Sunday, July 5, 2015

TPP có thể khiến cho điều kiện lao động ở Việt Nam tồi tệ hơn

Thị trường tự do sẽ không phá vỡ được sự lệ thuộc của các nhà xưởng gia công tại đất nước này khỏi ách lao động cưỡng bức, lao động trẻ em, và chế độ tiền lương ảm đạm.

Đó là một hành trình dài vượt qua hậu quả của cuộc nội chiến ở Việt Nam, chuyển đổi từ thái độ phản đối sự xâm lăng của người Mỹ để hòa mình vào đế chế của chủ nghĩa Tân Tự Do kiểu Mỹ. 

Khi Tổng thống Obama đến thăm trụ sở chính của Nike tại Oregon và đưa ra dự báo TPP chính là một mối lợi cho quá trình tạo công ăn việc làm tại Hoa Kỳ, điều này được diễn giải ở Việt Nam thành ra một vận đỏ cho các công nhân đang nhận lãnh đồng lương thấp tại các nhà máy, những người làm công chiếm 1/3 lực lượng lao động toàn cầu của của thương hiệu này. 

Hiệp ước thương mại khổng lồ này được cho là giúp cân bằng các đối tác thương mại, và xem như mang lại các điều kiện bảo hộ cho người lao động Việt Nam theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Các bộ trưởng thương mại khẳng định những thỏa thuận như thế này sẽ bắt buộc các quốc gia thành viên cam kết cải thiện điều kiện lạo động, môi trường, và các quy định an sinh xã hội. Nhưng thật ra, lý do các nhà kinh doanh có xu hướng quan tâm đến những thỏa thuận tự do thương mại, và các công đoàn lao động có xu hướng ghét bỏ những thỏa thuận này, chính là sự tự do hóa thương mãi toàn cầu cho phép các công ty đa quốc gia dốc sức khai thác tận cùng sự thiếu hụt điều kiện bảo hộ cho người lao động thuộc các quốc gia nghèo khó. 

Trong khi các liên minh người lao động tại Hoa Kỳ lên án các thỏa thuận thương mại đang trong đàm phán sẽ dẫn đến tình trạng chuyển dịch công ăn việc làm ra khỏi biên giới Hoa Kỳ, thì cuộc khủng khoảng về công ăn việc làm đáng nói hơn chính là những loại công việc được chuyển đến những nơi nằm xa ngoài biên giới Hoa Kỳ. Tự do hóa thương mại đã phá vỡ ngành sản xuất nội địa Hoa Kỳ, và ảnh hưởng tiên liệu được của TPP lên người lao động tại Hoa Kỳ không đáng là gì khi so sánh với dòng thác “cơ hội” tạo ra cho người lao động tại Việt Nam, những người đang phải tranh đua giành giật các hợp đồng gia công với những đối tác có điều kiện cạnh tranh tốt hơn ở Trung Quốc cho các hợp đồng từ các công ty Tây phương. 

Hiển nhiên điều này có nghĩa là “cạnh tranh” theo chiều hướng đi xuống đối với điều kiện an toàn lao động và đảm bảo công ăn việc làm - minh chứng cho việc này là vụ đình công lớn xảy ra ở công ty giày Yue Yuen ở Đông Quản, Trung Quốc đầu năm nay do những lo sợ về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu việc làm sang các nước láng giềng có mức lương thấp hơn (vâng, nghe có vẻ quen thuộc?) 

Vì thế, khi những công ăn việc làm trong chuỗi cung ứng hàng hoá cho Nike chuyển đến Việt Nam, một trong những nơi cung cấp chủ yếu hàng hóa cho công ty Hoa Kỳ này, họ mang đến đó những điều kiện làm việc hà khắc. Xem xét điều kiện của một công ty lớn có uy tín thì họ sẽ chọn lựa những nhà cung cấp hàng hóa cho họ với điều kiện đủ chuẩn nhân đạo, nhưng họ vẫn duy trì cách thức hợp tác với những nơi gia công có chế độ làm việc trả lương cho công nhân thấp với chỉ vài đô la một ngày (thấp hơn mức 1/3 mức lương căn bản), theo số liệu báo cáo của Liên minh Quyền lợi Người lao động (WRC). 

