Trong
loạt bài tìm hiểu về hoạt động của một số nhà văn, nhà thơ người Việt
trên đất Mỹ, cách đây hơn mười lăm năm, ký giả Vĩnh Phúc của đài B.B.C.
đã phỏng vấn các nhà văn, nhà thơ Hà Thượng Nhân, Vi Khuê, Võ Phiến,
Nguyên Sa…
Khi được phỏng vấn, Võ Phiến,
một tên tuổi rất quen thuộc trong làng văn học ở miền Nam trước năm
1975, đã từng cộng tác lâu dài với các tạp chí văn học ở Sàigòn như là
Bách Khoa, Sáng Tạo, Thế Kỷ 20, Văn, Văn Học v.v… và cũng là người đã
được Giải thưởng Văn chương Toàn quốc năm 1961, đã trả lời câu hỏi: “Nhận xét thế nào về văn học của mình ở đây?” như sau:
“Điều
lạ là ở đây có nhiều biến chuyển giống như ở trong nước. Một mặt, số
người viết tăng lên kinh khủng, không kể giá trị hay không giá trị, đó
là so về số lượng. Đồng thời sách báo ra them nhiều lắm, số sách báo
hàng tháng tăng lên so với trước rất nhiều. Nhưng mặt khác, số lượng độc
giả lại ít đi. Hồi trước ở trong nước, thời Việt Nam Cộng Hòa có 20
triệu người, số ấn hành thì chỉ trừ những cuốn đặc biệt đuợc 5.000 cuốn,
còn trung bình thì cũng đuợc 2.000, 1.500 cuốn là ít.. Mà hồi đó ở
ngoài Bắc họ lại in nhiều hơn, in muời mấy, hai chục ngàn, ba chục ngàn
cuốn. Bây giờ tôi thấy trong năm 1991, 1992, ở trong nước 69 triệu người
mà họ chỉ in có 1.000 cuốn. Phần nhiều sách của nhà xuất bản Văn Học mà
in có 1.000, có sách chỉ in 500 cuốn. Ở đây cũng vậy, trước đây sách in
được 1.500, 2.000 cuốn, mà giờ sách in chỉ còn khoảng 1.000 cuốn, có
sách chỉ in 700 cuốn.”
Được hỏi: “… tại sao có hiện tượng như vậy, nói riêng ở hải ngoại này? Khác với cách đây chừng bảy năm?” nhà văn Võ Phiến đã phát biểu như sau:
“Có mấy yếu tố kết hợp với
nhau. Một mặt là kỹ thuật ấn loát đuợc cải tiến nhiều, không có sự lọc
đãi trước khi ra sách, có những cuốn lẽ ra không nên ra lại cũng đuợc
tung ra. Bây giờ hàng tháng ông nọ bà kia quá nhiều, làm cho độc giả
hoang mang, không biết cuốn nào mà mua, họ lại càng ít mua. Một mặt nữa,
lớp đi trước qua đây đã lớn tuổi rồi, không làm việc được nhiều nữa,
càng ngày túi tiền càng ít, sức mua không còn bao nhiêu nữa.”
Để trả lời câu hỏi: “Như vậy viễn tượng của nền văn học hải ngoại sẽ đi về đâu? Dần dần lụn bại và hết luôn?”, nhà văn Võ Phiến cho rằng:
“Bây giờ thế giới diễn biến
nhiều cái bất ngờ, mình không dám tiên liệu điều gì. Nhưng cứ coi xung
quanh thì mình cũng thấy bi quan. Cộng đồng người Hoa là cộng đồng có
văn hóa cao và họ có thói quen đọc sách báo hơn người Việt. Mà qua bên
đây, họ đọc sách báo là từ nước họ đưa qua chứ số sách báo tiếng Hoa ở
đây không có bao nhiêu. Thế hệ thứ hai, thứ ba đọc sách báo bằng ngôn
ngữ họ cũng ít lắm, không có hy vọng đủ để tiếp tục nuôi sống nền văn
học hải ngoại dài lâu. Nhưng nói
vậy thôi, chứ mình cũng không thể tiên liệu được, biết đâu chừng có
những diễn biến bất ngờ với cộng đồng người Việt.”
