Lữ Giang
Hôm 26.7.2015, một độc giả có email là dien.nguyen44@… đã đưa lên diễn đàn hình Hoàng Phủ Ngọc Tường với lời ghi chú vắn gọn:
“Giờ
đây HP Ngọc Tường bị bại liệt. Y phải ngồi xe lăn, và cõi chết đã gần
kề, Hoàng Phủ Ngọc Tường không thể chối tội y đã giết đồng bào với chính
lương tâm của y, y cũng không thể quên được những hình ảnh bi thảm của
cuộc tàn sát ghê rợn, đẫm máu do chính y gây ra cho đồng bào Huế trong
Tết Mậu Thân 1968. Trong phần đời ngắn còn lại, Hoàng Phủ Ngọc Tường
phải sống những ngày đêm u ám, sợ hãi, y sợ hồn ma, bóng quỉ, y sợ oan
hồn của những kẻ đã bị y thảm sát gần 40 năm trước.”
Ảnh Hoàng Phủ Ngọc Tường – bại liệt –đến dự đám tang bà mẹ vợ.(Ảnh lấy trên Facebook)
Email
vắn gọn này lại bắt chúng ta nhớ đến những thảm cảnh mà đồng bào ở Đà
Nẵng và Huế đã phải chịu trong các cuộc bạo loạn tại miền Trung trước
1975, nhất là trong Tết Mậu Thân. Để đối phó với công luận, nhóm người
gây ra những tai họa này thường dùng Vọng Ngữ để chạy tội, coi Vọng Ngữ
như một pháp môn của đạo Phật, có thể đưa tới “giải thoát”! Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng tin như vậy, nhưng chạy trời không khỏi nắng.
BỊ CIA ĐẨY VÀO CON ĐƯỜNG CÙNG
Hoàng
Phủ Ngọc Tường sinh ngày 9.9.1937 tại Huế, nhưng quê ở Triệu Phong,
Quảng Trị. Tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Sài Gòn (ban Việt – Hán) năm 1960,
về dạy ở trường Quốc Học Huế từ 1960 đến 1966. Khi CIA phát động phong
trào Phật Giáo để lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm và đưa quân vào miền Nam,
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong những người đã tham gia rất tích cực.
Sau
khi ông Diệm bị giết, một số các nhà lãnh đạo Phật Giáo tưởng rằng thời
vận của Phật Giáo đã đến, nên đã phát động một phong trào đấu tranh bạo
động để cướp chính quyền và hình thành một chính phủ do Phật giáo lãnh
đạo, trong đó Phât giáo là quốc giáo và các tăng sĩ là quốc sư, gióng
như dưới thời Lý Trần. Phong trào này đã lên tới cao điểm vào năm 1966
khi Phật Giáo đã cướp được chính quyền tại Đà Nẵng và Huế. Nhưng thực tế
không dễ dàng như vậy.
Phong trào Phật Giáo tuy được trang bị bằng lòng cuồng tín tôn giáo và sự hận thù Thiên Chúa Giáo rất cao, nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu lãnh đạo và thiếu kinh nghiệm… nên đã trúng kế của CIA!
Đọc
lại các tài liệu ghi lại các biến loạn do các phong trào Phật Giáo gây
ra lúc đó ở Sài Gòn, Đà Nẵng và Huế (trong đó có Bạch Thư của Hòa Thượng
Tâm Châu), ai cũng thấy kinh hoàng. Đợi khi lòng cuồng tín tôn giáo lên
đến cao độ và đưa tới biến loạn, và khi các đặc công cộng sản nằm vùng
ẩn nấp trong các chùa ở Đà Nẵng như chùa An Long do Thích Minh Tuấn trụ
trì và chùa Phổ Quang của Thích Từ Mẫn.., xuất đầu lộ diện dưới danh
nghĩa “Lực Lượng Thanh Niên Phật Tử Cứu Quốc” và «Đoàn Thanh niên Phật tử Quyết tử»…, Mỹ mới bật đèn xanh cho hai Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Nguyễn Ngọc Loan dẹp tan.
