Tuesday, October 25, 2011

Việt Nam và láng giềng nên chuẩn bị “nghe tiếng đại bác”

Bloomberg - Láng giềng của Trung Quốc nên chuẩn bị nghe “tiếng đại bác" nếu không giữ thế hoà hoãn trong tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, báo của Nhà nước TQ, tờ Toàn cầu Thời báp (Global Times) viết trong bài xã luận hôm nay.

Những nước như Việt Nam, Philippines và Nam Hàn không nên coi “lập trường ngoại giao ôn hòa” của Trung Quốc là như vậy trong lúc TQ đang tìm cách giải quyết những tuyên bố mâu thuẫn về lãnh hải, bài xã luận viết tiếp. Chính phủ TQ cho rằng quan điểm của tờ Toàn cầu Thời báo không phản ảnh chủ trương của nhà nước.

“Nếu các quốc gia vừa nêu không muốn thay đổi lập trường đối với Trung Quốc, thì họ cần phải chuẩn bị nghe tiếng đại bác,” bài xã luận không ký tên viết tiếp.
“Chúng ta phải chuẩn bị cho tình thế này, vì đây có thể là cách duy nhất để giải quyết tranh chấp ở biển.”


Đại bác Trung Quốc (Shantou)
Nguồn: tripadvisor.com
Tờ Global Times là tài sản của tờ Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Bài xã luận nói chính sách hiện tại của Trung Quốc là giải quyết tranh chấp bằng đàm phán. Nếu tình hình trỏ nên tồi tệ thì một số hành động quân sự là điều cần thiết,” tờ báo viết.

Đáp lại câu hỏi về bài xã luận, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Jiang Yu nói với báo giới ngày hôm nay tại Bắc Kinh là Trung Quốc “tuân thủ chiến lược phát triển hòa bình” và cam kết "giải quyết các tranh chấp đường biển bằng những phương tiện hòa bình.” Jiang nói tiếp, “Gieo bất hòa và thù địch sẽ chỉ làm vấn đề thêm phức tạp.”

Tầu tuần tra

Trung Quốc đã sử dụng tàu tuần tra trong những tháng gần đây để ngăn chặn nỗ lực thăm dò dầu khí ở Biển Đông của Việt Nam và Philippines. Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Hillary Clinton, vào tháng Bảy, đã cảnh báo rằng cuộc xung đột gia tăng trong khu vực này là một mối đe dọa cho giao thông đường biển.

Những tuyên bố tranh chấp ở Biển Đông đang đe dọa đến mối quan hệ giữa Trung Quốc và thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Philippines và Malaysia. Các quốc gia này đang tranh chấp về dầu khí và hải sản trong vùng biển tranh chấp.

Trung Quốc, viện dẫn bằng chứng lịch sử như những mảnh gốm trên đảo và tuyên bố một đường chín gạch khoanh một vùng hình lưỡi rộng hàng trăm dặm trên mặt biển từ phía nam đảo Hải Nam đến các vùng biển xích đạo ngoài khơi bờ biển của đảo Borneo.

0 comments:

Powered By Blogger