Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế - Geneva, 13.10.2011.
Ngày 25.02.2011, giới chức Tòa Bạch ốc có một cuộc họp để nghe 5 học giả và chuyên gia về Trung quốc nói chuyện. Họ trình bầy về những khía cạnh kinh tế, xã hội, chính trị và về khả năng nội loạn tại nước này.
Bàn về thay đổi chính trị, cuộc họp đưa ra trường hợp: “Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể mất quyền, Quân đội có khi đứng lên gồm thâu thiên hạ về một mối. Nhưng, biết đâu, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tồn tại mà thành nhiều mảnh, mỗi mảnh hùng cứ một phương với tài nguyên nhân lực và kinh tế của mình"
Bàn về thay đổi chính trị, cuộc họp đưa ra trường hợp: “Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể mất quyền, Quân đội có khi đứng lên gồm thâu thiên hạ về một mối. Nhưng, biết đâu, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tồn tại mà thành nhiều mảnh, mỗi mảnh hùng cứ một phương với tài nguyên nhân lực và kinh tế của mình"
Jeffrey Goldberg, The Atlantic, ngày 19.05.2011, viết một bài về Trung quốc, trích lời của Ngoại trưởng Hillary Clinton: “Chế độ của Trung Quốc chắc chắn sẽ sụp đổ, các nhà lãnh đạo Trung Quốc giờ đây đang làm “những việc vô ích như những gã hề”
Ý tưởng “Trung Quốc thành nhiều mảnh, mỗi mảnh hùng cứ một phương với tài nguyên nhân lực và kinh tế của mình" làm tôi lưu ý đặc biệt, nhất là lúc này khi cuộc Khủng hoảng vùng Euro tăng mạnh với đe dọa phá sản Hy Lạp, rạn nứt giữa Pháp và Đức, một số người nhắc đến chữ “Tự nổ“ (Implosion) của vùng Euro. Có sự khác biệt giữa “Nổ tung ra“ (Explosion) khi một khối gặp lực từ ngoài đánh vào làm cho cả khối nổ tóe tan ra, trong khi đó “Tự nổ “ (Implosion) khi chính trong lòng khối đó có sự nứt rạn, xung khắc đến chỗ tách rời nhau ra từng mảnh. Việc sụp đổ của Liên Xô và các Chư hầu Đông Aâu tách ra, đó là việc “Tư nổ “ (Implosion).
Theo rõi tình hình Kinh tế của Trung quốc trong mấy năm nay, nhất là từ cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới 2008, rồi cuộc Khủng hoảng nợ công 2011 hiện nay, chúng tôi cũng dự đoán đến tương lai “Tự nổ “ của Trung quốc. Chúng tôi xin trình bầy hai điểm sau đây trong bài này:
=> Những lý do dẫn đến nứt rạn của Trung quốc
=> Trung quốc “Tự nổ “ thành những mảnh
Những lý do dẫn đến nứt rạn của Trung quốc
Có những lý do thuộc xã hội, chủng tộc, nhưng chính yếu là những lý do thuộc Kinh tế/Tài chánh. Thực vậy, vấn đề Tài chánh/Kinh tế luôn luôn là lý do tạo căng thẳng và nứt rạn ngay cả trong một gia đình. Hai thanh niên nam nữ yêu nhau thắm thiết và đi đến hôn nhân kết hợp, nhưng hai người ký kết tiền bạc, của cải là riêng lẻ để tránh những cãi vã rạn nứt sau này (Mariage, mais séparation des biens). Một Cộng đồng, tuy cùng một lý tưởng, nhưng lý do tiền bạc có thể làm rạn nứt Cộng đồng.
