Friday, May 25, 2012
Bản chất hèn thì bao giờ cũng hèn
Sinh viên – Học sinh Sàigòn biểu tình 1970
Nhân đọc bài viết của tác giả Hoàng Thanh Trúc đăng ở Dân Làm Báo, từ ấy nỗi niềm ưu tư… trách hận lẫn khắc khoải lại cứ trổi dậy cho dẫu thâm tâm vẫn cố tìm quên cho một thời đã qua. Ngạn ngữ phương Tây đã có câu : “ Forgive, but not forget “
Đúng vậy, tâm tư nơi triệu triệu người của một nửa phần đất nước như một vết thương hằn sâu trong ký ức tưởng không thể nào quên được.
Lịch sử là ai ?. Nếu chẳng phải là chúng ta, những chứng nhân của thời đại, thấy bằng mắt, nghe bằng tai mà không ghi nhận vụ việc thì ai là những người sẽ làm công việc đó trong nhiều thế hệ nối tiếp.
Sau 37 năm của dòng trôi nghiệt ngã chất ngất thương đau khiến con người ta niệm về quá khứ hoặc để tự vỗ về như những chiếc gối êm đềm hoặc truy nguyên để tìm ra ưu khuyết và từ quá khứ ấy hầu rút tỉa những kinh nghiệm và bài học quí giá để lấy đó làm chuẩn hướng cho một thể chế tương lai mà dân mình thường nhắc nhở câu ngạn ngữ “ Ôn cố tri tân “.
Thật sự “ Phong trào sinh viên học sinh biểu tình “ của miền Nam ngày trước, nó mang tính thời thượng, ham vui, muốn ồn ào hơn là mang tính ý thức hệ, chỉ trừ một số thực thụ là cán bộ biệt động thành hoặc một số sinh viên bị dẫn dụ và chỉ huy bởi những cánh tay đỏ, ngoài thành phần đó, đại đa số còn lại chỉ là số đông ham vui.
Huỳnh Tấn Mẫm
Nếu so với lực lượng chủ lực ở chiến trường thì số cán bộ cơ sở này không phải là một lực lượng hùng hậu với trang thiết bị vũ khí súng đạn nhưng ảnh hưởng và sức bật của nó cũng rất tàn khốc. Với sự hùa theo của đám đông sinh viên học sinh, đám ham vui này đã gây được những sức ép đáng ngại vào xã hội đương thời, điều đó được xem như là một cuộc chiến về chính trị mà những tên lính của cuộc chiến ấy không hề mang một ý niệm sâu sắc cho những gì mà họ đang gây tác hại. Thật đáng tiếc !.
Giá ngờ được rằng phong trào của họ gây nên, đã góp phần để có một Việt Nam đen tối như hôm nay thì chắc chắn họ sẽ không mảy may tham gia. Một cách rõ nét và mở tầm hơn nữa, giá mà chữ ngờ này được biết trước thì chắc hẳn toàn dân tộc Việt sẽ không bao giờ hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản Việt Nam.
Thể chế dân chủ non nớt của VNCH ngày trước đã quá tự do và đầy nhân bản trong mọi sinh hoạt của xã hội. Cả hai nền cộng hòa đều không đặt đúng tầm mức của giáo dục chính trị, đã thế lại rất lơ là về mặt an ninh quần chúng cũng như không coi trọng tổ chức tâm lý chiến…nhưng kém hơn hết là nền đệ nhị, nào phong sinh viên học sinh biểu tình, nào mặt trận giải phóng, nào lực lượng thứ ba, nào nhà sư linh mục luật sư trí thức bất chánh… đã gây xáo trộn sinh hoạt đời sống cũng như tạo ra những hình ảnh hỗn độn bát nháo, trong khi ngoài chiến trường thì cứ leo thang hàng ngày một cách tàn khốc.
LS Ngô Bá Thành
Những Thích Trí Quang, Kiều Mộng Thu, Huỳnh Liên, Ngô Bá Thành, Ngô Công Đức, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Trịnh Công Sơn, Tôn Thất Lập, Nguyễn Đắc Xuân, Dương Văn Đầy, Huỳnh Tấn Mẫm… Đã một thời được xem là “ người hùng của thời đại “ !. Nay tác giả mạn phép xin hỏi những tên còn sống : Những cái ” hùng ” đó, bây giờ đâu rồi ?. Đã là hùng thì thời nào cũng là anh hùng, bằng không thì chỉ là những mưu sĩ điếm hèn.
Hoàng Phủ Ngọc Tường
Đã mệnh danh là những con người chống lại bất công thì ngay bây giờ, cả nước từ Nam chí Bắc, bao oan khiên, bao bạo lực, đánh đập hà hiếp cướp bóc tham nhũng bất tài thất đức điêu ngoa mụ mị bất chính bất trung bất nghĩa… từ việc lớn là phản bội Tổ Quốc, bán đất, dâng biển, làm ngơ quì mọp trước sự xâm lăng của kẻ thù truyền kiếp của dân tộc cho đến việc nhỏ là đá đạp vào bụng, vào ngực các cụ già, chị phụ nữ có mang mà không hề dám nói lên một lời tố giác, không có nỗi một bài vfết, bài nhạc ta thán oán hờn !.
Tại sao ?.
Sự cúi mặt, nịnh bợ, nói hùa hầu mưu cầu sự bình an cho bản thân cùng gia đình, đã nói lên điều gì ở các vị ?. Hèn và đốn mạt.
Kéo lê những tháng ngày dày xéo tâm hồn bởi những hành động khốn kiếp đầy tội ác từ quá khứ mà không lấy được một lời ăn năn hối cải, điều đó đã chứng minh cho cái bản chất mưu mô hèn hạ đê tiện. Sự hèn mạt nơi đây, được xếp như một bản ngã thì thời nào cũng vậy.
Những điều bất trắc mà sự hệ lụy của nó là một Việt Nam thê thảm hôm nay. Hy vọng rằng, tất cả chúng ta đều nhận thấy và ý thức được tầm quan trọng của nó để vun vén cho một tương lai Việt Nam không cộng sản. Thiết nghĩ, tất cả sẽ không thể chấp nhận hình ảnh của một đất nước thảm bại về mọi mặt như bây giờ cho ngày mai.
Nguyên Thạch
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment