Tôi đã có lần phiêu lưu – từ Vũng Tầu về đến tận Sài Gòn
– trên một chuyến xe đò chở nặng khách hàng, cùng với nỗi âu
lo (có thể nhìn thấy được) trên nét mặt của từng người. Khi
đất nước còn trong cảnh ngăn sông cách chợ, di chuyển trên một
đoạn đường dài mấy mươi cây số – từ địa phương này, đến địa
phương kia
– là một khoảng cách rất “nhiêu khê,” và “mạo hiểm,” đối với
nhiều người. Riêng tôi nhẹ tênh, chỉ có hai tay đút túi, nên
được cho lên băng trước – ngồi giữa bà chủ xe và ông chồng, đang
cầm lái.
Phụ xe ở Việt Nam vốn là một nghề vất vả, và vất vả
nhất là lúc … cách mạng (vừa) về! Ngoài chuyện đón khách, thu
tiền, sắp xếp chỗ ngồi và hàng hóa, còn phải tất bật lo
lót ở các trạm kiểm soát. Chi nhiều quá thì lỗ mà chung ít
quá thì đi (e) không lọt.
Ét xe – do đó – phải năng nổ, tháo vát, nhanh tay, lẹ mắt,
và … lẹ miệng. Những “đức tính” cần thiết này, bà chủ chiếc
xe đò – kiêm luôn việc của lơ xe, hôm ấy – đều không thiếu, hoặc
có dư. Lúc thì lớn bà la lớn quát tháo đòi thêm tiền hành
khách, khi thì bà sởi lởi tươi cười nhỏ nhẹ với những chú
công an, và trong lúc xe lăn bánh thì bà chuyển vai – từ phụ xe,
sang … phụ lái:
- Tắp qua lề trái, tắp qua lề trái … coi chừng, coi chừng ổ gà bên phải…
- Rà thắng, rà thắng, chậm chậm, chậm chậm, coi chừng mấy đứa nhỏ bán hàng rong …
- Thắng, thắng, thắng liền …, thấy ông già muốn qua đường không ?
- Quẹo, quẹo, quẹo… nha…
- Stop, stop, stop…
Bà mím môi, trợn mắt, ngoẹo cổ, nghiêng người, đạp chân … –
tùy theo tình huống. Tôi liếc nhìn ông chồng (vẫn điềm nhiên
cầm lái) và thoáng có ý nghĩ rằng đây chính là một vị Bồ
Tát hoá thân. Ngài hiện diện giữa cõi trần – đầy bi ai, hệ
lụy – để dậy cho chúng sinh một bài học sống động về gương
điềm đạm, và nhẫn nại.
Tất nhiên, đây chỉ là một ý nghĩ viển vông. Ông chủ xe
cũng chỉ là một người trần. Và sức người, tất nhiên, có hạn:
- Đ.. mẹ, sao mà mày … bao la quá vậy Tám!
Bà Tám, quả tình, có hơi bao biện và bao la (quá) thật.
Chớ phụ nữ, nói chung, ai mà không… bao la chút đỉnh – đúng
không? Thuộc tính này, khách quan mà xét, ít thấy ở những
người khác phái. Đàn ông, tuy thế, khi đã “chịu” bao la thì mấy
chả cũng (“trời /biển”) hết biết luôn.
Hồ Chí Minh là một trong những người (thuộc diện) bao la như thế. Di chúc của ông có đoạn viết: “Cuối
cùng, tôi để lại muôn vàn tình yêu thương cho toàn dân, toàn Đảng, cho
toàn thể bộ đội, các cháu thanh niên và nhi đồng. Tôi cũng gửi lời chào
đến các đồng chí, các bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế.”
Thiệt là mát trời ông Địa! Tác phẩm Mênh Mông Tình Dân
của bác Lê Khả Phiêu (hẳn) phải được gợi hứng từ những ý
tưởng mông mênh (cỡ đó) của bác Hồ. Vì các bác đều bao la
(quá đáng) nên nhi đồng ở ta đã bị Đảng và Nhà Nước bỏ quên.
Sau hơn nửa thế kỷ cầm quyền, đến ngày 12 tháng 2 năm 2004, mới thấy có quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ (số 19/2004/QĐ-TTg) về việc phê duyệt Chương trình Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ
em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng
nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2004 – 2010. Mục
tiêu cụ thể của quyết định này là “ngăn chặn và trợ giúp trẻ em lang thang kiếm sống để đến năm 2010 giảm được 90% số trẻ em này.”
Trẻ thơ trong kỹ nghệ xây cất. Nguồn: baomoi.com
Năm năm sau, báo Dân Trí (số ra ngày11 tháng 11 năm 2009) đi tin: “Theo
Bộ LĐ-TB&XH, tính đến thời điểm này cả nước vẫn chưa có cuộc điều
tra chính thức nào về hình thức lao động mà trẻ em tham gia mà chỉ dựa
theo số liệu điều tra mức sống dân cư...Lạm dụng lao động trẻ đang là vấn đề nổi cộm của xã hội và đang được Chính phủ từng bước giải quyết.”
Và cho đến khi đáo hạn, vào ngày 28 tháng 4 năm 2010, bàNguyễn Mai Oanh –(Điều phối viên của ILO – International Labour Organization)cho biết:
“Hình ảnh mà chúng tôi nhìn thấy trong chuyến khảo sát thực tế
vẫn là những đứa trẻ lang thang bán vé số, đánh giày, xin ăn… Dưới mọi
hình thức, lao động trẻ em cần được hỗ trợ để xóa bỏ. Do đó, dự án mong
muốn có những con số cụ thể, hoàn cảnh xác thực để xây dựng phương thức
hỗ trợ hợp lý và hiệu quả.”
