Saturday, October 15, 2011

Việt Nam Chảy Máu Khoáng Sản Ngày Đêm Để Dâng Cho Trung Quốc

Bằng nhiều con đường và bằng nhiều hình thức khác nhau, khoáng sản quý của Việt Nam đang ngày đêm bị khai thác bí mật lẫn công khai, ồ ạt chuyển sang cho Trung Quốc suốt từ hàng chục năm nay, đó là lời tố cáo mới nhất của các khoa học gia và các nhà tranh đấu trong nước. Một con số bí mật về xuất khẩu khoáng sản vừa bị tiết lộ cho biết đến ngày 30-6-2011, Việt Nam đã chuyển sang cho Trung Quốc hơn 500 ngàn tấn quặng sắt, nhưng con số ngày không dừng ở lại đó và vẫn còn tiếp tục không biết đến bao giờ.

Quặng sắt được đưa sang Trung Quốc với giá rẻ mạt, sản xuất và quay lại VN với giá cao hơn. Ngành công nghiệp Việt Nam vẫn than thở về giá thép cao, ảnh hưởng sự phát triển nhưng sự mâu thuẫn như vậy, thì không có ai trong hệ thống nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam trả lời. Những đó chỉ là những con số rất nhỏ bị tiết lộ. Một phóng sự điều tra của báo Saigon Tiếp Thị gần đây cho biết ở cửa khẩu biên giới Việt – Trung, mỗi một chiếc xe chở quặng qua biên giới có trọng tải thiết kế ghi ngoài cánh cửa xe là 24 tấn. Thế nhưng, tổng trọng tải cân lần thứ hai (sau khi đã nhập quặng), tròm trèm 80 tấn, trừ sức nặng của xe, tức là có gần 60 tấn quặng được mang đi. Mỗi đêm, ở điểm nhập hàng này sang Trung Quốc có 30 xe cùng chở. Như thế, nội trong một đêm, gần 2.000 tấn quặng thô được tuồn sang Trung Quốc.

Hãy nhân con số đó cho cả năm và cho khoảng 10 cửa khẩu nữa, bất kỳ ai cũng có thể hình dung dược số khoáng sản đó đang ồ ạt sang dất Trung Quốc như thế nào. Tuy nhiên, nhận định của báo Saigon Tiếp Thị thì mặc dù đã có rất nhiều cửa khẩu lớn nhỏ dẫn sang Trung Quốc, ngoài ra còn rất nhiều “cửa khẩu” khác, đó là những con đường tiểu ngạch xé núi để tuồn hàng lậu sang Trung Quốc (trong đó phần lớn là quặng thô) mà chẳng ai kiểm đếm được. Mặc dù Việt Nam đã có bộ luật khoáng sản, nhưng thực tế luật bị chi phố bởi các quan chức bí mật cấp cao, vốn đã có thỏa thuận với các doanh nghiệp Trung Quốc hoặc hiệp ước đi đêm giữa Bắc kinh và Hà Nội. Tình trạng chảy máu tài nguyên, khoáng sản đã và đang diễn ra đến mức các nhà tranh đấu gọi đó là hành động bán nước.

Cụ thể, tại tỉnh Yên Bái mỗi năm, chỉ tính riêng lượng quặng sắt khai thác trong tỉnh, con số đã lên tới trên dưới 100.000 tấn trong đó chỉ một phần nhỏ được chế biến, còn phần lớn được xuất sang Trung Quốc. Thời gian qua, không ít doanh nghiệp nhà nước khai thác titan đã giàu lên nhanh chóng qua việc xuất khẩu quặng thô như vậy. Theo ước tính, hiện nay hàng năm Việt Nam xuất khẩu thô khoảng gần một triệu tấn các hợp chất từ sa khoáng (trong đó chủ yếu là titan) với giá vài trăm Mỹ kim/tấn, nhưng phải nhập hàng chục ngàn tấn bột dioxit titan tinh với giá vài ngàn Mỹ kim/tấn và nhu cầu nhập khẩu những năm tới có thể lên cao hơn.

Hầu hết số khoáng sản này được xuất khẩu sang Trung Quốc, một cán bộ cấp Chính phủ từng thừa nhận một sự thật chua chát: “Trung Quốc mua khoáng sản thô không phải để phục vụ sản xuất ngay, mà họ đưa vào những mỏ nhân tạo. Dự báo nguồn tài nguyên trên toàn cầu đang dần cạn kiệt, nên phải sau năm 2050 Trung Quốc mới khai thác những mỏ nhân tạo này để phục vụ sản xuất”. Rõ ràng, mọi thứ chỉ làm giàu cho một số tầng lớp của nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam và tô bóng những con số phát triển, gánh nặng ghê gớm của sự sụp đổ, khủng hoảng kinh tế thì lúc nào cũng lơ lửng trên đầu nhân dân.SBTN

0 comments:

Powered By Blogger