Lý do Nợ công của từng Tỉnh
Hoa kỳ và Liên Aâu đang gặp Khủng hoảng Nợ công. Việc lạm chi của các Chính quyền Hoa kỳ và Liên Aâu đã có Quốc Hội mỗi nước kềm chế. Nhưng tại Trung quốc, chính quyền địa phương các Tỉnh lại độc tài và tham nhũng, thì việc lạm chi để mang nợ công từng Tỉnh tất nhiên xẩy ra. Từ Khủng hoảng 2008, những chương trình Kích cầu Kinh tế được chia về các Tỉnh, nhưng việc Kích cầu không được thực hiện. Những Chi nhánh Ngân hàng địa phương đã dùng những món tiền ấy để cho vay kiếm lời. Chính quyền địa phương vay tiền để xây dựng những dự án nhà cửa và thế chấp bằng chính đất đai thộc nhà nước. Với thế chấp như vậy, thì không thể nào tiền cho vay được hoàn trả.
Theo thẩm định của ngân hàng Anh, Standard Chartered nợ công của Trung Quốc hiện lên tới 28 000 tỷ nhân dân tệ, tức khoảng 3 200 tỷ euro và tương đương 68 % tổng sản phẩm nội địa. Đáng lo ngại hơn cả là ngành ngân hàng Trung Quốc đang nắm trong tay đến 9 000 tỷ nhân dân tệ nợ khó đòi. Khoản tiền tương đương với 22 % GDP của Trung Quốc .
Tại Trung Quốc 3/4 các khoản chi tiêu công cộng là do các chính quyền địa phương tài trợ và chủ yếu giới lãnh đạo dồn tiền vào khu vực địa ốc.
Theo thống kê chính thức, hiện tại nợ công tại các cấp vùng lên tới 1 250 tỷ euro, tương đương với 20 % của cải làm ra và 80 % khoản nợ khổng lồ này do các ngân hàng Trung Quốc nắm giữ. Vấn đề càng thêm nghiêm trọng khi biết rằng, khối nợ công hơn 1200 tỷ euro vừa nêu, trên thực tế có thể cao hơn gấp đôi so với thống kê chính thức.
Theo nhận xét của giáo sư đại học Northwestern, Chicago, chuyên gia về kinh tế Trung Quốc, ông Victor Shil do các công ty nhà nước được các ngân hàng quá ưu đãi nên rủi ro nợ khó đòi của giới ngân hàng lại càng cao.
Một tiếng nói uy tín khác từ viện nghiên cứu kinh tế độc lập Unirule tại Bắc Kinh cũng cho rằng : Trung Quốc đang lâm vào "hội chứng Hy Lạp". Tình trạng nợ nần tại quốc gia châu Á này còn nguy ngập hơn cả so với ở Hoa Kỳ và châu Âu bởi lẽ các tỉnh thành Trung Quốc, đặc biệt là các tỉnh nghèo và kém phát triển đã dễ dàng được cấp tín dụng để mở mang kinh tế. Vốn được dồn cho các công ty doanh nghiệp nhà nước nhưng các đơn vị đó lại làm ăn kém hiệu quả.
Cuối năm ngoái, chính quyền trung ương vì lo ngại nợ công ở cấp địa phương vượt khỏi tầm kiểm soát đã cho tiến hành một cuộc kiểm toán và theo đó thì nhiều tỉnh thành đang bị đe dọa mất khả năng thanh toán. Trong số đó phải kể đến đảo Hải Nam, thiên đường du lịch của các nhà tỷ phú đỏ Trung Quốc.
Theo Tin của Đài EURONEWS tối 11.10.2011, Nhà Nước Trung ương Trung quốc buộc lòng tái cung cấp thêm vốn cho 9 Ngân Hàng địa phương vì các Ngân Hàng này, cũng giống như Ngân Hàng DEXIA trước nợ công Hy Lạp, bị đe dọa vỡ nợ trầm trọng vì nợ công các địa phương lên cao không thể trả nợ được, mà Ngân Hàng không thể tịch thu thế chấp đất nhà nước.
