Ông Nguyễn Văn Rảnh – Trưởng ban Dân vận Thành ủy TP HCM tặng hoa cho trung tướng Phan Văn Vĩnh tại buổi giao lưu. Ảnh: Tá Lâm Trên VnExpress.net có bài báo bốc thơm mấy anh “còn đảng, còn mình”. Thôi thì vẫn biết tờ báo này là 1 trong 700 tờ báo chuyên nghề “nói láo” theo sự chỉ đạo của Đảng ta. Nhưng đọc mấy dòng trên báo trong bài: “ Nước mắt của vị tướng công an” (Đây là links của nó: http://vnexpress.net/gl/phap-luat/2012/05/nuoc-mat-cua-vi-tuong-cong-an/) mới thấy nó thật lố bịch và trơ trẽn. Tôi tự hỏi không biết bao giờ những tên cướp “còn đảng, còn mình” hay nói cách khác ”còn đảng, còn tiền” này mới biết xấu hổ? Tôi cho rằng rất, rất khó bởi vì đồng tiền, chức vụ, thói xấu đã đi ăn sâu vào trong đội ngũ công an Việt Nam. Họ đáng lẽ phải là người bảo vệ nhân dân nhưng…họ lại đi đàn áp nhân dân. Với họ có tiền, có quyền là tất cả, bất chấp luân thường đạo lý. Trong họ cái sự xấu hổ đã mất hết từ lâu rồi! Trong bài báo có nói đến việc ông tướng Vĩnh đau xót khi một anh công an chết trên đường truy đuổi tội phạm “Nhìn xác đồng đội lòng tôi đau như cắt. Tôi trực tiếp khám nghiệm tử thi mới biết bao tử đồng chí ấy trống không. Tôi hiểu rằng, để truy bắt bằng được tội phạm, đồng chí Linh đã phải chịu cực khổ, quên thân. Tấm gương của Linh mãi mãi thắp sáng nhưng lại là một nỗi buồn khó quên của tôi”, tướng Vĩnh rơi nước mắt. Tôi không có ý chê bai cái hành động (nếu có thật) của ông Vĩnh khi rớt nước mắt vì đồng đội của ông ta. Thế nhưng tôi tự hỏi có lúc nào ông ta đặt tay lên trán để suy nghĩ về những cái chết còn oan nghiệt hơn thế của người dân thường chưa? Họ cũng là con người đó ông Vĩnh ạ. Tôi thậm chí không thể kể hết ra bao nhiêu trường hợp nữa vì nó quá nhiều trên đất nước Việt Nam, nơi các ông ra rả ca bài thiên đường cuộc sống. Tôi nhớ không nhầm chỉ vì không đội mũ bảo hiểm mà ông Trịnh Xuân Tùng bị đánh thừa sống thiếu chết. Đến mức con gái ông Tùng phải van xin, lạy lục để được cho bố ăn bát phở cũng không được, đến lúc ông gần chết mới cho đi bệnh viện. Thưa ông tướng Vĩnh, cái chết của ông Tùng cũng đến với ông khi không có chút cháo nào trong bao tử đâu ông ạ. Hay là anh Nhưt bị đánh te tua trong đồn công an huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương. Anh ấy cũng chẳng có chút cơm thừa canh cặn của những “đại gia” cảnh sát như ông bố thí đâu. Và anh ấy cũng chết tức tưởi như biết bao số phận con người đã chết oan nghiệt dưới bàn tay sắt máu của các ông đó. Đành rằng cái chết nào cũng đau xót. Nhưng khi ông nghĩ đến đồng đội ông thì ông hãy xin một lần nhỏ chút nước mắt cho những người chết oan vì hành động bỉ ổi của các ông. Thật ra không có cái chết nào hơn cái nào nhưng ông thử nghĩ xem lính của ông có chết thì cũng ít. Hơn thế nữa họ được đảng cướp của các ông ghi công. Dù chẳng là gì cũng có tiền tuất. Còn những người dân kia họ chết oan ức bởi các ông thì họ được gì? Gia đình họ được gì hả ông? Sao ông không khóc cho họ dù chỉ một lần? Ba thanh niên cảnh sát trẻ (ở giữa) tiêu biểu