Monday, October 3, 2011

HÃY GIẢI PHÓNG CHÍNH MÌNH

“Cứ mỗi lần họ muốn thả tôi, họ luôn đưa cho tôi một mảnh giấy in sẵn, được gọi là “Giấy xin sự khoan hồng của Nhà nước”… nhưng tôi không ký, không xin một điều gì của họ cả, mà ngược lại tôi luôn ghi trên miếng giấy đó giòng chữ này: Người cần được khoan hồng là Đảng Cộng Sản VN, và chính thể do Đảng này lập nên. Chúng tôi, những người lính VNCH và dân tộc VN mới là người có đủ tư cách để khoan hồng cho các ông (Đảng CS), chứ các ông không có tư cách gì để khoan hồng cho chúng tôi. Chúng tôi cầm súng chiến đấu để bảo vệ hòa bình và tự do cho nhân dân miền Nam. Các ông đã hủy hiệp định, cướp lấy… và rồi sau bao nhiêu năm các ông gọi là giải phóng, các ông đã làm được gì cho nhân dân?”… Lời nói của Anh Trương Văn Sương tù nhân lương tâm của thế kỷ, vừa nhắm mắt trong ngục tù , sau 34 năm kiên trung bất khuất trước chế độ Cộng Sản . Bài viết này để tưởng nhớ đến hương hồn Anh…..

1945 – Thế chiến II chấm dứt,nhân loại hối hả xây dựng hòa bình hàn gắn đau thương, chỉ duy nhất trên thế giới tại thời điểm ấy, Đảng CSVN tiến hành chiến tranh với chính dân tộc mình, tấn công Miền Nam VN phá bỏ liên tiếp 2 Hiệp Định hòa bình Genève và Paris dưới chiêu bài “ giải phóng miền nam” .

Giải phóng : Là hành động giải thoát một sự ràng buộc xấu xa tồi tệ, hướng tới một ý nghĩa tự do tốt đẹp hoàn hảo hơn . Chúng ta, nhất là thế hệ trẻ người ViệtNamtrong và ngoài nước hôm nay rất cần và có trách nhiệm tìm hiểu nguyên nhân vì sao ? hơn nữa thế kỷ CSVN với chiêu bài “giải phóng Miền Nam ” hy sinh gần 4 triệu dân lành, một thế hệ thanh niên rường cột để đổi lấy một đất nước hôm nay, hao hụt lãnh thổ đất trời biển đảo,lạm phát nhất nhì khu vực và thế giới, vi phạm tự do dân chủ nhân quyền vào hạng cao nhất thời đại này ? đối chiếu vài hình ảnh sau đây để rỏ hơn cho sự “Ngộ Nhận” hay trí tráo của từ : Giải Phóng :

image001

( 1970. – Tại Miền Nam VNCH ) Hoàng Phủ Ngọc Tường ( Một sinh viên Huế thân Cộng Sản ) – com-lê, ca-vát – đứng trước micro. Bên phải HP Ngọc Tường, người mang kính đen, sơ-mi trắng ca-vát – hai tay chắp trước bụng, đứng hiền khô là “Ðại diện Ty Cảnh Sát Thừa Thiên đến chứng kiến như là giữ an ninh cho buổi diễn thuyết theo “quyền tự do phát biểu chính kiến của công dân .”

image002

( Bốn mươi năm sau, 2011- CHXHCNVN – Giữa thủ đô Hà Nội ,Người dân chỉ mới tỏ lòng yêu nước, biểu tình chống Trung Quốc xâm lược thôi thì bị “Chính Quyền” ?? — Đại úy CA tên : Minh đạp lên đầu lên mặt mặt khi bị bốn CA khác nắm chặt tay chân trước khi ném lên xe đưa về cơ quan công an ) .

image004

( 1970 Miền Nam VN – Sinh Viên học sinh tự do biểu tình đòi hỏi Chính Quyền phải tôn trọng tự do nhân quyền theo Hiến Pháp ) .

Bốn mươi năm sau – 2011 Nước CHXHCNVN — Tiến Sĩ Hà Vũ chỉ mới đề nghị xem xét lại : Điều 4 Hiến Pháp CHXHCNVN vì chưa được nhân dân đồng thuận phúc quyết và Công khai kiện Thủ Tướng CHXHCNVN vi phạm Hiến pháp thì bị bắt giử kết tội 7 năm tù vì “ Tuyên truyền chống lại chính quyền nhân dân” từ 2 bao OK đã qua xử dụng ?? và kết án tù giam một loạt những Luật Sư , giáo sư trí thức trẻ : Lê Công Định, Phạm Minh Hoàng ,Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức ..vv..cũng chỉ vì lên tiếng muốn thay đổi Hiến Pháp mang lại tự do dân chủ nhân quyền cho Dân Tộc VN, điển hình 7 người trong ảnh dưới đây được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tôn vinh năm 2011, cơ quan quản lý giải thưởng thường niên Hellman Hammett nói : giải thưởng này “ghi nhận lòng dũng cảm và kiên định trước sức ép đàn áp chính trị.” Những người được trao giải năm nay gồm có “Cù Huy Hà Vũ, một nhà vận động pháp lý; Hồ Thị Bích Khương, một nhà vận động nhân quyền; Lê Trần Luật, nguyên luật sư; Nguyễn Bắc Truyển, cựu tù nhân chính trị; Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà vận động tự do ngôn luận; Phan Thanh Hải, nhà vận động pháp lý; Tạ Phong Tần, người đấu tranh vì công lý và Vi Đức Hồi, nguyên cán bộ ĐảngCS muốn tự do dân chủ nhân quyền cho nhân dân .

image005

Những tù nhân lương tâm

image007

(Linh hồn hôm nay của vị Công Thần “ Cù Huy Cận” )

image009

1970 Tại MiềnNam: Nhân Dân Sinh Viên Học Sinh được tự do biểu tình công khai bất bạo động chống lại nhà cầm quyền khi việc bắt bớ giam cầm nhân dân trái pháp luật .

image011

Bốn mươi năm sau – 2011 Dưới chế độ nhà nước CSVN ,mới đây – trước hàng loạt thanh niên sinh viên trẻ bị nhân viên an ninh nhà nước nghi ngờ chống đối chế độ bị bắt cóc mất tích , gia đình và giáo dân chỉ được phép cầu nguyện xin một phép màu cho sự an lành của người thân ……trong nhà thờ các giáo xứ ?? .

image012

Hơn nữa thế kỷ trước – Chính quyền Miền Nam đã thực hiện quyền Dân Chủ : Trưng Cầu Dân Ý, Miền Bắc và chế độ CSVN hiện nay chưa bao giờ làm được điều này bởi chủ tâm đảng Cộng Sản “ độc tài toàn trị” . Liệu “ Sửa đổi Hiến Pháp” lần này những người Cộng Sản có “Giải Phóng” chính mình để trả lại quyền dân chủ cho nhân dân bằng Trưng Cầu Dân Ý ?? .

image013

image014

Thập niên 1965 – 1970 , Một góc trung tâm TP/SàiGòn (trên) và một góc trung tâm TP/HàNội “với tháp rùa hồ gươm ở giữa” (dưới) . liệu có cần và hợp lý không cho một sự “giải phóng” miền Nam ?? .

image016

image019

1965-1970 , Một góc khác TP/SàiGòn (trên) và TP/HàNội (dưới) tự nó nói lên nhiều điều trong tương phản tự nhiên để hiễu nơi nào là cần phải Giải Phóng .

image021

image022

1965-1970- Một khu dân cư sầm uất của HàNội (nhỏ,trên) và khu dân cư TP/SàiGòn củ .image024

image025

1965-1970 ,Sân bay Tân Sơn Nhất và Phi cơ Air ViệtNam ( hàng không miền Nam VN ) với tiếp viên hàng không . Thời điểm này miền Bắc không có vì nền kinh tế XHCN quá nghèo nàn, không có nhu cầu và cũng không tài chính đầu tư, khối CS/XHCNchỉ viện trợ quân sự chủ yếu là vũ khí .