Lý do Khủng hoảng nợ công Hoa kỳ và Liên Âu ảnh hưởng lên Kinh tế Trung quốc
Trung quốc sản xuất nhằm xuất cảng chứ không nhằm tiêu thụ nội địa. Kinh tế Trung quốc lệ thuộc chính yếu vào hai Thị trường Hoa kỳ và Liên Aâu. Khi Hoa kỳ và Liên Au bị khủng hoảng, nợ nần, thì họ cắt đi việc mua hàng từ Trung quốc.
Cuộc Khủng hoảng Tài chánh/Kinh tế Thế giới 2008 đã làm cho Kinh tế Trung quốc chao đao đợt nhất. Trong THE WALL STREET JOURNAL, ngày 02.02.2009, hai tác giả Loretta CHAO và Andrew BATSON đã viết dưới tựa đề A BIG TEST FOR SMALL FACTORIES:
”Chinese businesses struggle to survive the global downturn!” (Doanh nghiệp Trung quốc đấu tranh để sống còn trong cảnh tụt dốc tổng quát !” (page 11).
Hai tác giả dựa trên tài liệu của Nhà nước, cho biết rằng tại Quảng Đông:
“62’400 companies shut down in 2008, according to the government records” (62’400 công ty bị đóng cửa, theo tài liệu của nhà nước). Nhưng một số công ty nhỏ sống còn : “But many small companies survive on the business with a few clients, or sell very low-margin products; they could be forced to close if a big client suddenly delays orders (page 11) (Nhưng nhiều công ty nhỏ sống còn với một số ít khách hàng, hoặc bán một mức độ rất thấp sản phẩm; những công ty này buộc lòng phải đóng cửa nếu một khách hàng lớn bất thần chậm trễ đặt mua hàng).
Hai tác giả trích lại lời của Oâng Eric WU, một chủ xí nghiệp: “In Chinese we have a saying that it’s easier for small boats to turn around” (Tiếng Tầu có câu nói rằng đối với những xuồng nhỏ, dễ dàng chèo lái xoay chiều hơn).
Trong một bài khác cũng đăng trong THE WALL STREET JOURNAL, ngày 04.02.2009, dưới đầu đề PROFIT WARNINGS SOUND THE ALARM IN CHINA (Những cảnh cáo về lợi nhuận gióng lên lời báo động tại Trung quốc), tác giả Andrew BATSON trích lại lời của Oâng Wang QING, chuyên viên Kinh tế làm việc cho Morgan Stanley:
“Profits and Profitability in 2009 will be very poor, and this is the key reason why I do not expect much private investment – especially in the manufacturing sector where China suffers from an overcapacity problem.” (page 32) (Tiền lời và khả năng lợi nhuận trong năm 2009 sẽ rất là nghèo nàn, và đây là lý do chính yếu tại sao tôi không hy vọng nhiều đầu tư tư nhân – đặc biệt vào lãnh vực xí nghiệp sản xuất mà Trung quốc đang phải chịu đựng vì vấn đề đầu tư quá khả năng làm việc.).
Tác giả nêu ra tỉ dụ:
* Tập đòan CHINA SHIPPING CONTAINER LINES Co.Ltd. giảm lợi nhuận tới 50%
* Tập đòan CHINA INTERNATIONAL MARINE CONTAINER giảm lợi nhuận tới 53%
* Tập đòan SAIC Motor Corporation Ltd. giảm lợi nhuận tới 50%
* Tập đòan CHINA LIFE INSURANCE Co. giảm lợi nhuận tới 50%
Cuộc Khủng hoảng nợ công năm nay 2011 đang gây tác hại cho Kinh tế Trung quốc đợt hai. Chúng tôi đã viết hai bài dưới đây để phân tích tầm ảnh hưởng của Nợ công Hoa kỳ và Liên Au lên Kinh tế Trung quốc:
1) Ngày 05.08.2011, bài BÃO TỐ CHỨNG KHOÁN 8/2011 ĐƯA ĐẾN KHỦNG HOẢNG KINH TẾ CHỆT.
