Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, một trong số lãnh đạo chóp bu của Đảng
Cộng sản còn tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác-Lê nin, với lý
tưởng cộng sản và xem Trung Cộng về căn bản là đồng minh chiến lược
trong khi vẫn tiếp tục cảnh giác cao đối với Hoa Kỳ, sẽ công du đến Mỹ
từ ngày 6 tháng 7 đến ngày 10 tháng 7 tới đây, nhằm vận động để Việt Nam
được tham gia Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương TPP, nhằm
cứu vãn nền kinh tế đang đối mặt nguy cơ sụp đổ, bởi TPP được xem là
một chiếc phao cứu sinh mang tính sống còn đối với chế độ cộng sản Việt
Nam.
1. Tại sao TPP có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nền kinh kế Việt Nam
Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương - Trans-Pacific
Strategic Economic Partnership Agreement - TPP- là một thỏa thuận thương
mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu
Á-Thái Bình Dương. Thỏa thuận ban đầu được các nước Brunei, Chile, New
Zealand và Singapore ký vào ngày 03 tháng 06, 2005 và có hiệu lực ngày
28 tháng 05, 2006. Hiện tại, thêm 5 nước đang đàm phán để gia nhập, đó
là các nước Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ, và Vietnam. Mục tiêu ban
đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập khẩu giữa các nước
thành viên trước ngày 01 tháng 01, 2006 và cắt giảm bằng không tới năm
2015. Đây là một thỏa thuận toàn diện bao quát tất cả các khía cạnh
chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi hàng hóa, các
quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đổi dịch vụ, vấn
đề sở hữu trí tuệ, các chính sách của chính quyền. Mục tiêu tối thượng
của TPP là xóa bỏ các loại thuế và rào cản cho hàng hóa, dịch vụ xuất
nhập khẩu giữa các nước thành viên. Vì lý do này TPP là một hiệp định
mang tính bước ngoặt, sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong nền thương mại
Việt Nam và Quốc tế.
2. Cơ hội nào cho Việt Nam có thể tham gia TPP?
Trong chiến lược xoay trục về Thái Bình Dương, rõ ràng rằng Hoa Kỳ không
muốn Việt Nam bị xáo động lớn về chính trị. Nói cách khác,Việt Nam ổn
định là nhu cầu lớn của Hoa Kỳ. Dù vậy, việc vi phạm nhân quyền hiện vẫn
đang là một cản trở Việt Nam để được Hoa Kỳ chấp thuận cho gia nhập
TPP.
Khẳng định TPP là một thỏa thuận thương mại cấp tiến và có tiêu chuẩn
cao nhất từ trước đến nay trong lịch sử, tổng thống Obama một lần nữa
cho thấy nhân quyền vẫn đang là trọng tâm trong chính sách bang giao và
thương mại của Hoa Kỳ:
“Khi chúng ta xem xét một quốc gia như Việt Nam, vẫn đang trong quá
trình đàm phán. Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ phải thực sự thay đổi chính
sách và cải thiện tiêu chuẩn cho người lao động. Họ phải thiết lập được
mức lương cơ bản. Họ phải thông qua luật về điều kiện an toàn lao động
và bảo vệ công nhân.”
Trong đó, vấn đề thành lập công đoàn độc lập bảo vệ người lao động Việt Nam cũng được Tổng thống Hoa Kỳ Obama nêu rõ:
“Lần đầu tiên, Việt Nam sẽ phải phải để cho người lao động tự do
thành lập công đoàn bảo vệ quyền lợi. Điều này cũng sẽ tạo ra sự thay
đổi. TPP sẽ giúp tạo ra sân chơi công bằng và mang lại lợi ích cho người
lao động Việt Nam. Đó chính là sự tiến bộ. Nhưng không có nghĩa là sự
thay đổi điểu kiện lao động của công nhân Việt Nam sẽ ngay lập tức ngang
bằng với điều kiện ở đây - Nike. Hay ở ngay Portland này. Nhưng đó là
mục tiêu đúng đắn mà chúng ta đang hướng đến.”
Bày tỏ lập trường của chính phủ Hoa Kỳ đối với vấn đề nhân quyền như là
một điều kiện tiên quyết để Cộng Sản Việt Nam có thể được xem xét nhằm
được gia nhập Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương TPP, thông
điệp của tổng thống Obama cũng chính là một lời cảnh cáo nghiêm khắc
đối với CSVN rằng:
"Nếu một quốc gia muốn tham gia vào hiệp định này, quốc gia đó phải
đáp ứng được các tiêu chuẩn cao hơn. Nếu không đáp ứng, quốc gia đó sẽ
bị loại. Việt Nam, hay bất kỳ quốc gia thành viên nào khác trong hiệp
định này không đáp ứng được các đòi hỏi đó, họ sẽ phải gánh chịu các hậu
quả tương ứng. Nếu phá vỡ các quy định, quốc giá đó sẽ phải gánh chịu
các hậu quả thực sự. Điều này tốt cho các doanh nghiệp và người lao động
tại Hoa Kỳ, bởi vì chúng ta đã có những tiêu chuẩn cao hơn so với nhiều
nơi khác trên thế giới, giúp tạo ra một sân chơi bình đẳng.”