Các nhà xưởng thiết kế và quy hoạch nghèo nàn tại châu Á đầy rẫy những mối nguy như dễ cháy nổ, kết cấu kém an toàn, và những hiểm nguy đe dọa khác trong môi trường làm việc – tất cả giúp mang lại “hiệu quả chi phí” hơn là kiến tạo việc làm cao hơn như có thể xem xét tại Oregon. Nike thuê hơn 330.000 công nhân người Việt, nhiều người trong số họ là những lao động nhập cư từ các vùng nông thôn bị đô thị hóa, và trả công cho họ chừng 132 USD một tháng. 

Các nhà hoạt động nhận xét rằng để tạo ra thế thắng cho người lao động trong thương mại toàn cầu hơn là khiến cho họ bị thiệt thòi, các chính phủ phải đặt các chuẩn mực về thương mại ngang hàng với việc cải cách điều kiện cho người lao động, chẳng hạn như áp dụng các biện pháp để ngăn chặn việc tận dụng nhân công từ các trại lao động cải tạo cưỡng bức đối với người nghiện, việc này phải được xem như là một dạng bóc lột tàn độc đối với hàng ngàn người. 

Mặc dù ảnh hưởng chi phối của hệ thống chính trị lên nền kinh tế khó rõ ràng, nhiều người lao động đã báo cáo rằng họ bị “đối xử như xúc vật” trong khi họ phải sản xuất ra nhiều loại hàng hóa như banh da bóng đá, hạt điều thô, và đôi lúc phải làm việc cho cả những nhà thầu tư nhân. 

Báo cáo gần đây của Diễn đàn Quyền lợi Người lao động Quốc tế về lao động cưỡng bức tại Việt Nam khuyến cáo rằng trong quá trình đàm phán các hiệp ước thương mại, các nhà đàm phán Hoa Kỳ “không nên trao cho phía Việt Nam nhiều quyền lợi xâm nhập thị trường nội địa trừ khi chính phủ Việt Nam cam kết xóa bỏ chế độ lao động cưỡng bức và đóng cửa các trại giam cầm cai nghiện tập trung”, và nên xem xét đặt mặt hàng hạt điều thô Việt Nam vào danh sách đen của Bộ Lao động đối với các sản phẩm liên quan đến lao động cưỡng bức hoặc lao động trẻ em. Ngoài các trại lao động bắt buộc đối với tù nhân, quyền lợi của người lao động ngày một xấu đi do bởi bị lạm dụng thường xuyên. 

Theo một báo cáo năm 2013 của WRC, họ phải làm việc suốt ngày cho một ca, cưỡng bức lao động, và lao động trẻ em là những việc phổ biến xảy ra trong những nhà xưởng, nơi cung cấp chủ yếu các mặt hàng cho nhiều nhãn hiệu phương Tây. Người lao động bị bao vây trong vòng tròn thiên la địa võng như lương bổng bị cắt xén và bị phân biệt đối xử giới tính và điều kiện thai sản. Nếu họ phản đối điều kiện làm việc và thiết lập ra tổ chức công đoàn độc lập khỏi sự kiểm soát của nhà nước thì họ sẽ phải đối diện với rủi ro “bị sa thải, đưa vào danh sách đen, bị xâm hại thân thể và bị bắt giam”. 

Các nhà hoạt động nhận định rằng các tổ chức công đoàn nhà nước luôn phản ứng nhanh nhạy và ngăn cản những hoạt động mang đến lợi ích cho người lao động (con số thống kê các vụ đình công trên khắp Việt Nam không ngừng gia tăng từ 420 vụ lên 980 vụ trong thời gian từ năm 2011 đến 2012). Trong những năm gần đây, những vụ đình công tự phát kéo theo hàng ngàn người lao động tham gia tại những nhà xưởng gia công cho các nhãn hiệu như Keds, Adidas đã khiến cho nhiều người bị bắt giữ, bị đàn áp, và bị giam giữ không xét xử. Theo WRC “trong khi có hơn một nửa số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có các thỏa ước lao động tập thể, thì gần như tất cả số còn lại chỉ đơn giản là đưa ra điều kiện và điều khoản mà người lao động được hưởng trong quy định của Luật Lao Động mà thôi”. Họ có thể chẳng đạt được bất kỳ điều kiện gì cho họ sau đó, bởi vì theo giải thích của một công nhân được WRC dẫn lại: “chúng tôi có thể làm việc liên tục và không còn sức khỏe, nhưng khi có bất kỳ người nào đứng lên yêu cầu được giảm giờ làm ngoài ca thì họ lập tức bị sa thải”. 