2) Ngày 14.09.2011, bài KHỦNG HOẢNG VÙNG EURO VÀ TẦM ẢNH HƯỞNG LÊN KINH TẾ TRUNG QUỐC/VIỆT NAM.
Theo bản tin của AFP, đánh đi từ Bắc Kinh ngày 09.10.2011 bởi Allison JACKSON, thì ảnh hưởng đã tác dụng tai hại lên Kinh tế Trung quốc như sau:
“La crise de la dette en Europe a commencé à affecter les exportateurs chinois, et son aggravation pourrait être "un malheur" pour la Chine et y mettre en péril des millions d'emplois, selon des responsables d'entreprises et des analystes.
Wu Wenlong, directeur des ventes d'un fabricant de ceintures de la province de Zhejiang, a vu ses commandes en provenance du Vieux continent baisser de 50% en un an.
L'Union européenne est le premier débouché des exportations chinoises, pour environ 380 milliards de dollars par an, et son effondrement coủterait très cher à la Chine, selon les analystes.
"Une aggravation de la crise de la dette dans la zone euro serait un malheur pour la Chine", selon Eswar Prasad, professeur à la Cornell University de New York et ancien chef du département Chine au Fonds monétaire international (FMI).
"Dans le cas le plus extrême d'un effondrement de la demande européenne, l'impact sera assez significatif étant donné que l'UE compte pour environ un cinquième des exportations chinoises".
"La croissance de l'emploi devrait avoir la priorité", selon lui. Dans la province de Guangdong, qui arrive en tête pour les exportations, le fabricant de vêtements Zhuodong Textile Garments Co Ltd a décidé de se tourner vers le marché intérieur pour trouver de nouveaux débouchés.
Mais cela prend du temps !
(Cuộc khủng hoảng nợ nần Au châu đã bắt đầu ảnh hưởng lên các nhà xuất cảng Trung quốc, và việc trở nên trầm trọng của nó có lẽ là một “cái họa “ cho Trung quốc và làm thiệt hại từng triệu công ăn việc làm, theo nhận định của những người trách nhiệm xí nghiệp và những nhà phân tích.
Oâng Wu Wenlong, Giám đốc Thương mại của xí nghiệp sản xuất dây thắt lưng thuộc tỉnh Zhejiang, đã xác nhận những đơn đặt mua hàng từ Au chau giảm hẳn xuống 50% trong một năm.
Liên Au là thị trường hàng đầu cho những xuất cảng Trung quốc, chừng 380 tỉ Euro mỗi năm, và việc xuống dốc của thị trường này làm thiệt hại rất lớn cho Trung quốc, theo nhận định của những nhà phân tích.
Việc trở nên trầm trọng của khủng hoảng trong vùng Euro sẽ là cái họa lớn cho Trung quốc, theo nhận định của Eswar Prasad, Giáo sư của Đại học Cornell New York và cũng là cựu Trưởng của FMI/IMF bên Trung quốc.
Trong trường hợp tụt dốc tệ nhất của việc đặt mua hàng từ Aâu châu, ảnh hưởng tai hại sẽ rất trầm trọng vì Liên Au giữ khoảng một phần năm những xuất cảng Trung quốc.
Việc tăng công ăn việc làm phải là ưu tiên. Trong tỉnh Quảng Đông, tỉnh đứng đầu về xuất cảng, xí nghiệp sản xuất quần áo Zhuodong Textile Garments Co.Ltd. đã phải quyết định trở về thị trường nội địa để kiếm nơi tiêu thụ.
Nhưng điều đó phải có thời gian lâu dài !“
Lý do Aûnh hưởng của Che chở Mậu dịch lên xuất cảng Trung quốc
Ngoài việc nợ công làm giảm mua hàng hóa Trung quốc, khuynh hướng tăng những Biện pháp Che chở Mậu dịch từ Hoa kỳ và Liên Au chắc chắn làm giảm sản xuất và xuất cảng hàng hóa của Trung quốc. Giảm sản xuất và xuất cảng có nghĩa là một số xí nghiệp đóng cửa.
