Nỗi
lo càng lúc càng rõ hơn: nhiều nhà phân tích nêu dự báo rằng Trung Quốc
sẽ chiếm gọn Biển Đông năm 2017, vì lúc đó tân Tổng Thống Hoa Kỳ mới
nhậm chức sẽ có nhiều lúng túng trong việc đối phó với một tân Quốc Hội
Hoa Kỳ, và vì lúc đó Lào sẽ luân phiên lên nắm ASEAN, mà Lào đã bị Trung
Quốc mua chuộc từ lâu.
Có đúng như thế chăng? Trong khi đó, Nhật Bản tăng ngân sách quôc phòng để sẽ đôi phó với TQ tại Biển Đông...
Cụ
thể, Bộ quốc phòng Nhật Bản chuẩn bị tăng chi trong đề án ngân sách mới
để giúp củng cố cuộc phòng thủ dãy đảo xa xôi gần vùng mà Trung Quốc
đang xác quyết chủ quyền, tại Biển Đông.
Trong
hồ sơ đệ nạp chính phủ, Bộ quốc phòng Nhật Bản đề nghị tăng ngân sách
quốc phòng 2.2%, đạt mức 42.38 tỉ MK, lớn nhất từ 14 năm.
Cũng nên nhắc rằng ngân sách quốc phòng năm nay của Trung Quốc là 138.37 tỉ MK, tăng 10.1%, cao hạng nhì thế giới.
Hồ
sơ cho hay: Bộ quốc phòng Nhật Bản định mua tàu đổ bộ của BEA, chiến
đấu cơ F-35 và trực thăng Osprey của Hoa Kỳ. Các chiến cụ cần mua khác
gồm phi cơ không người lái Global Hawk của Northrop Grumman, phi đạn di
động, trực thăng và 1 số phương tiện cần thiết để bảo vệ các hải đảo xa
từ Nhật trải rộng đến gần Taiwan.
Chi
phí tăng cũng đuợc dùng vào việc xây dựng và mở rộng căn cứ dọc theo
chuỗi đảo xa. Tokyo và Beijing đang tranh chấp chủ quyền về nhóm đảo
Senkaku không người ở mà Trung Quốc gọi bằng tên Diaoyu (tiếng Việt là:
Điếu Ngư).
Trong khi đó, bản tin RFI nêu câu hỏi ngay tựa đề: “Trung Quốc sẽ chiếm trọn biển Đông vào năm 2017.”
Bản
tin naà nói, Bắc Kinh đã thực hiện xong giai đoạn một trong chiến lược
biến Biển Đông thành ao nhà. Thái độ do dự của các nước liên can từ Hoa
Kỳ, Úc cho đến các thành viên Đông Nam Á tạo cơ hội bằng vàng cho Tập
Cận Bình tiến sang giai đoạn hai trong 2 năm tới. Trên đây là nhận định
của nhiều chuyên gia quân sự được Fairfax Media tổng hợp và phân tích.
Với
các đảo nhân tạo đã được thực hiện gần xong, Trung Quốc đã chiến thắng
«trận thứ nhất» trong chiến lược khống chế Biển Đông. Ít ai có khả năng
ngăn chận Trung Quốc chiến thắng luôn giai đoạn hai. Hoa Kỳ cũng như
đồng minh Úc trong khu vực, tuy lên án Bắc Kinh có « hành động phi pháp »
đe dọa an ninh hàng hải, hàng không nhưng cho đến nay hai nước này vẫn
do dự, ngập ngừng. Trên đây là hai nhận định của các nguồn tin quốc
phòng cao cấp của Úc.
Giới
chuyên gia quân sự cho rằng vào năm 2017, khi các đảo nhân tạo trong
vùng Hoàng Sa và Trường Sa hoàn tất với quân cảng, phi trường thì Trung
Quốc sẽ đưa ra-đa, đại bác, máy bay chiến đấu ra tận nơi để mở rộng vùng
can thiệp đến tận những nơi xa xôi nhất của Biển Đông.