Ngày
20.5.1966, từ Huế Thượng Tọa Thích Trí Quang lên tiếng kêu gọi Tổng
Thống Johnson can thiệp và đòi Tướng Kỳ phải từ chức ngay lập tức. “Lực Lượng Tranh Thủ Cách Mạng” yêu cầu Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ra tay, nếu không họ sẽ phá phi trường Đà Nẵng. «Quân đoàn Cách mạng Vạn Hạnh»
đã được thành lập do Thích Minh Chiếu làm Tư lệnh và đặt Tổng hành dinh
tại chùa Phổ Đà ở số 340 đường Phan Châu Trinh Đà Nẵng. Nơi đây đã trở
thành nhà tù giam giữ, tra tấn và thủ tiêu những viên chức chính quyền,
quân đội, công giáo, VNQDĐ… không theo “Cách Mạng”. Trưa 26.5.1966 đoàn
biểu tình đã đốt cơ quan USIS, Phòng Thông tin và Thư viện Hoa Kỳ tại
Huế, tiêu hủy khoảng 5.000 quyển sách. Ngày 1.6.1966, đoàn biểu tình đập
phá Tòa Lãnh sự Mỹ tại Huế. Họ rãi truyền đơn đòi đưa Thích Trí Quang lên làm quốc trưởng và Trần Quang Thuận làm thủ tướng.
Nhưng Tổng Thống Johnson tuyên bố ủng hộ Quân Lực VNCH và yêu cầu chính
phủ và các tổ chức đấu tranh chấm dứt các cuộc xô xát “để chống Cộng và
thực hiện dân chủ.”
Ngày
23.5.1966, khi Tiểu Ðoàn 11 Biệt Ðộng Quân ly khai do Ðại Úy Nguyễn
Thừa Du chỉ huy, rút ra khỏi Chùa Tỉnh Hội ở Đà Nẵng và trở về với
QLVNCH, phong trào Phật Giáo đấu tranh cướp chính quyền bắt đầu suy yếu
rồi tan rã dần.
Hiện
nay, đã có hàng trăn bài và tài liệu ghi lại các biến cố nói trên,
nhưng nhìn chung, chúng ta thấy vụ Đại tá Đàm Quang Yêu, Tư lệnh Biệt
khu Quảng-Đà và Trung Đoàn Trưởng Trung đoàn 51 Bộ binh tuyên bố ly khai
khỏi chính quyền trung ương và cho Ðại Úy Nguyễn Thừa Du dẫn Tiểu Ðoàn
11 Biệt Ðộng vào đóng ở Chùa Tỉnh Hội Đà Nẵng để bảo vệ Phật Giáo, vụ
một số đơn vị thuộc Sư Đoàm 1 và Sư Đoàn 2 tuyên bố ly khai, vụ tướng
Lewis Walt, Tư lệnh TQLC Hoa Kỳ tại Vùng I, ngăn chận không cho không
quân VNCH oanh kích quân ly khai ở Đà Nẵng… đều là những hành động có
tính toán.
Khi
tình hình đã chín muồi, Thiếu tướng Nguyễn Cao Kỳ, Chủ tịch UBHPTƯ, lên
các đài truyền thanh và truyền hình tuyên bố rằng cộng sản đã xâm nhập
vào các phong trào tranh đấu ở miền Trung và cho biết sẽ dùng võ lực để
tái lập an ninh tại Đà Nẵng. Ngày 14.5.1966, các tàu vận tải của Hoa Kỳ
đã đưa 40 xe tăng và thiết vận xa đến Đà Nẵng. Ngày 15.5.1966, chính phủ
gởi 5 tiểu đoàn Nhảy dù đến Quân đoàn I tăng cường cho Thủy Quân Lục
Chiến. Chỉ trong một giờ, quân Nhảy dù đã tái chiếm Đài phát thanh Đà
Nẵng...