Vậy nên, tình trạng nhân quyền Việt Nam hiện vẫn đang tiếp tục tồi tệ,
với rất nhiều những vụ đàn áp, bắt bớ giam cầm các nhà hoạt động nhân
quyền và những tiếng nói đối lập trong thời gian qua với những bản án
hết sức man rợ, rõ ràng đã khiến cho cơ hội để cộng sản Việt Nam được
trở thành thành viên của TPP càng trở nên mong manh hơn bao gờ hết.
3. Liệu Việt Nam
sẽ đổi mới toàn diện như các nước cộng sản Đông Âu trước đây, sẽ thay
đổi hẳn thể chế chính trị từ độc tài đảng trị thành chế độ dân chủ đa
nguyên, sau khi gia nhập Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Xuyên Thái Bình Dương
TPP.
Một số nhà hoạt động nhân quyền trọng nước cho rằng nên ủng hộ việc Việt
Nam gia nhập TPP bởi đây là cơ hội bằng vàng để Việt Nam thoát khỏi mọi
ảnh hưởng cả kinh tế lẫn chính trị từ phía Trung Cộng và là một dịp may
để Việt Nam có thể giữ vẹn toàn lãnh thổ, lãnh hải, để có thể thoát
khỏi thảm họa Hán Hóa khi trở thành một đồng minh của Mỹ. Và một khi
Việt Nam đã hội nhập vào cộng đồng các quốc gia dân chủ, đã gia nhập vào
sân chơi thì nhất định Việt Nam phải cải cách dân chủ, phải tôn trọng
nhân quyền, tôn trọng các tiếng nói đối lập và phải tôn trọng quyền lợi
của người lao động.
Tuy nhiên, cũng rất nhiều người đã nhận định một cách sáng suốt rằng,
nếu được gia nhập TPP, chế độ CSVN lại sẽ tiếp tục đàn áp bắt bớ đối lập
như kịch bản từng xảy ra sau khi gia nhập WTO. Thậm chí, ngay khi Việt
Nam đã được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc rồi và hiện
đang là thành viên thường trực của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc
thì Việt Nam vẫn ngang nhiên chà đạp lên các hiệp định mà họ đã ký kết
tình. Tình trạng nhân quyền Việt Nam vẫn đang tiếp tục tồi tệ bởi những
thủ đoạn đàn áp, bắt bớ tinh vi và có hệ thống, vẫn tiếp tục dàn dựng
các kịch bản một cách trắng trợn để truy tố, giam cầm các nhà hoạt động
nhân quyền bằng các tội danh hoặc "trốn thuế" hoặc "gây rối trật tự công
công với hai xe đi hàng ba". Mặc dù gần đây phía nhà cầm quyền cộng sản
Việt Nam có cố tình bày tỏ thiện chí với cộng đồng quốc tế bằng cách
"trả tự do và cho đi Mỹ chữa bệnh" đối với các nhà hoạt động nhân quyền
Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ và Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, cũng như
việc phóng thích người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu, hay cho người tù lương
tâm Đinh Đăng Định về nhà để chết sau khi đã ra tay đầu độc tiếng nói
đối lập này, hay gần đây là việc trả tự do trước thời hạn cho tù nhân
lương tâm Lê Thanh Tùng... xét cho cùng cũng chỉ là hành động "chịu đấm
ăn xôi"của cộng sản như là một bản chất cố hữu của người cộng sản mà
thôi. Người Việt Nam chúng ta đã mặc lừa cộng sản quá nhiều lần rồi,
nhất định chúng ta sẽ không còn quá ấu trĩ để tiếp tục bị chúng lừa bịp
thêm nữa.
Do vậy, về phía người dân Việt Nam trong và ngoài nước, chúng ta cần có
thái độ dứt khoát và trách nhiệm trong vấn đề này. Chế độ độc tài toàn
trị do đảng cộng sản Việt Nam cầm đầu hoàn toàn không xứng đáng gia nhập
TPP. Chúng ta chỉ có thể ủng hộ Việt Nam gia nhập TPP khi và chỉ khi
Việt Nam là một nước dân chủ đa nguyên và mọi quyền lực thực sự nằm
trong tay người dân, mọi vấn đề liên quan đến chủ quyền quốc gia, đến
vận mệnh của dân tộc đều do người dân quyết định chứ không phải do nhóm
lợi ích, độc quyền cai trị đất nước và ngồi xỗm trên pháp luật quyết
định như trong chế độ cộng sản hiện nay.
Trong dịp gặp Tổng Thống Obama tại tòa Bạch Ốc vào ngày 7 tháng 7 tới
đây, chắc chắn tổng Trọng, một tên trùm cộng sản Việt Nam sẽ đi bằng đầu
gối để van xin chính phủ Hoa Kỳ ban cho Cộng Sản Việt nam một ân huệ
được gia nhập TPP nhằm cứu lấy chế độ cộng sản đang trên đà sụp đổ.
Nhưng cộng đồng người Việt Quốc Gia tại Hoa Kỳ cũng như trên toàn thế
giới chắc chắn sẽ ngăn chặn mọi hành vi sớm đầu tối đánh của cộng sản
trong nổ lực tiếp tục lừa bịp chính phủ Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế,
nhằm kéo dài sự độc tôn thống trị đất nước của tập đoàn cộng sản Việt
Nam.
Boston, Massachusetts, ngày 5 tháng 7 năm 2015.
0 comments:
Post a Comment