Một nền Kinh tế xuất cảng tất nhiên sợ hãi khuynh hướng Che chở Mậu dịch. Khuynh hướng này đang mỗi ngày mỗi tăng tại Hoa kỳ và Liên Aâu.
Tại Hoa kỳ, Hạ Viện và Thượng Viện đã thảo luận và quyết định về khả năng tăng thuế nhập cảng hàng đến từ Trung quốc và dự trù những Biện pháp ngăn chặn những hàng hóa đến từ Trung quốc, nhất là đối với những hàng hóa độc hại. Người ta không lạ gì phản ứng rất mạnh từ Bắc kinh, thậm chí Trung quốc đe dọa chiến tranh Mậu dịch.
Tại Aâu châu, khuynh hướng dân chúng đòi hỏi Che chở Mậu dịch cũng được nhấn mạnh. Chúng tôi lấy tỉ dụ mới đây nhất của cuộc bầu cử sơ khởi chọn ứng cử viên Tổng thống của đảng Xã hội Pháp để cho thấy khuynh hướng dân chúng muốn đòi hỏi Che chở Mậu dịch. Luật sư Arnaud MONTEBOURG là ứng cử viên đã chọn rõ rệt hai chủ trương sau đây để tranh cử:
* Démondialisation (Bỏ Toàn cầu hóa), nghĩa là Pháp trở về với chính mình về Kinh tế để tự phát triển.
* Protectionnisme (Che chở Mậu dịch), nghĩa là đánh thuế cao hay ngăn cản nhập hàng nước ngoài.
Oâng đã công khai tranh cử với hai chủ trương ấy mà không ngại sợ phê bình.
Kết quả của bầu phiếu làm người ta bất ngờ. Oâng đã thắng 17% số phiếu mà không ai dự đoán trước. Điều này chứng tỏ rằng dân chúng chấp nhận hai chủ trương này trong hoàn cảnh khủng hoảng nợ nần của Liên Aâu.
Lý do Từ thất nghiệp đến căng thẳng xã hội và bạo loạn
Khi Trung quốc xuất cảng không được nữa và mãi lực dân chúng lại yếu, nghĩa là không có thị trường tiêu thụ nội địa, thì sản xuất phải giảm và xí nghiệp đóng của. Thất nghiệp tất nhiên tăng vọt. Những người thất nghiệp lại gặp phải tình trạng Lạm phát tăng vọt hiện nay của Trung quốc.
Thất nghiệp và Lạm phát đưa đến căng thẳng xã hội và dễ bùng nổ thành bạo loạn xã hội, rồi chính trị.
Ngay từ cuộc Khủng hoảng 2008, tình trạng thất nghiệp tại Trung quốc đã trầm trọng. Một số nhà phân tích đã ghi lại tình trạng này. Trong LE MONDE số ra ngày 13.11.2008, trang 15, Ký giả Bruno PHILIP đã viết như sau:
“Les conséquences de la crise se font déjà sentir sur l’emploi. Selon le site www.Sina.com, des miliers d’ouvriers migrants sont en train de quitter le delta de la rivìere des Perles et rentrent dans leurs campagnes, faute de travail. Des responsables de la gare de Canton ont indiqué que 130’000 voyageurs quittent chaque jour la métropole en train.” (Những hậu quả của khủng hoảng đã cảm thấy đối với việc làm. Theo diễn đàn www.Sina.com , từng ngàn thợ di dân đang bỏ châu thổ của con sông Ngọc và trở về thôn quê của họ vì thiếu việc làm. Những người trách nhiệm của nhà ga xe lửa Quảng Đông cho biết rằng mỗi ngày có 130’000 người bỏ nơi thành thị này bằng xe lửa.)
