“Khác với ăn cướp ban đêm còn biết chút xấu hổ thường lấy bóng tối
làm đồng lõa che giấu hành vi, cướp ngày thì điềm nhiên chường mặt công
khai rất vô liêm sỉ bất chấp tất cả bởi nó được chống lưng bằng độc tài,
bạo quyền nhân danh: Pháp luật là ta, ta là pháp luật”.
Bên cạnh các chức năng liên quan tiền tệ, một trong những tiêu chí (cũng
là nguyên tắc) quan trọng của Ngân Hàng là tự động tạo lợi ích đối với
người gửi tiền, cụ thể là làm cho giá trị tiền gửi phải tăng lên, dù ít
hay nhiều, lãi xuất theo thời gian.
Nhưng tại Việt Nam thì hoàn toàn ngược lại, giá trị tiền gửi đã không
tăng mà đồng vốn bị teo tóp gần như bằng 0 mà người gửi tiền không có
quyền nào để thưa kiện ngân hàng. Sự việc này ngẫm lại đâu có khác gì bị
“Cướp giữa ban ngày” và điển hình qua vài vụ việc cụ thể dưới đây chứng
minh.
Năm 1983, đáp ứng chủ trương của nhà nước “cách mạng” (đổi mới), theo sự
vận động của UBND Phường nơi sinh sống, bà Lê Thị Bích Thủy (ngụ quận
Bình Thạnh, Sài Gòn) gửi tiết kiệm 270 đồng (thời điểm này, vàng có giá
120 - 130 đồng/chỉ) tại Quỹ tiết kiệm chi nhánh Bà Chiểu, địa điểm lãnh
tiền khi đáo hạn là tại Kho bạc Nhà nước ở địa chỉ 368 Bạch Đằng, quận
Bình Thạnh. Nội dung trong sổ gửi tiền ghi rõ là tiền gửi không kỳ hạn
“có lãi và có thưởng”.
Theo bà Thủy cho biết, vào thời điểm 1983 giá trị số tiền này khá lớn vì
sinh hoạt hằng ngày cho một gia đình 5-6 người chỉ mất 1-2 đồng. Tiêu
chuẩn bán gạo mỗi đầu người chỉ có vài đồng/tháng. Lương của một cán bộ
phường chỉ tầm 35 - 45 đồng/tháng.
Bà Thủy và sổ gửi tiền
Vậy nhưng, sau 30 năm không rút một đồng tiền vốn hay lãi nào, bà Thủy
“háo hức” cầm sổ tiết kiệm đi rút tiền thì được ngân hàng nhà nước thanh
toán tính đến thời điểm 30/11/2014, tổng số tiền vốn+lãi bà Thủy sẽ
được lĩnh là 4.385 đồng (bốn ngàn ba trăm tám mươi lăm đồng)!?
Từ giá trị vốn gốc hơn 2 chỉ vàng gửi suốt 30 năm, được “có lãi và có
thưởng” tổng cộng 4.385 đồng, giá trị không hơn một ly “trà đá”. Nó cũng
vừa đủ cho bà Thủy trả tiền gửi chiếc xe để vào ngân hàng lãnh đúng số
tiền này!? (1)
Ông Quãng Văn Hai (Bình Thạnh, TP. HCM) và thông báo
mời lãnh tiền tiết kiệm của NH Công thương VN - Ảnh: Hữu Khoa.
