Video Bruxelles – Quốc Hận 2012
Thực hiện Nguyễn Văn Đông (TVPARIS13)
Slideshow Bruxelles – Quốc Hận 28.04.2012
Thực hiện Bắc Ninh
Photo Quốc Hận 2012 Bruxelles – Bắc Ninh
Một ngày 28 tháng tư...
Đã xế trưa, bóng lá các tàng cây đã ngả vè một phía, trời có mây che không có nắng nhiều. Cái khu phố ấy, không phải là khu phố thị tứ, cho nên vào một buổi trưa thứ bảy thời gian êm ả trôi chậm rãi lười biếng như những con mãnh thú uể oải nằm xoải dài sau cơn cấu xé hăng máu dành mồi. Bất giác trong cái khung cảnh lặng lẽ êm mờ ấy có thấp thoáng một điểm nổi, một nét chấm phá tươi sắc ánh vàng lung linh, ánh vàng chợt chỗi lay động phất phới tung mình theo gío. Khung cảnh xám, tĩnh đặc kia chợt trong thoáng chốc trở nên sinh động, bởi lại có thêm những điểm vàng phụ nét chấm phá tô điểm không gian phai nhạt ấy. Và rồi không bao lâu sau trong tầm nhìn tổng thể chỉ thấy lay động rực rỡ một rừng cờ vàng, mầu vàng biểu hiện của phương Nam ấm áp tình người, vì theo với cờ người cũng đến, đến bằng mọi cách, đến từ nhiều nơi khác nhau, khoảng cách chiều dài cự ly khác biệt. Tất cả chỉ có một điểm đồng nhất, họ đến đây chỉ cốt trương lên lá cờ Vàng chính nghiã của Dân Tộc trước cỗ nhà xám xịt trơ lì biểu tượng của tất cả những tiêu cực xấu xa ác tính từ khi con người có mặt trên trái đất này.
Cái phần đất có hình tam giác trước Đại Sứ Quán Việt Gian bán nước hại dân kia bây giờ chỉ thấy người và cờ vàng. Không gian chợt nứt ra bởi tiếng máy vi âm như một ai đó bất thình lình kéo giật cái màn treo, phủ kín những điều dối gian bẩn thỉu phía trước nơi tòa nhà ảm đạm. Có tiếng nhạc trầm hùng trỗi lên "Này công dân ơi,Quốc gia đến ngày...." người ta cảm nhận được sự rung cảm qua những lời hát không điêu luyện nhưng phát xuất từ những trái tim hừng hực lòng hờn căm. Thế rôi không gian lại rơi xuống, im ắng, tiếng nhạc Chiêu Hồn Tử Sĩ ai oán bi hùng, ngoài tiếng nhạc ra, nghe thấy chỉ còn tiếng phần phật của những lá cờ vàng đang tung bay trong gíó. Cờ, ôi cơ man nào kể cho xiết, cờ Vàng ở khắp nơi, trên giá cờ cắm trên các khoảng trống giưã các biểu ngữ, trên tay mọi người, nam phụ lão ấu, tóc đen, tóc bạc, tóc nâu, tóc vàng, tóc nhuộm, mọi thành phần, ... Một cộng đồng, ngoài cờ Vàng ra người ta còn thấy hai loại cờ Tam Tài, Xanh trắng đỏ của Pháp những người anh em lặn lội đường xa tiếp hơi, tiêp sức, tiếp liệu cho Đen vàng đỏ của Bỉ lẳng lặng một mình vươn lên trong những mầu cờ ấy là lá cờ Xanh Dương của Liên Hiệp Cộng Đồng Âu Châu, cũng như chữ Liên Hiệp Người Việt Tư Do tổ chức đứng ra huy động buổi tập họp này.