Tác giả Alain FAUJAS, trong LE MONDE ngày 11.11.2008, trang 13, đã nhận định về tình trạng xáo động xã hội liên quan đến Chính trị như sau:
“MANIFESTATIONS POPULAIRES—Le taux de croissance inquìete Pékin qui voit se multiplier les manifestations populaires contre l’inflation et les fermetures d’entreprises dans le sud de la Chine. On prête au gouvernement l’intention de maintenir coute que coute la croissance au-dessus de 7%, niveau jugé indispensable pour la stabilité politique du pays. (NHỮNG BIỂU TÌNH DÂN CHÚNG—Độ tăng trưởng kinh tế làm cho Bắc Kinh lo lắng vì nhìn thấy những cuộc biểu tình dân chúng đang được nhân lên chống lại lạm phát và việc đóng cửa những xí nghiệp thuộc miền Nam Trung quốc. Người ta nói rằng Nhà nước phải cố thủ giữ bằng bất cứ giá nào độ tăng trưởng bên trên 7%, mức độ được coi là cần thiết để giữ yên ổn Chính trị cho đất nước.)
Trung quốc “Tự nổ “ thành những mảnh
Trở lại cuộc họp giới chức Tòa Bạch ốc ngày 25.02.2011, với ý tưởng: “Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể mất quyền, Quân đội có khi đứng lên gồm thâu thiên hạ về một mối. Nhưng, biết đâu, đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn tồn tại mà thành nhiều mảnh, mỗi mảnh hùng cứ một phương với tài nguyên nhân lực và kinh tế của mình"
Trước hết với khối người 1.5 tỉ, thì không ai mang lực đến để đập vào làm một cuộc nổ tung ra (Explosion). Nhưng với khối người đông như vậy, mà Chính quyền Trung ương lại tập quyền, thì đó là điều rất khó khăn để quản trị lâu dài. Khối người 1.5 tỉ với diện tích đất đai như một châu lục, thì chỉ có những rạn nứt nội bộ để đi đến “Tự nổ „“(Implosion).
Những rạn nứt như trên đã phân tích lại thuộc về phạm vi Kinh tế, Tiền bạc, thì đó là nguồn chính yếu chia khối người và châu lục Trung quốc ra từng mảnh. Mỗi mảnh có thể bao gồm từng mấy trăm triệu người. Các Tỉnh mang nợ công chồng chất mà không hoàn được nợ sẽ trở thành đối kháng đối với các Tỉnh khác và với Trung ương.
Người ta có thể chia châu lục Trung quốc ra những vùng Kinh tế như sau:
* Vùng Kinh tế Miền Bắc dẫn đầu bởi Thượng Hải. Vùng này đi với Bắc Kinh.
* Vùng một số Tỉnh ven biển (Villes cotìeres) đối diện với Đài Loan, chuyên sản xuất và xuất cảng. Vùng này có nhiều đầu tư của Đài Loan. Tất nhiên dễ đi với chính trị Đài Loan hơn là theo Bắc Kinh.
* Vùng Kinh tế Miền Nam dẫn đầu bởi Quảng Đông, thích câu kết với Hong Kong hơn là đi với Bắc Kinh. Trước khi Hong Kong trở về với Trung quốc, Hong Kong đã đầu tư nhiều vào vùng này và cũng là cửa ngõ xuất cảng hàng ra nước ngoài.
* Vùng Nội Mông và Ngoại Mông có những khác biệt và kỳ thị với Hán tộc
* Vùng cực Tây có dân thuộc ảnh hưởng văn hóa Hồi giáo…, và Tây Tạng vốn kình địch với Hán tộc.
Nếu vì quyền lợi Kinh tế hay vì khác biệt văn hóa, chủng tộc mà Trung quốc “tự nổ“ ra từng mảnh, thì mỗi mảnh trên đây cũng chiếm số dân mấy trăm triệu người.
Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 13.10.2011.
Web: http://VietTUDAN.net
0 comments:
Post a Comment