Giống như vậy nhưng còn thê thảm hơn là trường hợp của ông Quãng Văn Hai
cũng ngụ tại quận Bình Thạnh, Sài Gòn. Tháng 11-1975 ông gửi tiết kiệm
1.800 đồng = 20 lượng vàng (thời điểm này giá vàng khoảng 90 đồng/chỉ,
gạo 4 hào/kg) đến năm 2000 hơn 25 năm sau số tiền vốn + lãi mà ông Quãng
Văn Hai nhận lại chỉ là 23.562 đồng, đủ trả tiền bữa điểm tâm bát phở
và ly café!? (2)
Giải đáp cho các trường hợp này Ngân hàng Công thương nhà nước “đảng ta”
tỉnh rụi lạnh lùng trả lời rằng: Năm 1985, Nhà nước có thực hiện đổi
tiền theo tỉ giá 10 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới, nên khoản tiền
270 đồng của bà Thủy còn 27 đồng, không phát sinh lãi gì. Vì số tiền này
thấp hơn tiền duy trì tài khoản theo quy định nên khoản tiền trong sổ
bị trừ còn 0 đồng. Cũng như vậy từ 1800 đồng của ông Quãng quy đổi còn
chỉ 180 đồng.
Trời ạ! Toàn dân ta có nghe ngân hàng Công Thương nhà nước CSVN trả lời giống như phường “cướp cạn” không!?
Bà Thủy nghe lời vận động từ nhà nước “đảng ta” (mang 2 chỉ vàng) 270
đồng gửi để dành (tiết kiệm). Đùng một phát nhà nước “đổi tiền” biến hóa
bốc hơi bay mất 2 chỉ vàng đồng thời “thối lại” cho bà Thủy có 27 đồng
nhưng...
Vì số tiền 27 đồng này quá ít thấp hơn tiền duy trì tài khoản theo quy
định của ngân hàng nên khoản tiền trong sổ bà Thủy bị trừ còn 0 đồng.
Cũng có nghĩa là tất cả những gì bà Thủy tin tưởng vào cơ quan nhà nước
đã gần như bị chính nhà nước công khai “cướp” sạch trơn! Từ 1985 (năm
đổi tiền) đến nay (2014) không một cơ quan tài chính ngân hàng hay báo
chí nào của nhà nước “đảng ta” dám mổ xẻ chi tiết tỉ mỉ về sự phi lý của
hành vi “cướp cạn” này cho đến khi Ngân Hàng Công Thương bắt buộc phải
trả lời cho “khách hàng” là bà Thủy khiếu nại về số tiền mình gửi tiết
kiệm nói trên. Điều đó cũng có nghĩa gần 30 năm (Bà Thủy) 25 năm (ông
Hai) không hề hay biết tài khoản gửi tiết kiệm của mình bị “bốc hơi” và
“đóng băng”!
Ngược lại với hành vi vô trách nhiệm có chủ đích như “cướp cạn” từ chối
chi trả các tài khoản tiết kiệm ấy thì Ngân Hàng nhà nước lại rất chi
tiết tỉ mỉ đeo bám như loài đĩa đói không bỏ sót một cục phân nào khi
người dân bị đòi những khoản nợ rất nhỏ (vô tình, không để ý) từ cách
đây vài chục năm…
Ngày 16/2/2012 Anh Nguyễn Huy Thủy ngụ tại phường Đại Nài, Tp Hà Tĩnh
nhận được thông báo: Dư nợ ngân hàng đến ngày 16/2/2012 của anh là 1.000
đồng tiền gốc kèm số tiền lãi quá hạn phải thanh toán là 47 triệu
đồng". Ngạc nhiên Anh Thủy kể: Năm 1996, gia đình tôi thế chấp sổ đỏ
miếng đất cạnh ngay quốc lộc 1A để vay 47 triệu đồng ở Ngân hàng
NN&PTNN Tp Hà Tĩnh. Năm 2002 chúng tôi đã trả xong cả số tiền gốc và
lãi. Trong "Sổ theo dõi cho vay, thu nợ" của gia đình anh ngân hàng ghi
rõ: Đã trả 46.999.000 đồng. Còn ở mục "Dư nợ" (lưu tài khoản) ghi: 1000
đồng. Từ năm 2002, sau khi gia đình anh Thủy trả xong nợ phía ngân hàng
không hề có bất cứ thông báo gì về khoản vay này nữa nhưng ngày 16/2
vừa qua anh nhận được thông báo từ 1000 đồng nợ gốc năm 2002 nó đẻ ra
thành 47.000.000 (bốn mươi bảy triệu) tiền lãi nói trên!? và anh có
trách nhiệm phải thanh toán!?