Tất
cả những biến cố nói trên đều do Tướng Lewis Walt, Tư lệnh TQLC Hoa Kỳ
tại Vùng I đạo diễn. Mục tiêu của kịch bản này là biến phong trào đấu
tranh Phật Giáo thành một phong trào bạo loạn và khủng bố, rồi viện lý
do đó dẹp tan mà không bị dư luận quốc nội và quốc tế phản đối. Nói cách
khác, CIA đã bày mưu để đẩy Phật Giáo Ấn Quang vào con đường cùng.
Bị
thất bại một cách thê thảm, Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đã công khai đi
theo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Các cán bộ nồng cốt của nhóm này đã
bỏ thành phố đi vào chiến khu theo Việt Cộng, chẳng hạn như Hoàng Phủ Ngọc Tường (dạy học), Hoàng Phủ Ngọc Phan (SV Y Khoa), Nguyễn Đắc Xuân (SV Đại Học Sư Phạm),Trần Quang Long (SV Đại Học Sư Phạm), Lê Minh Trường (Sinh Viên Mỹ Thuật), Huỳnh Sơn Trà (SV Y Khoa), Nguyễn Văn Sơ (SV Đại Học Sư Phạm), Ngô Yên Thi (SV Văn Khoa), Trần Bá Chữ (SV Đại Học Sư Phạm), Nguyễn Thị Đoan Trinh (sinh viên Dược)… v.v. Đa số còn lại bị cơ quan an ninh VNCH bắt giữ, một số ẩn trốn trong quần chúng.
TỪ TỘI ÁC NÀY ĐẾN TỘI ÁC KHÁC
Báo
chí và sách vở đã viết quá nhiều về những tội ác mà đảng CSVN đã gây ra
trong biến cố Tết Mậu Thân năm 1968, đặc biệt là các thành phần thuộc
Giáo Hội Ấn Quang đã bỏ vào chiến khu năm 1966 nay trở lại để sát hại
đồng bào, trong đó có 4 tên được chú ý nhất là Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân vàNguyễn Thị Đoan Trinh.
Có lẽ cuốn sách tóm lược đầy đủ hơn cả về vụ thảm sát Tết Mậu Thân ở Huế là cuốn “The Vietcong Massacre at Hue”
(Cuộc thảm sát của Việt Cộng ở Huế) của bà Bác Sĩ Elje Vannema xuất bản
năm 1976. Bà là người có mặt ở Huế khi biến cố xẩy ra. Lời tường thuật
của các nhân chứng khác, Việt Nam cũng như ngoại quốc, cũng đã giúp
chúng ta thấy rõ hơn sự dã man của cuộc thàm sát này.
Theo
tài liệu, khi Cộng quân tấn công vào Huế, có đem các đại đội đặc công,
võ tranh tuyên truyền và các toán an ninh. Hoạt động về an ninh được đặt
dưới quyền chỉ huy của Đại Tá Lê Minh, Phụ tá Bộ Tư Lệnh Quân Khu kiêm Trưởng Ban An Ninh Quân Khu. Trụ sở chính của Ban An Ninh được đặt tại Chùa Từ Đàm. Chỉ huy các toán an ninh là Tống Hoàng Nguyên và Nguyễn Đình Bảy (tự là Bảy Khiêm) thuộc Khu Ủy Trị Thiên. Tồng Hoàng Nguyên đã giao cho Nguyễn Đắc Xuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường phụ trách khu Gia Hội.
Nguyễn Đắc Xuân thành lập “Đoàn Quân Nhân Sư Đoàn 1 ly khai” và “Đoàn Nghĩa Binh Cảnh Sát” để dụ các quân nhân và cảnh sát VNCH ra trình diện, rồi sau đó đưa đi thủ tiêu.