Dù TPP đang được xem xét trên bàn nghị sự tại Quốc Hội Hoa Kỳ, các nhóm bảo vệ quyền lợi người lao động vẫn tiếp tục thúc ép Việt Nam nhằm có được các điều kiện cải thiện đối với điều kiện căn bản cho người lao động trước khi ký kết bất kỳ một thỏa thuận thương mãi nào. Hai nhà hoạt động công đoàn Jim Keady và Trung Doan vừa qua đã đệ trình một thỉnh nguyện thư kêu gọi Quốc Hội Hoa Kỳ hãy tận dụng công cụ đàm pháp đối với thỏa thuận thương mãi này để thúc đẩy Việt Nam phải tuân thủ các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế, như gia tăng tiền lương thêm “50% - mức đáng kể để cải thiện cuộc sống của hàng trăm ngàn gia đình người lao động”. Doan, một nhà hoạt động sống ở Australia, cho biết các đồng sự của ông ở Việt Nam đã nổ lực thành lập công đoàn độc lập ở đó nhiều năm trước đây nhưng “tất cả họ điều bị ngăn cản bằng đàn áp trước khi các tổ chức này có thể hoạt động”. 

Khi được hỏi về điều kiện của người lao động trong nội dung TPP, Bộ trưởng Lao động Tom Perez cho phóng viên tờ The Washington Post biết rằng việc chấp hành các nguyên tắc về lao động của phía Việt Nam có thể được khuyến khích thông qua áp lực lên những nhà làm luật tại Việt Nam “để tạo ra những thay đổi đáng giá trong các bộ luật của họ”, không dựa trên các yêu cầu bắt buộc mà chỉ là yêu cầu tự đáp ứng tự nguyện, theo cách có thể được xem như “kế hoạch ngẫu nhiên” (có hay không có kết quả còn tùy thuộc vào tình hình thực tế). 

Giám đốc điều hành của WRC Scott Nova nhận định về sự phiền toái trong cái gọi là “ngẫu nhiên” đối với các nổ lực không thành khi giải quyết các bất cập của người lạo động như sau: “Việt Nam vẫn được xem là một trong những quốc gia tồi tệ nhất trên thế giới xét về điều kiện làm việc tại các nhà xưởng, và tổ chức công đoàn độc lập bị ngăn cấm bởi pháp luật. Các đòi hỏi về quyền lợi cho người lao động, sẽ được bao hàm trong nội dung của TPP, đã có hồ sơ theo dõi đầy trong thời gian dài chứng minh tính không hiệu quả của nó, và nó hoàn toàn không có một chút xơ múi gì trong việc cải thiện sự đối xử với người lao động ở một nơi như Việt Nam” 

Và với quy chế đàm phán nhanh dường như là một cách để đẩy người lao động ở Việt Nam vào một thế quen thuộc đáng lo ngại đã từng xảy ra trước đây: năm 2012 WRC đã ghi nhận việc Bộ Lao động “đã đưa danh mục hàng may mặc của Việt Nam vào danh sách các sản phẩm được sản xuất bởi lao động cưỡng bức và lao động trẻ em, khiến cho Việt Nam là một trong bảy quốc gia trên thế giới bị quy kết điều kiện tồi tệ này”. 

Và với tình hình này, Việt Nam đang được tham gia vào một nhóm danh giá khác bao gồm nhiều quốc gia: một trong những đối tác thương mại đáng tin cậy của Hoa Kỳ.


Nguồn: 

Bản tiếng Việt:

0 comments:

Powered By Blogger