H…INH là Hồ Chí Minh cả. Và lọt lưới suốt 4 ngày, rồi cả Ban Tư
tưởng – Văn hóa mới giật bắn mình, thốt lên: Thằng này láo quá, dám vuốt
râu cụ Hồ, tội đáng chết, đáng xử trảm. Nhưng chậm quá rồi. Lệnh thu
hồi, phá hủy không mấy có hiệu quả. Không thể ra lệnh công khai, càng
kích thích tò mò và gây chú ý, sẽ bất lợi to. Cho nên quả sơ xuất này
cay, cay hơn ớt chỉ thiên.
Ngày 19-5 năm nay, nhân dịp trong nước Ban Tuyên huấn của đảng CS lại
kêu gọi thanh niên học tập đạo đức Hồ Chí Minh tôi xin có vài lời nhắc
đến bài báo Linh nghiệm vừa đúng 20 năm trước,để các bạn trẻ biết.
Từ những năm 1980 Trần Huy Quang đã có những phóng sự Ông Vua Lốp,
Lời khai của bị can, Người làm chứng, Chiếc áo màu lửa rất được chú ý,
vì luôn bênh vực những người bị cường quyền áp bức..
Được biết sau Linh nghiệm anh được bạn bè gọi yêu là «Người dám vuốt râu Ông Cụ”.
****link để đọc Linh Nghiệm-hennausaigon2015.com/forums****
0 comments:
Post a Comment