Có mặt của mọi người từ bốn phương tám hướng tới nơi đây trong tinh thần của một ngày Tang Chế, Quốc tang ,ngày Quốc Hận. Hận vì trong mảy may nào đó những điều cao đẹp,thiện lương, ước mơ tình tự của một dân tộc nay trong giai đoạn nhất thời đã bị vùi dập bởi ác tính, phản phúc nham hiểm, vô lương đang trị vì bên kia bờ đại dương, nơi còn bao con người ngày đêm oành oại, sống kiếp người không ra người, ma không ra ma...
Buổi lễ bắt đầu với lời phát biểu của một gương mặt quen thuộc trong giới sinh hoạt đấu tranh tại Bỉ, đồng thời cũng chính là Trưởng Ban Tổ Chức của ngày Biểu tình Quốc Hận 30/04/2012 trước Đại Sứ Quán của lũ Việt Gian Buôn Dân Bán Nước (ông Nguyễn Đức Hồ ) sau lời giới thiệu của 2 vị phụ trách điều khiển chương trình (ô.ô. Lê Hữu Đào - Huỳnh Bá Đắc )
Sau đó là người Anh em từ phương xa nơi đất Pháp (ô.Đặng Vũ Lợi) đồng thời cũng là TB Tổ chức ngày 30/04 bên Paris sắp tới, đã lên tiếng chia xẻ những nỗi niềm của người dù ở đâu, Paris hay Bruxelles ngày này trong ký ức người dân Việt tha hương cay đắng đầy vơi tràn ngập. Không khí bùi ngùi trầm mặc bị xé tan, có lẽ bởi vì lòng người không chấp nhận những điều nghịch lý quá ư sỗ sàng ấy. Có tiếng thét vang lên : "Đả Đảo bọn VC buôn dân bán nước" tức thì 3 giây sau, quãng trường gầm lên những tiếng phản kháng mạnh mẽ, những tiếng kêu bật thốt của những tâm tư dồn nén bao ngày tháng theo dõi ngóng trông tin tức từ bên nhà, những căm phẫn nhưng bất lực trước cường quyền ác bá đang hoành hành
(ô.Nguyễn Khắc Long).
Sự xuất hiện của một tổ chức sinh hoạt đấu tranh đa diện mà gần đây, mọi người tại địa bàn VQ Bỉ thường được mọi người nhắc nhở đến như một luồng sinh khí mới đã được thể hiện qua thông điệp bằng hai thứ tiếng Pháp Việt, do người cầm đàu Tổ Chức Liên Hiệp Người Việt Tự Do tại Bỉ ( ô.Nguyễn Phan Đăng ) truyền đạt đến mọi người và cho cả lũ sài lang bên trong tòa nhà ảm đạm kia đang thập thò các máy quay phim hướng về đoàn người tư do bên ngoài,dù năm tháng có phai mòn,dù thời gian có điểm trắng những mái đầu, dù cho có ngưới đã mất niềm tin, nhưng những đứa con của Mẹ Việt Nam vẫn còn đây, chúng con vẫn luôn ẩn phục trong tim ngày cứu Mẹ hồi sinh sau những đòn dao nhát chém của những đứa con phản phúc, nghich tử. Có một con chim lạ từ phương xa bay đến đây hát vang, một tiếng ca không đến từ nơi sân khấu đèn mầu, một giọng ca xuất phát từ đường phố, nơi rực lửa đấu tranh, (côThu Sương) phải chăng âm hưởng rầm rập gót chân của người dân thành phố Paris năm nao, của một cuộc Cách Mạng vùng lên đòi quyền sống, cướp nguc Bastille của cái năm 1789 xa xưa đã gieo cấy vào giọng ca ấy, để hôm nay tại đây, nơi cũng có những hờn căm sục sôi, cũng có những thôi thúc đòi quyền làm người, nơi có những ngọn cờ vàng chính nghiã giăng cao, giọng ca ấy đã đem lại ước mơ cho môt ngày Cờ Chính Nghiã sẽ lại một lần tung bay tren mảnh đất tràn ngập tang thương tủi hờn bên kia bờ đại dương.