Được hỏi về “hiện tượng một số vị lấy làm ngao ngán vì thấy sinh hoạt văn nghệ ở đây có lúc nó ồn ào quá mức”, ý kiến của nhà văn Võ Phiến như sau:
“Người mình thì có
lẽ về ngành nào cũng vậy. Chính trị, cũng nhiều đảng phái lắm, tranh
đua xích mích nhau dữ lắm. Thì trong văn nghệ cũng vậy. Chắc là đó cũng
là một khía cạnh trong dân tộc tính của mình.”
*
Nhà thơ Nguyên Sa, tác giả bài thơ nổi tiếng “Áo lụa Hà Đông” với hai câu thơ:
Nắng Sàigòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
mà có anh thổ tả đã sửa lại thành một câu thơ rất là bôi bác như sau:
Nắng Cali anh đi mà chợt mát
Bởi vì tay em cầm chặt check welfare
Khi được hỏi về tình trang báo chí: “… Như vậy là ông (Nguyên Sa) có hoạt động về báo chí. Xin ông cho một vài nhận xét”, đã cho biết là “báo chí ở hải ngoại có một hiện tượng rất là đặc biệt, đó là báo biếu.”
Khi được hỏi về sự phát triển của ngành báo biếu, tác giả “Áo lụa Hà Đông”, lúc còn sinh tiền, đã có ý kiến như sau:
“Vâng.
Báo biếu hoạt động mạnh lắm, nó làm ngành báo bán hoàn toàn bị suy sụp.
Trong báo biếu, căn bản là người đăng quảng cáo, chứ không phải người
đọc, và người chủ phải cố gắng phục vụ người đăng quảng cáo. Miễn sao
mình thu được nhiều quảng cáo. Có thể do bài vở, có thể do ngoại giao,
con đuờng thu hoạch tài chính không đương nhiên do sự phản ánh của độc
giả. Hay có thể do hạ giá. Thành ra phẩm chất suy yếu dần dần.”
Trả lời câu hỏi: “Có người than phiền phẩm chất của một số tờ báo, bài báo, ông thấy thế nào?”, ý kiến của nhà thơ Nguyên Sa, cũng là chủ nhiệm báo Dân Chúng phát hành ở Nam Cali như sau:
“Thưa
ông Vĩnh Phúc, tôi thấy đó là trách nhiệm chung của người làm báo và
người đọc báo. Khi người đọc báo không đóng vai trò của một thẩm phán
quyết định báo nào nên đọc, báo nào không nên đọc, thì họ sẽ nhận được
toàn báo xấu. Họ không mua báo, mà ra chợ nhặt báo, nên người ra báo
không nghĩ họ có trách nhiệm với người đọc vì họ không bán lấy tiền. Cái
vòng luẩn quẩn là ở chỗ đó. Còn nếu tờ báo ra đuợc độc giả mua, thì khi
tờ báo nói bậy, tôi không bằng lòng, tôi quay lưng lại, tất nhiên tờ
báo phải chết nên người viết phải lập tức điều chỉnh nghề ngiệp của mình
để đáp ứng ý muốn của người chủ, tức là người đọc. Còn trong lúc này dù
người đọc có than phiền như vậy, thì họ có quyền than phiền, có quyền
không thích, nhưng không ảnh hưởng gì tới tờ báo hết.”
*
Trên
đây là hai ý kiến, một của nhà văn Võ Phiến trả lời về tình hình sách
vở; một của nhà thơ Nguyên Sa phát biểu về tình hình báo chí ở hải ngoại
cách đây hơn 15 năm.
Mười
năm sau, thời thế đã đổi thay, lòng người đã thay đổi. Vào năm 1995,
nhà văn Võ Phiến, cũng như các nhà văn Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong… có truyện ngắn được dịch qua Anh ngữ, in trong quyển “The Other Side of Heaven” với các truyện ngắn của các nhà văn ở trong nước. Các nhà văn Nhật Tiến, Nguyễn Mộng Giác, nhà phê bình Bùi Vĩnh Phúc…
đã được nhà cầm quyền Cộng Sản cho phép in và phát hành các sáng tác
của mình ở trong nước. Các nhà văn Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Khởi Phong,
bác sĩ Nguyễn Ý Đức, luật sư Nguyễn Hữu Liêm… đã được Trung tâm William Joiner thuê mướn để cùng với hai nhà văn Việt Cộng Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Huệ Chi
viết lại căn cước của 3 triệu người Việt Quốc Gia “tỵ nạn chính trị”
(cộng sản) thành những Việt kiều “tỵ nạn kinh tế”. Đã có những kẻ khi
xưa quyền cao, lộc trọng nhờ ơn mưa móc của quân đội miền Nam, nay công
khai coi thường dư luận quần chúng, nặn tượng, viết bài mỉa mai người
lính VNCH đã không còn đứng lên được nữa để tiếp tục cuộc chiến.