Trẻ thơ trong kỹ nghệ sắt thép. Nguồn: tuoitre.vn
Nói cách khác, kể từ lúc có quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ (ký năm 2004) với mục tiêu cụ thể là “đến năm 2010 sẽ giảm được 90% số trẻ em lang thang kiếm sống “
cho đến hôm nay (ngày 1 tháng 6 năm 2010, Ngày Nhi Đồng Quốc Tể)
VN chưa hề đụng một ngón tay nào vào việc thực hiện đề án
này. Vẫn “chưa có cuộc điều tra chính thức nào” thì đào ở đâu ra “những con số cụ thể” (theo như yêu cầu của ILO) để tổ chức này có thể lập dự án – với kinh phí 2,5 triệu euro – vừa được Cơ quan Hợp tác và phát triển Tây Ban Nha cùng Tổ chức Lao động quốc tế ký kết, và công bố ngày 29 tháng 3 năm 2010, tại Hà Nội.
Trẻ thơ trong kỹ nghệ không khói. Nguồn: Shanghai Star
Hạn từ “thời vụ,” trong trường hợp này, lại có nghĩa rất cụ thể như
Hạn từ “thời vụ,” trong trường hợp này, lại có nghĩa rất
cụ thể như sau: khi nào có kinh phí (vài triệu Euros hay
Dollars) thì vấn đề sẽ trở thành bức xúc, nổi cộm, nhức
nhối… Luật lao động, Luật BVCSTE, Công ước quốc tế về quyền trẻ em… sẽ
được mang ra hội thảo, bàn luận, mổ xẻ tới nơi tới chốn.
Sau khi cam kết, ký kết, và tiền đã được “rót” xong thì
vấn đề (tự nhiên) cũng sẽ xẹp dần như một cái bánh xe cán
phải đinh. Mọi chuyện (rồi) lại đâu vào đó, cứ y như cũ, cho
đến khi có kinh phí mới.
Báo Nhân Dân, số ra ngày ngày 7 tháng 8 năm 1999, có
bản tin “Khen Thuởng Hai Em Nhỏ Muời Năm Cõng Bạn Ðến Trường,” với
những chi tiết sau:
“Em Huỳnh Duy Tài vì bị phế tật nên phải nhờ hai bạn
là Bùi Ngọc Nha và Nguyễn Qúi cõng đi học liên tiếp trong vòng muời năm
qua. Tại Ðại Hội Cháu Ngoan Bác Hồ, huyện Núi Thành tỉnh Quảng Nam (vào hôm 29 tháng 7 năm 99) các em đã nhân được những tràng pháo tay nồng nhiệt nhất.”
Hơn mười năm sau, Tuổi Trẻ Online – đọc được vào ngày 10 tháng 3 năm 2010 – cũng có bài viết (“Năm Năm Cõng Bạn Đến Trường”) với nội dung tương tự:
“Năm năm trôi qua, trên con đường đất dài hơn 3km từ
buôn Mí ra Trường Lý Tự Trọng, luôn có mặt bên H’Thương là cô bạn tốt
bụng học cùng lớp H’Nơi. Dù trời nắng thiêu đốt hay mưa gió lầy lội,
H’Nơi vẫn miệt mài cõng bạn đến trường...”
Tất nhiên, tại Ðại Hội Cháu Ngoan Bác Hồ năm nay, các em cũng
sẽ được “biểu dương” và “khen thưởng.” Phải chi, Đảng và Nhà
Nước thay được “những tràng pháo tay nồng nhiệt” bằng những đôi nạng
gỗ – hay những cái xe lăn – thì đỡ khổ (cho các em) biết chừng
nào!
Nỗi khổ của các em đã được bác Hồ nêu rõ, vào ngày thành
lập Hội Nhi Đồng Cứu Quốc, tại Cao Bằng, qua bài “Thơ Kêu Gọi Thiếu
Nhi”:
“Trẻ em như búp trên cành,
Biết ăn, biết ngủ , học hành là ngoan.
Chẳng may vận nước gian nan,
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng….”
Biết ăn, biết ngủ , học hành là ngoan.
Chẳng may vận nước gian nan,
Trẻ em cũng phải lầm than cực lòng….”
(Báo Việt Nam Độc Lập, 106, số ra ngày 21 tháng 09 năm 1941)
Tranh Babui
Sáu mươi năm sau, từ Hà Nội, ký giả Huw Watkin của South China Morning Post có bài tường thuật (“Children Sold Into Begging, Pimping And Drug Dealing”) rằng “cứ năm đứa bé đang lê trên vỉa hè của ba mươi sáu phố phuờng là có một đứa… ăn xin.” Bốn đứa còn lại, tất nhiên, cũng bận: đánh giầy, bán vé số, bán ma túy, hay dắt mối…”
Đôi lúc, tôi trộm nghĩ: nếu ông Hồ Chí Minh đừng đi (linh
tinh) tìm đường cứu nước thì chưa chắc toàn dân đã được
“hưởng” Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc, và đất nước (chắc chắn)
sẽ thiếu mất một lãnh tụ anh minh; tuy nhiên, bù lại, trẻ thơ
Việt Nam sẽ có được một chiếc xe lăn hoặc đôi nạng để làm chân
đi học – khi cần. Và cũng sẽ không có đứa bé nào của xứ sở
này phải trôi dạt đến những nơi xa xôi – có tên gọi là “Mecca for paedophiles” (Thánh địa ấu dâm) – để làm đồ chơi, cho thiên hạ mua vui.
- Đ.. mẹ, sao mà mày … bao la quá vậy Hồ!
0 comments:
Post a Comment