image027

image028

1965-1970, khu vực nội đô TP/HàNội (trên) với xe điện củ kỷ và duy nhất là xe đạp, khung cảnh nghèo nàn hắt hiu và TP/SàiGòn (dưới) sinh động tấp nập, rất ít, hầu như không có xe đạp chỉ xe gắn máy và xe hơi các loại, chúng ta dễ dàng nhận diện cách nay gần nữa thế kỷ nhưng SàiGòn đã nhiều xe taxi loại xe du lịch (nhỏ, mui màu trắng trong ảnh) , một điều mà miền Bắc thủ đô HàNội lúc bấy giờ chỉ có thể trong trí tưởng tượng ! .

image031

image032

1965-1970 , Ngay cả đám tang , trên đường phố TP/HàNội (trên) với những xe kéo bằng sức người rất khác biệt so với TP/SàiGòn (dưới) với xe tải đưa đón tang lễ . với nhãn hiệu kem đánh răng Perlon (trong ảnh) xác định là SàiGòn tại thời điểm ấy .

image033

image034

1965-1970, Một khu vực được cho là trù phú đô hội của nội đô TP/HàNội (trên) và một con đường bình thường nội đô TP/SàiGòn (dưới)

image037

image039

Chợ Đồng Xuân TP/HàNội có vẻ là “hôm nay” (trên) nhưng sự trù phú không thể bằng chợ Bến Thành SàiGòn năm 1970 (dưới) ?? .

image041

image042

1965-1970 , Một khu phố thương nghiệp HàNội (trên) và SàiGòn (dưới) trên mái nhà trong ảnh là quảng cáo máy may (máy khâu) bán đầy thị trường miền Nam – mà đây là niềm mơ ước của mọi gia đình miền Bắc lúc bấy giờ, không một gia đình nào có được , kể cả cán bộ có chức quyền , chúng ta dể dàng nhận thấy trên đường phố HàNội không có bóng dáng chiếc xe hơi hay phương tiện giao thông nào thay cho sức người ngoài xe điện .

image045
Hình này do một phóng viên Mỹ chụp được, khi theo phái đoàn đi điều đình trao trả tù binh Mỹ năm 1973.

image046

. Hai tấm ảnh gần như có cùng thời gian – Hà Nội nhà hai tầng chỉ có ở vùng nội đô trung tâm TP (trên) và SàiGòn (dưới ) cũng một con đường gần trung tâm TP nhưng, sự khác biệt toàn diện bởi nền kinh tế quốc dân hai miền là quá lớn – Chiếc taxi hai màu xanh vàng nhạt đặc trưng của saigon thời gian 1960 – 1975 .

image047

image049

1965-1970 . Hà Nội (trên) Mọi người dân như người mẩu “chân dài” gầy ruộc,một biểu hiện thiếu dinh dưỡng trầm trọng trong một gam màu xám xịt u buồn của XHCN và hình ảnh sinh động SàiGòn (dưới) thì làm thế nào để biện minh là miền Nam đang bị kềm kẹp bởi chế độ “Mỹ Diệm hay Thiệu Kỳ” ? chỉ có thể nói như vậy phía sau bức màn sắt bịt kín bởi CS/XHCN bưng bít,nếu vén lên và mở cửa tự do chắc người dân sẽ chạy hết vào Nam !

image050

Đây là hình ảnh các trạm bán xăng dầu tự do tư nhân ( cây xăng ) khắp nơi tại SaiGòn và khắp miền Nam mà miền Bắc cho đến tận năm 1975 cũng không hề có, vì không có ai sở hửu xe gắn máy hay xe hơi ??

image051

image053

Và đây nửa, 1965- 1970, hai hình ảnh,một cửa hàng thực phẩm xếp hàng “tem phiếu” HàNội (trên) và mọi cửa hàng thực phẩm tự do lựa chọn SàiGòn (dưới) cái hình ảnh bình thường dung dị tất yếu của khắp miền Nam vậy mà suốt 30 năm nhân dân miền Bắc nằm mơ vẫn không thấy được ?? một sự thật đến nao lòng …

image055

image056

1965-1970 Nhà phố hai tầng HàNội (trên) và nhà phố hai tầng SàiGòn (dưới) sự khác biệt đến đau lòng cho một dân tộc, bởi một chủ nghĩa CS ngoại lai khắc nghiệt .