Cũng y như vậy bà Uông Thị Liên (phường Đại Nài) nhận được giấy thông
báo đòi nợ quá hạn có nội dung: Yêu cầu bà mang số tiền lãi là
75.000.000 đồng phát sinh từ số tiền gốc 6000 đồng đến tại Ngân hàng
NN&PTNN TP. Hà Tĩnh số 504 đường Hà Huy Tập - để thanh toán trước
ngày 26/2/2012.
Bà Liên cho biết: Năm 1995, gia đình bà có vay ngân hàng 100 triệu nhưng
sau đó đã trả xong chỉ còn sót lại 6000 đồng tiền lẽ trong tài khoản
ngân hàng. Từ đó đến này đã hơn 10 năm trôi qua nhưng phía ngân hàng
không hề có thông báo gì nữa mà hồ sơ về khoản vay này đã quá lâu bà
cũng không còn lưu giữ nên khi nhận được tờ giấy này gia đình tôi như bị
chết đứng.
Đặc biệt, ở những dòng chữ cuối của tờ giấy đòi nợ quá hạn này được
phòng Giao dịch số 4 Ngân hàng NN&PTNN TP Hà Tĩnh cho in đậm và gạch
chân với nội dung: "Nếu hết ngày nói trên mà bà không trả nợ thì Ngân
hàng sẽ kết hợp với các cơ quan chức năng khác trên địa bàn thực hiện
các biện pháp để thu hồi nợ theo luật định. Mọi chi phí thu hồi nợ bà
phải chịu" (3)
Quả là phi đạo lý với các trường hợp nói trên. Có thể chấp nhận một lý
giải, trước đây hệ thống kinh tế tài chính Ngân Hàng CS/XHCN miền Bắc
còn quá hoang dã chưa tiếp cận với các qui tắc ngân hàng như: Những tài
khoản tiền gửi trong sáu tháng liên tục mà không phát sinh giao dịch hệ
thống sẽ chuyển qua tình trạng “tạm ngừng hoạt động” (inactive). Nếu
tình trạng này kéo dài trên 12 tháng thì hệ thống quản lý sẽ chuyển tài
khoản sang chế độ “ngủ” (dormir) tách riêng để dễ kiểm soát hay ngân
hàng sẽ tự động gia hạn thẻ tiết kiệm thêm một kỳ hạn mới theo lãi suất
hiện hành tại thời điểm gia hạn nếu khách hàng không có đề nghị gì khác.
Nhưng không thể đổ lỗi vì thế mà một nhà nước tự cho là của nhân dân
sống được là do nhân dân lại hành xử như phường “cướp cạn” giữa ban ngày
đối với tài sản mồ hôi nước mắt của người dân.
Nếu trước đây “đổi tiền” không phải là lý do để tước đoạt làm “bốc hơi”
tài sản cá nhân hầu kéo đời sống đại bộ phận người dân miền Nam xuống
nghèo khổ cho đồng đẳng ngang bằng với xã hội XHCN nghèo khó miền Bắc
tại thời điểm ấy thì tất yếu nhà nước hãy thanh toán sòng phẳng các “sổ
tiết kiệm” của mọi người dân nếu không tính lãi thì ít ra cũng trả đúng
trả đủ bằng với giá trị tài thời điểm ký gửi dù có là bao nhiêu năm qua.
Nếu không, hành vi của nhà nước này chẳng khác gì là hành vi “cướp cạn”
của phường đạo tặc.
____________________________________
(1) xembaomoi.com/.../gui-5-thang-luong-nhan-ly-tra-da-no-ly-tra-da-tra-li..
(2) tuoitre.vn/tin/kinh-te/20141108/nga-ngua-khi-nhan.../668982.html
(3) ub.com.vn/threads/no-6-000-dong-tra-lai-hon-75-trieu.4686/
0 comments:
Post a Comment