Tháng
5 năm nay, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố mạnh: một là
kêu gọi Trung Quốc phải chấm dứt đắp đảo lấn biển và hai là Mỹ không
công nhận «không phận, hải phận» của các đảo nhân tạo này.
Lập
trường cứng rắn của bộ trưởng Mỹ đã được đồng nhiệm Úc Kevin Andrews
ủng hộ mạnh mẽ. Hai chuyến bay được thực hiện sau đó bay ngang một số
đảo đang được Trung Quốc bồi đắp. Một chuyến có phóng viên đài truyền
hình CNN và một chuyến có tư lệnh hạm đội 7, đô đốc Scott Swift. Trên
thực tế, theo kiểm chứng của Fairefax Media, hai chuyến bay này đều nằm
ngoài khoảng cách 12 hải lý chứ không bay ngang như một số báo chí đưa
tin.
Bản tin RFI viết:
“Trong
khi Hoa Kỳ và đồng minh Úc «vật lộn» với những không ảnh và bản đồ cũ,
tranh luận đâu là những nơi đe dọa an ninh hàng không hàng hải, thì hàng
ngày hạm đội tàu công binh của Trung Quốc gia cố, nới rộng một phi đạo
thứ hai dài 3 km trên bãi đá Subi Reef cho những phi cơ vận tải lớn nhất
của «Giải phóng quân» hạ cánh.
Trong
khi Mỹ và các đồng minh nói và làm không đi đôi với nhau thì Trung Quốc
thừa sức và rộng thời gian để hoàn tất căn cứ quân sự tiền phương ở
Biển Đông trước khi chủ tịch Tập Cận Bình sang gặp tổng thống Mỹ Barack
Obama trong hai tuần tới đây (trung tuần tháng 9). Hình ảnh vệ tinh cho
thấy 90% số tàu công binh hoạt động ở Trường Sa đã rút đi trong những
tuần lễ gần đây.
Một
nhân tố khác xuất phát từ quan điểm muốn giữ «nguyên trạng» của tây
phương càng thuận lợi cho kế hoạch lấn chiếm của Trung Quốc. Các nhà
chiến lược cho rằng thương thuyền và máy bay tây phương có thể chấp nhận
các yêu sách của Trung Quốc mặc dù những yêu sách đòi chủ quyền ở Biển
Đông là không có cơ sở theo luật quốc tế...
Câu
hỏi đặt ra là vì sao từ nay đến ít nhất là cho hết năm 2017 là thời
gian rất thuận lợi cho Trung Quốc hoàn tất kế hoạch làm chủ Biển Đông.
Có hai lý do:
Một là Hoa Kỳ bước vào mùa tranh cử bầu cử tổng thống và phải chờ đến
đầu năm 2017 mới có một chính phủ mới ở Washington. Lý do thứ hai là
tình hình nội bộ Đông Nam Á. Trong bối cảnh các thành viên không đoàn
kết với nhau trước tham vọng của Trung Quốc, năm 2017 là năm nước Lào,
mà chế độ đã bị Bắc Kinh mua chuộc, làm chủ tịch luân phiên Hiệp hội
ASEAN.
Tuy
nhiên, một số viên chức Mỹ và Úc lại đưa ra kết luận ngược lại là Trung
Quốc chỉ thắng về chiến thuật nhưng sẽ thua to về chiến lược. Tức là
các quốc gia trong vùng sẽ đoàn kết chặt chẽ với nhau và với Hoa Kỳ
hơn.”(ngưng trích)
Có thật là ASEAN sẽ đoàn kết chống TQ? Không phải TQ mua Lào và Cam Bốt rồi hay sao?
Trong khi đó có tin từ Đài Loan: TQ sắp tuyên bố vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông...
Bản
tin VOA ghi nhận như thế qua một tài liệu từ Bộ Quốc phòng Đài Loan, đó
là một phúc trình nộp cho viện lập pháp Đài Loan về sức mạnh quân sự
của Trung Quốc.
Quả nhiên, hung hiểm. Trăm đường hung hiểm.
0 comments:
Post a Comment