Phàm đã là người Việt Nam có ít nhiều hiểu biết về lịch sử cận đại, không ai là có thể không biết về 3 tổ chức Chính Đảng gắn liền với chiều dài lịch sử VN trong những năm tháng đầu thế kỷ 20 trong công cuộc đấu tranh dành Độc Lập cho nước nhà. Đó là Việt Nam Quốc Dân Đảng, Đaị Việt Quốc Dân Đảng và Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản Đảng. Qua những lời phát biểu đanh thép, hùng hồn của đại diện Đại Việt Cách Mạng Đảng (ô.Dương Hồng Cách) có mặt hôm nay tại đây, "Có thể chúng ta đã mất một chính thể chính trị trong đấu tranh, nhưng Dân Tộc và Đất Nước Việt Nam vẫn còn đấy, v/đ là chúng ta phải chọn đường hướng chính trị nào để cứu vãn và giải thoát Đất Nước, nhất là trước nguy cơ không xa chúng ta sẽ bị Hán hoá, muốn "Chống Tàu Cộng Trước Tiên Phải Diệt Việt Cộng" đó là câu cuối của lời phát biểu. Trong công cuộc đấu tranh dành quyền làm người,quyền sống cho đồng bào trong nước của tập thể người Việt Quốc Gia tại Hải Ngoại không ít nhiều cũng có sự quan tâm của những cơ quan ngôn luận tại các Quốc Gia sở tại bằng chứng là 2 ký giả và phóng viên nhiếp ảnh của tờ nhật báo " La Libre Belgique và Agence Belga " đã có mặt tại hiện trường từ đầu giờ để phỏng vấn cặn kẽ và lấy hình xuyên suốt cuộc Biểu Tình, cộng thêm những lời khích lệ,biểu đồng tình của các chính giới qua các thư ngỏ (ô.Lê Hữu Đào ), đồng thời có một người bạn Bỉ đã nhiều thời gian góp mặt với cộng đồng Việt tại đây cũng có mặt hỗ trợ cuộc đấu tranh đầy chính nghiã này... Tuy rằng chúng ta không đơn độc, nhưng nghẫm lại cũng thấy chút xe lỏng khi vắng bóng ngày hôm nay một vài đứa con của Mẹ VN. Ngày Giỗ Tang cho một Đất Nước, giỗ tang cho một Dân Tộc và đâu đó cho cả chính bản thân mà không đến đây để chút ít chia xẻ với mọi người, phải chăng tháng ngày đã làm họ phôi pha, phải chăng vì tỵ hiềm đố kỵ nhỏ nhen nào đó đã giẫu mặt làm ngơ trước ngày tang chung ? Nghĩ lại trước đây, trong nước có những nơi, mà người ta về Từ Đường bái lậy Tổ tiên để rồi bước ra ngoài thanh toán nhau tức khắc, thế nhưng họ vẫn về mỗi khi giỗ tế. Phải chăng cái lý lẽ Tổ Quốc - Danh Dự - Trách Nhiệm so với cái lý sự tiểu tiết cá nhân nặng hơn chăng ? Không phải là lời nói xuông mà với chứng cớ rành rành trên tay, từng người, từng tên tuổi địa danh,là nạn nhân của cái tập đoàn tay sai bán nước hại dân kia đang bị cật vấn bởi một thành viên của Tổ chức Việt Tân (ô. Nguyễn văn Cư ) nhưng nào chúng có dám đối mặt trả lời đâu, dẫu vậy, sá gì vài trăm cái tên tuổi của những nạn nhân kia ,vì hiện nay cả nước và còn những thế hệ sau náy không biết đến bao giờ mới dứt được những hệ lụy triền miên của một Dân Tộc bị bao oan trái.
Nhưng trong những giờ phút đen tối của lịch sử, chúng ta vẫn còn hi vọng, hi vọng vào những thế hệ hậu duệ không bị xa cách, dứt bỏ với tiền đồ dất nước, dù cho có sinh ra lớn lên nơi xứ ngưới,chưa từng một lần đối mặt trực diện với tất cả những hủ lậu, bâi hoại như thế hệ trẻ trong nước, họ vẫn nhận chân được giá trị Chân Thiên Mỹ mà Cha Ông nhừng người đi trước đang chiến đấu. Hơn thế, được thừa hưởng di sản của một thể chế Tự Do Nhân Bản họ càng ý thức hơn cho việc đấu tranh tìm Tư Do Công Lý cho những kẻ đồng trang lứa kém may mắn nơi quê nhà. Với một giọng nói hơi ngượng nghịu nhưng tràn đầy tâm ý, một người bạn trẻ (a.Huy) đến từ Dusseldorf (CHLB Đức) chỉ để nói lên những lời tâm nguyện này. Chưa hết, một thành viên của nhóm Thanh Niên tại Bỉ (a.Nguyễn Kim Hưng) đã nói rằng, ý nghiã của ngày Quốc Hận không phải chỉ dừng nơi đây, những tác hại tiêu cực này họ sẽ tiếp tục phổ biến giữa tầng lớp trẻ với nhau trong một buổi hội luận những ngày sắp tới. Trong một thông điệp bằng ngoại ngữ , để cho các thế hệ trẻ lớn lên ở Hải Ngoại dễ đón bắt, một vị y sĩ (ô. Nguyễn Quốc Bảo) đã được đào tạo tại nước ngoài, gửi gấm đến thế hệ thứ hai những ưu tư khắc khoải của một kẻ tha hương mất nước và hoài bảo duy nhất là hầu có một ngày nào đấy góp công sức với những gì học hỏi được nơi xứ người ,để mong tái tạo đất nước một phần nào xoa dịu những đau thương mất mát thụt hậu của Dân Tộc. Trời đã in bóng hoàng hôn, mây xám đang kéo về nhưng đoàn người vẫn còn đấy,mắt vẫn đăm đăm căm hận nhìn về phía bên kia đường nơi có tòa nhà ảm đạm treo ngọn cờ máu, máu của lương dân vô tội, máu của triệu người nằm xuống vì dám đứng lên đòi quyền làm người... Không ngơi nghì, như những con thoi, xuyên qua đám dông, không để mất một giây phút diễn tiến từ đầu đến cuối những người săn ảnh (ô.Bắc Ninh - Nguyễn văn Đông) xen kẽ với cô nữ phóng viên nhiếp ảnh, từ lời phát biểu, bài hát, những nắm tay quả quyết giơ cao, cuộc diễn hành xuống đường... Không chi tiết nào thiếu xót, họ làm việc hăng say, không phát biểu, không tuyên bố nhưng kết quả việc làm của họ sau khi phóng lên các mạng truyền thông thì vũ khí bén nhậy hữu hiệu này, nhất là một khi đến tay những người dân khốn cùng trong nước, kẻ thù của Dân Tộc e sợ hơn cái gì hết.
Nếu nói đến thành quả của buổi Biểu tình này, mà không nhắc đến những chiến hữu âm thầm khiêm nhường phụ trách âm thanh, máy điện là một thiếu sót không thể tha thứ, (ô. Nguyễn Ngọc Bách, Nguyễn duy Thanh, Lê văn Thanh) tuy đứng ở phần sau hậu trường nhưng nhờ sự linh ứng hoạt bát các anh đã giúp cho những người khác chuyển đạt được những tâm nguyện đến đồng bào.
Lời cám ơn của vị Trưởng Ban Tổ Chức (ô. Nguyễn Đức Hồ) đánh dấu cho buổi tập họp đấu tranh phản kháng trước Đại Sứ Quán của Tập Đoàn phản dân hại nước kết thúc, trên dưới 170 người lần lượt ra về, có nhiều nguưòi vẫn còn quyến luyến như chưa dứt bỏ được khí thế mãnh liệt mà họ vừa trải qua trong vòng 3 tiếng đồng hồ.
" Tới đây mình sẽ làm gì nữa ? Sẽ hẹn nhau ở đâu đây ? Phải làm gì tiếp chứ ? "
Có một ai đó trả lời ;
" Đừng lo, còn nhiều việc phải làm, hẹn gặp nhau năm tới ở Sàigòn !"
Quãng trường vắng người dần, vẫn còn lác đác vài người đang thu dọn cờ quạt, làm sạch sẽ khu vực Biểu Tình. Như vậy là xong ? Tôi không nghĩ vậy, lửa đấu tranh đang được ủ kỹ để chuyển đến địa điểm khác. Điạ điểm tức thời sau đó, không phải là bối cảnh rực lửa như 3 tiếng đồng hồ qua. Trong một bầu không khí thoải mái hơn, nhưng không phải là thiếu những trù tính, bàn bạc.chuẩn bị cho những trận sắp tới. Họ tựu về khuôn viên của một thành viên năng nổ đấu tranh trên dưới 3 thập niên không ngơi nghỉ. Ở đây mọi người đều thấy thoải mái, thân tình như trong nhà, mà quả là trong nhà thật vì người chiến sĩ xung trận không dừng bước kia, là một thành viên trong gia đình của chủ nhân cơ sở này. Điều mà mọi người quý mến anh ta (ô. Trần Quý Phong) không phải vì sự nhã nhặn tiếp đón chu đáo mọi người. Như người khác, được cái may mắn lọt vào gia đình giầu có thế lực, có lẽ chẳng muốn hồi đầu nhìn lại quá khứ, bận tâm cung ứng phương tiện đấu tranh cho mọi người làm gì, chẳng những thế anh ta luôn lao tới đầu sóng ngọn gíó chia xẻ cùng anh em, quý là quý ở chỗ đó, và thoải mái là vì đây là nhà của bạn, chiến hữu của mình. Qua anh, gia đình Bố Mẹ nuôi của anh cũng đã hết lòng hỗ trợ giúp đỡ bao nhiêu người khi mới chân ướt chân ráo đặt chân đến xứ sở này, chưa kể đến những đoàn thể cũng đã chịu phần nào sự trợ giúp qua lời gửi gấm của anh ta.
Họ đang chuẩn bị bữa cơm chiều, một bữa cơm bình thường như những bữa cơm khác. Mưa bắt đầu rơi, ngồi dưới những tấm bạt lều nghe mưa rơi lộp bộp,nhìn các chị đang lăng xăng chuẩn bị bữa cơm, hình ảnh của người phụ nữ VN thật chứa chan cảm phục, họ là những người vợ, người mẹ, chị, em... Không có họ, không biết những chiến sĩ đấu tranh, đứng vững được bao lâu. Từ những ngày lặn lội nuôi chồng, nuôi cha, anh trong chốn lao tù, ra ngoài này những lần đi sinh hoạt đấu tranh, không có các bà các chị vun xén lo toan làm sao chúng tôi có được những tiện nghi tối thiểu mà hòng tiép tục con đường. Người phụ nữ VN cả nghìn năm qua vẫn luôn nhẫn nhịn, can trường chu toàn mọi trọn trách mà qua đó đắp tô cho văn hóa Việt thêm nét đặc thù hẵn hữu.Các chị ơi (bà Hồng, Hồ, Huệ, Oanh, Phương, Bảy, Phát) xin muôn vàn cảm ơn quý chị.
Các kế hoạch,phương án đã trù tính tạm xong cho ngày thứ hai 30/04 tới tại Paris hoa lệ, nhưng không kém phức tạp ... Họ chia tay,những nắm tay siết chặt,những cái vỗ vai chân tình,những lời căn dặn cẩn thận trên đường về ... Sẽ chuyển lửa về tại Paris .
Bruxelles, một ngày 28 tháng tư ....
Nam Kha
0 comments:
Post a Comment