tại buổi giao lưu. Ảnh: Tá Lâm. Hỏi vậy nhưng không cũng để trả lời luôn. Ông không thể khóc cho dân oan được vì như vậy ông đã khẳng định các ông sai, cái đảng của ông sai. Ông không thể vì ông còn muốn làm vui lòng đảng hòng thăng quan tiến chức, thêm bổng lộc. Và những giọt nước mắt của ông cho những người lính của ông thực ra cũng là giọt nước mắt giúp ông và các chiến hữu của ông leo cao hơn nữa mà thôi. Nếu là con người khóc cho con người thì chắc hẳn ông đã khóc vì những người dân oan bị các ông đánh chết vô cớ kia chứ? Có lẽ những giọt nước mắt khóc anh lính của ông không phải của con người, nó là của loài cá sấu ! Ngoài ra bài báo còn có đoạn phát biểu của cô cảnh sát măng non (mới 22 tuổi): “Cũng trong buổi giao lưu này, nhiều thanh niên và chiến sĩ cảnh sát trẻ đã bày tỏ lòng quyết tâm đấu tranh với tội phạm, giữ bình yên cho tổ quốc. Trung sĩ Nguyễn Thị Phương Dung (22 tuổi), Phó trung đội trưởng Trung đội nữ Cảnh sát đặc nhiệm (thuộc Tiểu đoàn cảnh sát đặc nhiệm, Bộ Công an) cho biết, từ nhỏ đã xem phim và ấn tượng trước hình ảnh những các anh, chị công an truy bắt tội phạm. Lớn lên, cô gái trẻ đã theo đuổi sở thích đến cùng khi thi vào trường cảnh sát. “Vì tình hình tội phạm còn phức tạp nên tôi chưa nghĩ đến những việc riêng tư. Tôi hứa sẽ đấu tranh đến cùng bảo vệ bình yên cho nhân dân”, nữ cảnh sát chia sẻ “. Tôi xin nói thật, cái chuyện lý tưởng từ nhỏ của cô chỉ là trò hề mà thôi. Phim Việt Nam từ xưa làm gì có phim về cảnh sát Việt Nam mà chỉ có phim hành động cảnh sát nước ngoài mà thôi. Văn hóa cảnh sát nước ngoài khác xa Việt Nam. Ở nước ngoài cảnh sát không phải là “ông vua con” như Việt Nam nên không thể có chuyện cô xem phim cảnh sát nước ngoài từ nhỏ là “có lý tưởng” để làm cảnh sát. Còn phim cảnh sát hình sự Việt Nam chuyên tô hồng cái lực lượng giết nhân dân của cô thì mới có gần 5,6 năm nay thôi cô cảnh sát trẻ ạ. Thực ra cô vào cảnh sát vì những lý do sau đây vì những lý do đó là thực sự thiết thực ở Việt Nam. Thứ nhất cô học dốt nhưng có bố mẹ , họ hàng làm trong ngành này hoặc quen biết chạy chọt được nên cô đi học cảnh sát. Thứ hai là cô cần chỗ tiến thân nhanh, kiếm tiền nhiều mà không phải động não làm việc, chỉ cần động não mưu mô. Và cuối cùng trong bản thân cô không còn lương tâm của con người vì cô đang dấn thân vào con đường của loài quỷ! Chỉ có loài quỷ mới giết hại đồng bào nó vô cớ không gớm tay. Cũng chỉ có loài quỷ mới đàn áp người yêu nước, tiếp tay cho giặc ngoại xâm mà thôi. Nói trắng ra những giọt nước mắt, những câu sáo rỗng của các vị chỉ làm cho những người có lương tri cười khẩy vào bản mặt trơ trẽn của các vị thôi. Tôi mong các vị hãy đọc bài này và có lúc nào đó ngồi tĩnh tâm lại suy nghĩ “Còn giả tạo đến lúc nào nữa đây?”. Nhưng tôi cũng tin rằng với chế độ này thì chẳng có lúc nào loài quỷ có thời gian tịnh tâm cả . Nguồn: Đặng Chí Hùng/ Danlambao |
Saturday, May 26, 2012
CSVN Còn giả tạo đến lúc nào nữa đây?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment