Sunday, June 19, 2011

Chơi với Tàu phải hiểu Tàu

Trần Vấn đề biển Đông hôm nay chỉ mới là khúc dạo đầu để hoàn tất hồ sơ biển Nam Trung Hoa nhằm hợp thức hoá một cách có khoa học và cơ sở pháp lý cho cuộc xâm chiếm mai sau. Cuộc xâm chiếm biển Đông lần thứ hai của Trung Quốc là cuộc xâm chiếm có lý trong vô lý...


*

Việt Nam một đất nước nằm trong khu vực Thái Bình Dương và là trung tâm của các nước Đông Nam Á. Giáp ranh biên giới đất liền với Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Thái Lan và đường lãnh hải đang tranh chấp trên biển đông…

Đất nước có hàng nghìn năm lịch sử đã trãi qua biết bao cuộc chiến tranh với giặc ngoại xâm đặc biệt là giặc phương bắc. Một dân tộc có trang sử chiến tranh dài hơn trang sử hoà bình!

Trong hàng nghìn năm lịch sử ấy không một triều đại nào của Trung Quốc lại không đem quân sang xâm chiếm Việt Nam, không một cuộc chiến nào mà trung Quốc không mang về thất bại.

Ngày nay trước sự bùng nổ về kinh tế trên toàn thế giới Trung Quốc được dán cho cái nhãn quốc gia có nền kinh tế vững mạnh thứ 2 thế giới, chỉ đứng sau Hoa Kỳ. Nhưng nếu chúng ta chỉ cần đem tổng kinh tế của Trung Quốc chia cho đầu người sẽ biết được sự thật Trung Quốc giầu như thế nào!

Xét về mặt địa lý, dân cư và tài nguyên môi trường sẽ thấy một Trung quốc nghèo đói không chỉ ở hiện tại mà nguy cơ ấy sẽ bùng nổ trong tương lai. Đất đai ngày một bị sa mạc hoá do điều kiện biến đổi khí hậu mang lại, đất sẽ trở nên khô cằn, tài nguyên bị khai thác cạn kiệt nhằm phục vụ mộng bá quyền. Sự mất cân đối về giới tính sẽ là một mối họa tiềm tàng không chỉ đe dọa nền cai trị của Trung Quốc hiện tại, nó còn là mối hiểm hoạ cho khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Vì thế trong lúc này và cả trong tương lai khu vực Đông Nam Á sẽ là miếng mồi ngon mà Trung Quốc nhắm tới. Chỉ có những vựa lúa và nguồn dự trử dầu hoả khổng lồ của các nước Đông Nam Á mới làm thoả mãn cơn khát kinh tế của Trung Quốc. Lúc này hơn lúc nào hết các nước Đông Nam Á phải đoàn kết lại giúp nhau phát triển kinh tế tự cường và có thể đa phương hoá những nơi có thể.

Việc xây dựng ngôi nhà chung Đông Nam Á không còn là một sách lược, nó là một chiến lược hay nói đúng hơn là một mệnh lệnh của thời đại chúng ta. Chỉ có làm như thế mới giữ vững được nền độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia trong khu vực.

Theo cách suy nghỉ của tôi sự kiện Trung Quốc ngang nhiên đem quân xâm lược biển Đông, vẽ lên đường lưỡi bò trong thời điểm này là một sách lược cho một chiến lược trong tương lai của họ. Vấn đề biển Đông hôm nay chỉ mới là khúc dạo đầu để hoàn tất hồ sơ biển Nam Trung Hoa nhằm hợp thức hoá một cách có khoa học và cơ sở pháp lý cho cuộc xâm chiếm mai sau. Cuộc xâm chiếm biển Đông lần thứ hai của Trung Quốc là cuộc xâm chiếm có lý trong vô lý.

Ở thời điểm này Trung Quốc không đủ tiềm lực tham chiến với một cuộc chiến tầm cở trên biển Đông. Họ sẽ tạo nên một trò ngoại giao mới sau đại hội đảng. Cuộc ngoại giao mới là một cuộc ngoại giao dưới danh nghĩa hoà bình; tôn trọng quyền tự do và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia ASEAN. Dưới chiêu bài một Trung Quốc giàu mạnh yêu chuộng hoà bình; viện trợ cho các nước nhỏ và thúc đẩy phát triển kinh tế cho riêng lẻ từng quốc gia, Trung Quốc sẽ ru ngủ các nước đông Nam Á sau những đòi buộc vô lý trên biển Đông.

Việc Trung Quốc ngang ngược cấm các quốc gia liên quan không được khai thác tài nguyên trên vùng biển đường lưỡi Bò là một phép thử. Vấn đề cần phải nghiêm túc là các nước trong khu vực biển Đông sau khi Trung Quốc giã chết bắt Qụa thì phải cứng rắn đem ra các quyết sách mới về biển đảo của mình, tăng cường khai thác tài nguyên. Nếu khó khăn về tiềm lực kinh tế và khoa học kỷ thuật để thực hiện chiến lược, phải lập tức mời các nước có nền kinh tế và quân sự giàu mạnh trên thế giới vào đầu tư ngay. Nếu chúng ta lấy lý do vì nghèo đói hay bất kỳ một lý do gì khác mà chần chừ không tiến hành kịp thời tuyên bố chủ quyền biển đảo chúng ta sẽ bị sa vào kế sách CÓ LÝ TRONG VÔ LÝ của Trung Quốc trong tương lai.

Có thể sau 10 năm hoặc 30 năm sau dưới một nền chính trị khác; Trung Quốc lại đem quân đến lấy lại đường lưỡi Bò, khi ấy chúng ta sẽ bị thất lý. Trung Quốc là người có lý khi họ lên tiếng rằng: ‘‘trong những năm 2010- 2011 chúng tôi đã phản đối các nước Đông Nam Á có lãnh hải liên quan với đường lưỡi bò của chúng tôi; không được khai thác tài nguyên ở đó và trong lịch sử các nhà lãnh đạo của quý quốc đã chấp thuận những lời đề nghị của chúng tôi. Thế là sau một thời gian không dài Trung Quốc đem quân xâm chiếm biển đông trong chiến dịch tìm lại những phần lãnh hãi mà cha ông họ đã lãng quên. Thử hỏi khi ấy con cháu chúng ta phải làm gì cho lãnh hải thiêng liêng của mình.

Trần Đăng Khoa

0 comments:

Powered By Blogger