Nhưng,
đó chỉ là thiểu số. Đa số vẫn một lòng son sắt với lá cờ vàng ba sọc
đỏ, lá cờ đã được tô thắm bởi máu đào của những người lính đã gục ngã
bởi những viên đạn thù, lá cờ đã lộng lẫy uy nghi phảng phất những anh
linh của những anh hùng tuẩn quốc Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Trần Văn Hai, Phạm Văn Phú… và biết bao anh hùng vô danh khác đã hy sinh trong suốt chiều dài cuộc chiến.
Nhà thơ Nguyên Sa, lúc còn sống, với cảm nghĩ chân thật và ước vọng cháy lòng:
“Độc
giả của mình là người trong nước, người cùng một tiếng nói với mình và
người không cùng tiếng nói với mình. Trong hiện tình hiện nay của nhà
văn Việt Nam, thì số người ở trong nước đông hơn ở ngoài nước, người ta
cũng thích có độc giả của mình ở trong nước lẫn ngoài nước chứ không ai
lại thích văn mình viết ra chỉ cho một số người Việt Nam ở ngoại quốc
thôi. Vì tiếng Việt Nam là tiếng chung cho cả người ở trong nước lẫn
ngoài nước, sở dĩ hiện nay tác phẩm mình không phổ biến trong nước đuợc
là vì chính phủ cộng sản Hà Nội không cho phổ biến.”
Và nhà thơ khẳng định:
“Tôi
nghĩ chỉ trong một thời gian ngắn nữa thì chế độ Việt Nam sẽ sụp đổ, để
tôi trở về Việt Nam. Và tôi sẽ trở về Việt Nam khi nào chế độ độc tài
đã hết, tôi không thích trở về với tư cách người du khách về thăm quê
hương. Khi chế độ chấm dứt, tôi sẽ trở về quê hương tôi để ở, và tôi
nghĩ các tác phẩm của tôi sẽ có đông độc giả.”
Chắc
chắn có rất nhiều người cầm bút trước năm 1975, sau năm 1975 có cùng
ước vọng cháy lòng và đã khẳng định - như nhà thơ Nguyên Sa đã khẳng
định trong bài trả lời phỏng vấn của ký giả Vĩnh Phúc của đài B.B.C.
Tiếc thay, tác giả “Áo lụa Hà Đông” đã vĩnh viễn vùi chôn thân xác nơi
xứ lạ, quê người.
Nền
văn chương hải ngoại là nền văn chương của chế độ miền Nam nối dài. Từ
những đốm lửa nhỏ nhoi, những ngọn lửa đã bùng lên thành cơn bão lửa.
Cộng sản Việt Nam đã lo sợ, tìm mọi cách dập tắt tiếng nói của những
người cầm bút phục vụ cho Lẽ Phải và Sự Thật.
Những
người cầm bút tiếp tay với WJC để viết lại tờ căn cước của 3 triệu
người Việt tỵ nạn cộng sản tại hải ngoại là những tên Việt gian mới.
Những
kẻ cầm bút ở hải ngoại viết lời ca tụng VC còn hơn cả chúng nó ca tụng
chúng nó là những kẻ mù loà. Những kẻ trí thức mù lòa cũng như những tên
Việt gian mới này trước sau cũng sẽ bị sự phán xét của công luận.
Tiếc
thay những nhà thơ, nhà văn lớn, những Thái Sơn, Bắc Đẩu trên văn đàn
hải ngoại, những vị có “uy thế văn nghệ đầy mình” lại im hơi, lặng tiếng
trước những việc làm thô bỉ, đốn mạt của bọn trí thức mù lòa này.
Im lặng trong trường hợp này cũng có nghĩa là đồng lõa với bọn Việt gian tay sai Việt Cộng!
NGUYỄN THIẾU NHẪN
http://nguyenthieunhan.wordpress.com
0 comments:
Post a Comment