Wednesday, June 15, 2011

Rừng Bị Phá Sạch

alt

Việt Nam:

Bạn,

Theo báo Sài Gòn, tại vùng Tây Nguyên, tỉnh Đắc Lắc có hơn 500 ngàn hécta rừng tự nhiên, trung bình mỗi năm có hàng ngàn hécta rừng bị "xóa sổ" do phá rừng, chuyển đổi mục đích sử dụng. Trước thực trạng phá rừng ngày càng nghiêm trọng, tỉnh này đã có chủ trương giao đất, giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng nhưng có nơi bị phá sạch, có nơi xin trả. Báo SGGP ghi nhận thực trạng này qua bản tin như sau.

Tháng 8/2006, ủy ban huyện Ea H' leo giao thí điểm hơn 4 ngàn hécta rừng tự nhiên và đất lâm nghiệp cho 4 buôn của xã Ea Sol quản lý (trong vòng 49 năm). Theo đó, 112 hộ dân (gia đình) buôn Chăm nhận quản lý hơn 1,800 hécta rừng, 63 hộ dân buôn Điêk nhận 518 hécta, 127 hộ dân buôn Ka Ry nhận 949 hécta và 123 hộ dân buôn Ta Ly nhận hơn 1,100 hécta.Tại đây, Công ty Hải Tinh đã không tuân thủ các cam kết bảo vệ môi trường, trong đó có việc dùng nước biển để tuyển quặng, làm hàng chục hecta đất trồng lúa của dân trong thôn bị ảnh hưởng.

Sau gần 5 năm được giao rừng, đến nay, hơn 1,000 hécta rừng cộng đồng ở Ea Sol đã bị "xóa sổ" để lấy đất canh tác. Số diện tích rừng còn lại đang "rỗng ruột", rừng chỉ còn lại những cây gỗ nhỏ, không có giá trị kinh tế. Có mặt tại rừng cộng đồng buôn Ta Ly (xã Ea Sol) vào một ngày đầu tháng 6-2011, phóng viên không khỏi xót xa cho những cánh rừng đang bị lâm tặc ngày đêm tàn phá. Cây rừng bị đốn hạ ngổn ngang, có cả mới lẫn cũ. Chỉ trong vòng chưa đầy một giờ, hàng chục chuyến xe công nông chở gỗ, trụ tiêu ngang nhiên chạy từ rừng ra như chốn không người.

Chủ tịch ủy ban xã Ea Sol tên là Hồ Duy Tấn giải thích việc mất rừng: "Rừng khi giao về cho cộng đồng chủ yếu là rừng nghèo. Cộng đồng chỉ tận thu được ít củi, trong khi đó, kinh phí cho hoạt động bảo vệ rừng rất lớn. Bên cạnh đó, hiện nay, giá các mặt hàng nông sản như hồ tiêu, cà phê, sắn... tăng cao, đã khiến người dân đổ xô phá rừng lấy đất canh tác".

Cùng với việc giao khoán rừng cho cộng đồng ở huyện Ea H'leo, ủy ban tỉnh Đắc Lắc cũng giao khoán hàng ngàn hécta rừng ở huyện Ea Súp cho các hộ gia đình. Theo đó, hộ gia đình, cá nhân nhận rừng được trồng xen cây nông nghiệp, cây dược liệu, được chăn nuôi gia súc dưới tán rừng, được hưởng lợi một phần sản phẩm khai thác từ rừng tự nhiên sau khi nộp ngân sách... Tuy nhiên, hàng ngàn hécta rừng ở đây sau khi giao cho hộ dân đã bị bỏ mặc như rừng... vô chủ.

Bạn,

Báo SGGP cho biết, nhiều gia đình cư dân đã phá rừng ngay trên diện tích rừng được giao và phải bị "xử lý hình sự ".Không chỉ phá rừng, hàng trăm gia đình cư dân ở huyện Ea Súp còn làm đơn xin trả lại rừng cho huyện..Nguyên nhân người dân xin trả lại rừng là do phần lớn diện tích rừng giao cho dân đều là rừng nghèo kiệt, đất đai quá xấu.

0 comments:

Powered By Blogger