Trường
Trung Học Gia Hội của Dòng Mai Khôi (Phú Xuân) được dùng làm nơi giam
giữ và xét xử các thành phần bị coi là Việt gian hay phản động. Theo bà
Bác sĩ Elje Vannema, các phiên tòa ở đây đều do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ tọa.
Bà
Elje Vannema là người Hà Lan, sinh năm 1932 và tốt nghiệp y khoa tại
trường McGill University Medical School ở Canada năm 1962. Bà đã dến
hoạt động y tế ở Huế từ 1965 đến 1968, có mặt tại Huế trong biến cố Tết
Mậu Thân, nên đã tường thuật khá đầy đủ trong cuốn “The Viet Cong Massacre at Hue” dày 212 trang, xuất bản năm 1976. Bà đã ghi lại các việc làm của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân như sau:
"Dân chúng hiện diện khá đông tại các phiên tòa ở Tu viện, ở Gia Hội bên kia cầu và ở trong thành. Tòa
án ở Tu viện do Hoàng Phủ Ngọc Tường chủ trì. Anh này tốt nghiệp đại
học Huế và là cựu lãnh tụ sinh viên trong Ủy Ban Phật Giáo chống chính
quyền trước đây. Cầm đầu ở Gia Hội là Nguyễn Ðắc Xuân,
trước kia là một liên lạc viên cộng sản nay đột nhiên lại xuất hiện.
Tòa trong thành do hai sinh viên Nguyễn Ðọc và Nguyễn Thị Ðoan (Trinh)
điều khiển. Các phiên tòa vang lên những lời đe dọa với khẩu hiệu tuyên
truyền, kết tội, qui chụp. Hầu hết những người bị lôi ra tòa chẳng biết
lý do mình bị bắt. Nhưng tất cả đều bị kết tội, một số bị tử hình tức
khắc…”
Bà
Elje Vannema cho biết đã kiểm kê được qua 22 mồ tập thể với số nạn nhân
bị Cộng quân giết là 2.326 người. Riêng tại trường Gia Hội, nơi Hoàng
Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân điều hành, có 203 người bị giết. Người
đi bắt và bắn chết là tên Linh (Diệu Linh), người Quảng Ngãi làm nghề
thầy bói, khoác áo Việt Nam Quốc Dân Đảng Thừa Thiên.
THẦN KHẨU BUỘC XÁC PHÀM!
Từ
1963 đến nay, những người thuộc giáo phái Phật Giáo Ấn Quang, dù theo
Việt Cộng hay chống Cộng, dù ở trong hay ngoài nước, cũng thường coi
VỌNG NGỮ như con đường giải thoát. Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng thế.
Nguyễn
Đắc Xuân khẳng định rằng trong suốt thời gian xảy ra biến cố Mậu Thân,
Hoàng Phủ Ngọc Tường ở chiến khu tại địa đạo Khe Trái trong vùng núi
phía tây huyện Hương Trà để làm công việc của Mặt Trận Giải Phóng, cho
nên chuyện Hoàng Phủ Ngọc Tường tham gia tàn sát là điều bịa đặt. Còn
Hoàng Phủ Ngọc Tường nói:
"Không
hiểu sao đến giờ vẫn có những kẻ xấu miệng cứ tìm cách buộc chặt tôi
vào "vụ" Mậu Thân Huế. Đúng Mậu Thân đã trở thành một bi kịch đời tôi!
Tôi đành xem họ như những kẻ vu khống bẩn thỉu, thế thôi!"