image058

image059

Tấm ành nhỏ (trên) có giòng chử ghi ảnh chụp năm 1987 khung cảnh người dân Hà Nội trên đường tới chổ làm hay về nhà ? Ảnh (dưới ) nhân dân SàiGòn hình như cũng vậy nhưng ảnh chụp trước năm 1975 ( Chiếc taxi mang số 1774 ) nói lên điều đó,sau năm 1975 SàiGòn dưới chế độ CSXHCN loại xe này không còn cấp phép hoạt động ! đối chiếu hai hình ảnh , dù SàiGòn sau 75 dậm chân tại chổ , nhưng Hà Nội có đến 8 năm đến năm 1987 vượt lên trước nhưng cũng không thể khỏa lấp cái nghèo nàn lạc hậu so với SàiGòn củ .

image060

image063

image065

1965-1970, Ngay cả nét thanh lịch của các cô gái Sài Gòn cũng khác biệt, phóng khoáng duyên dáng hồn nhiên canh tân hơn (hai hình trên) với các cô gái có vẽ “làm sao ấy” của HàNội (hình dưới)

image066

image067

Chỉ có trước 1975 thì “jup” hay váy các em mới dài quá gối như vầy , nhưng không cần diễn giải nhìn ảnh các em hình trên và dưới ai cũng nhận ra đâu là “người SàiGòn”….

image069

Và đây 1970 – một trong nhiều cửa hàng recording (thu băng nhạc ) ở SàiGòn chuyên ghi âm những băng nhạc casset và máy ghi âm recorder băng tròn lớn cho người tiêu dùng mà khi chiếm miền Nam các cán bộ trong ngành phát thanh cộng sản đã phải tròn xoe mắt kinh ngạc khi thấy trong nhà nhiều người dân và anh em ca nhạc sĩ SàiGòn ai cũng sở hửu những máy Recorder để nghe nhạc mà Miền Bắc chỉ duy nhất có đài phát thanh nhà nước mới trang bị máy recorder loại này ??.

image071

lop xe cua ong chan tung lan banh tren moi nga duong hanoi xua 1950994179

1965 – 1970 Khá nhiều người dân lao động SàiGòn xữ dụng xích lô gắn máy vận chuyễn hành khác kiếm sống (hình trên) Thì tại thủ đô HàNội nhìn hình ảnh đã thấy ngậm ngùi (hình dưới)….

image072

image073

Hình trên 1973 bên hồ Gươm hà Nội với giòng chử nhõ trong ảnh “Cảnh đây người đấy luống đoạn trường” Hình dưới đoàn xe tải vận chuyển hàng hóa từ cảng SàiGòn đi các tỉnh Miền nam .

image075

image076

1965-1970 tòa đô chính SàiGòn (trên) và đường Nguyễn Huệ (dưới) ken kín xe du lịch của các doanh nhân và người làm việc cho quốc gia đại sự một miềnNamhướng tới tương lai……

image078

Nhưng rồi tháng 4/ 1975 định mệnh buồn của dân tộc , nhiều nhân tài phải bỏ nước ra đi vì không muốn “đội trời chung” cùng chế độ Cộng Sản…..

image080

Đây ! Những bước chân mang dấu dày “Búa Liềm” ngơ ngác từ rừng sâu lội về SàiGòn dẫm nát giấc mơ của nhân dân Miền Nam, giấc mơ cất cánh bay lên như một Singapore, Hàn Quốc, Thailan Hay Đài Loan đưa dân tộc Việt Nam thoát vòng nhược tiểu…. Ba mươi sáu năm một Nhật Bản đau thương trong bom nguyên tử vẩn đủ thời gian vương mình thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – Cũng ngần đó thời gian Việt Nam chưa “Giải Phóng” được chính mình để chế tạo nổi một cái radio AM hay FM mà toàn bộ linh kiện do chính mình sản xuất ??.

Hoàng Thanh Trúc

0 comments:

Powered By Blogger