(Báo Công An Nhân Dân online: Sự thật về 3 nhân vật bị kẻ thù gọi là "đồ tể khát máu")
Nhưng tục ngữ Việt Nam có câu “Thần khẩu buộc xác phàm”,
chính lời tuyên bố của chính Hoàng Phủ Ngọc Tường sau đó lại trở thành
bằng chứng buộc tội anh ta. Trong cuộc phỏng vấn của đài PBS năm 1982,
Hoàng Phủ Ngọc Tường nói:
“Nói riêng về những người bị giết thì trong số đó tất nhiên có một số là do du kích cách mạng.Khi chúng tôi vào nhà để gọi họ ra thì họ bắn trả đến cùng; họ bắn đến độ có những chiến sĩ của chúng tôi đã bị thương; khi đó chúng tôi phải bắn trả khiến những người đó bị chết tại chỗ. Trong trường hợp đó có một viên Phó tỉnh trưởng của Huế...”
Trong
cuộc phỏng vấn của phóng viên Burchett và đoàn làm phim Việt Nam Thiên
Sử Truyền Hình tại Huế năm 1982, Hoàng Phủ Ngọc Tường xác nhận chính
mình là chứng nhân của biến cố Tết Mậu Thân tại Huế 1968, nhưng cho rằng
thủ phạm vụ tàn sát đó là Mỹ - Ngụy chứ không phải Đảng CSVN! Xin mời
quý vị lắng nghe:
Hỏi:
Ông có thể mô tả biến cố nổi dậy ở Huế, đặc biệt liên quan đến vụ thảm
sát. Ở đây. Xin đề nghị ông trả lời cho biết những gì xảy ra bấy giờ ở
Huế, có những vụ trả thù, đàn áp?
Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Ông
muốn nói đến vụ thảm sát Mậu Thân ở Huế? Đó là một chiến công vĩ đại
của nhân dân Huế. Nhưng nhân dân Huế đã phải trả một giá đắt cho chiến
thắng này. Đó là là một sự trả thù chưa từng thấy của Mỹ và ngụy sau đó.
Vì thế nhân dân Huế đã phải trả giá đắt nhất so với các thành phố khác
của chúng tôi. Cũng chỉ vì ở đây người Mỹ đã chịu sự tổn thất nặng nề về
sinh mạng, về vật chất và chính trị tại Huế…
“Bởi
vì tội ác do Mỹ tạo ra được toàn thể thế giới bên ngoài quan tâm, chúng
chuyển tất cả tội ác của chúng và đổ lỗi cho những người làm cách mạng
chống lại nhân dân của họ. Tôi ám chỉ việc chúng đã dùng vụ thảm sát như một bửu bối đặc biệt để bôi nhọ cách mạng Việt Nam trong cuộc hòa đàm Paris.
“Đây là điều tôi muốn nêu rõ vì tôi biết như là một chứng nhân.”
Những
lời tuyên bố này cho thấy Hoàng Phủ Ngọc Tường có mặt tại Huế trong Tết
Mậu Thân, nhưng cũng như các thành phần đấu tranh khác của Giáo Hội Ấn
Quang, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đổ tội cho Mỹ - Ngụy để “giải thoát” cho
mình. Nhưng Kinh Pháp Cú có dạy: “Khi nghiệp ác chưa thành thục, kẻ ác cho là vui, đến khi nghiệp ác thành thục rồi kẻ ác mới hay là ác.”
Có lẽ lúc này “nghiệp ác thành thục rồi”, nên người ta đã tìm thấy trong thơ của Hoàng Phủ Ngọc Tường những câu:
Những chiều Bến Ngự giăng mưa
Chừng như ai đó mơ hồ gọi tôi
Tôi ra mở cửa đón người
Chỉ nghe tiếng gió thổi ngoài hành lang
(Địa chỉ buồn)
Hay:
Nợ người một khối u sầu
Tìm người tôi trả ngày sau luân hồi
(Về chơi với cỏ).
Không
phải đợi đến "ngày sau luân hồi" đâu, chính trong kiếp này, Hoàng Phủ
Ngọc Tường, những kẻ tôn thờ Vọng Ngữ trong Giáo Hội Ấn Quang và chính
Giáo Hội này cũng đã phải trả rồi.
Ngày 30.7.2015
Lữ Giang
0 comments:
Post a Comment