Tuesday, October 4, 2011

THANH GƯƠM LẠM PHÁT DAMOCLES TREO TRÊN ĐẦU CHÍNH PHỦ NGUYỄN TẤN DŨNG HAY TRÊN ĐẦU DÂN TỘC VIỆT NAM ?


Oanh Yến Thị Phạm - Những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10/2011, những cơn bão Nesat, Nalgae liên tục đổ bộ vào Việt Nam gây ra những trận mưa lớn trên cả ba miền. Lũ lụt ở mền Trung, vỡ đê ở Đồng bằng sông Cữu Long, các cánh đồng lúa của Long An, An Giang, Đồng Tháp… chìm trong biển nước.
Kèm với những tai họa của thiên nhiên, đời sống của những người làm công ăn lương cũng bị ảnh hưởng nặng nề của cơn “Bão giá” thời lạm phát.
Báo chí, các cơ quan ngôn luận vẫn chạy các tít “Siết chặt chống lạm phát”, “Kiềm chế lạm phát”, “Tiếp tục cắt giảm đầu tư”, “Giữ mức lạm phát 18%” v.v và v.v…
Nhưng Lạm phát như những đợt sóng của cơn lũ giữ, phá thủng từng mảng đê, lừng lững tràn vào làm đảo lộn cuộc sống của đa số dân nghèo. Các mặt hàng nhu yếu phẩm cứ từng bước nhích lên cao.
Người lao động ăn lương, giờ đây phải cân nhắc tới từng nhu cầu nhỏ bé hằng ngày, từ cốc cafe đến tờ báo đọc buổi sáng. Cốc đen đá vĩa hè từ 13.000 đã nhích lên 15.000, các báo đều đồng loạt lên 1000/tờ từ 01/10/2011. Báo Tuổi trẻ, từ 2700 đã lên giá 3700, Thanh niên cũng từ 2700 lên 3700, riêng Sài Gòn Tiếp thị từ 2700 lên 4700; mức tăng từ 35%-75%. Ngay đến các cơ quan báo chí trên mặt trận tuyên truyền cũng không chống đỡ nổi bão giá, huống gì tư nhân?
Hiện Chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang áp dụng những biện pháp gì để “quyết liệt kiềm chế lạm phát” ?
1-Bơm thêm tiền vào thị trường tiền tệ để hổ tợ tính thanh khoản của hệ thống Ngân hàng hòng kéo lãi xuất huy động xuống 14%/năm và lãi xuất cho vay từ 25% xuống 17%-19%/năm, bằng can thiệp hành chánh qua chỉ thị 02/CTNHNN ngày 07/09/2011 của Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình với quan niệm bơm tiền để chống lạm phát(1).
Nhưng dưới thời Thống đốc Lê Đức Thúy và Thống đốc Nguyễn Văn Giàu, các liên minh “ma quỷ” giữa các Đại gia địa ốc và hệ thống Ngân hàng, nguồn vốn tín dụng ngắn, trung hạn đã chôn vào các dự án địa ốc. Việc giá đất bị đầu cơ, đẩy lên cao cộng với suy thoái toàn cầu làm, khiến các dự án địa ốc bị đóng băng, đã đưa đến tình trạng bóc ngắn cắn dài của toàn hệ thống tín dụng. Việc huy động lãi xuất lên đến lãi xuất “tàn sát” 19%/năm chẳng qua để lấy tiền huy động của người sau trả cho người trước, chẳng khác nào một dạng lừa đảo đa cấp.
Để tiếp cận được nguồn vốn hổ trợ của Ngân hàng nhà nước cho mục đích kéo lãi xuất huy động xuống 14%/năm, không phải Ngân hàng thương mại nào cũng có thể vay được. Dòng tín dụng hổ trợ thường chạy lòng vòng trong hệ thống ngân hàng nhà nước hoặc những ngân hàng thương mại cổ phần mà nhà nước chi phối. Do đó có đến được tay của các ngân hàng thương mại cổ phần thì lãi xuất thường cũng bị đẩy lên ngang ngữa với lãi xuất huy động trước đây, tức vào khoảng 17-19% nhưng thời hạn chỉ trong giới hạn một vài tuần. Do đó không thấy làm lạ, chỉ sau chưa đầy một tuần ban hành chỉ thị 02/CTNHNN đã có những tổ chức Tín dụng vi phạm chỉ thị trên.
12/09/2011 Ngân hàng nhà nước đã phát hiện các tổ chức tín dụng:
-Qủy Tiết kiệm Đống đa, Hà Nội; Chi nhánh Tín Nghĩa Ngân hàng, chi nhánh Đà Nẳng với lãi xuất huy động 19%/năm. Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn-Hà Nội với lãi xuất huy động 17,5%/năm. Trong khi đó chi nhánh của Đại gia AgriBank, Hà Nội, Ngân hàng thương mại cổ phần Phương Tây, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn, chi nhánh Hải Phòng, NHTMCP Hàng Hải, chi nhánh Ninh Bình, Hội sở NH Đông Á, chi nhánh TPHCM đã có dấu hiệu vượt trần lãi xuất một cách “tinh vi”(2).
Các quỷ Tín dụng vẫn sẳn sàng thỏa thuận ngầm với khách hàng bằng những tỏa thuận ngầm, tinh vi hơn để có thể huy động được nguồn vốn tương đối dài hạn hơn so với phải vay lại trong hệ thống liên ngân hàng.
Đa số các Doanh nghiệp vẫn phải đang vay vốn từ các Ngân hàng với lãi xuất phổ biến từ 20-21%/năm, chỉ giảm từ 1-1,5%/năm so với trước đó(3).
Do đó tính đến 09/2011 đã có 48700 Doanh nghiệp giải thể hoặc ngừng hoạt động(4)
Chính việc can thiệp bằng mệnh lệnh hành chính duy ý chí và việc thỏa thuận ngầm giữa các ngân hàng với các khách hàng lớn đã đẩy đến việc có những qủy tín dụng bị người dân rút đến hàng ngàn tỷ đồng trong vòng một, vài ngày. Dù giá vàng trong nước hiện cao hơn giá thế giới nhưng có những ngày người dân chen lấn mua vàng, làm tắc nghẽn giao thông tại các phố Hà Trung, Trần Nhân Tông Hà Nội là một minh chứng cho sự thất bại của mệnh lệnh hành chính 02/CTNHNN ngày 07/09/2011.
Việc lý luận lãi xuất thực âm tại các nước của Thống đốc Nguyễn Văn Bình, áp dụng tại Việt Nam hoàn toàn không thích hợp, chỉ vì một điều đơn giản:
NIỀM TIN CỦA ĐẠI BỘ PHẬN DÂN CHÚNG VÀO CÁC CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC, NGÀY NAY LÀ CỦA HIẾM.
2-Cắt giảm đầu tư
Việc cắt giảm đầu tư một cách tùy tiện, đồng loạt mà không xét đến mức độ hoàn thiện của từng công trình, dự án sẽ dẫn đến sự lãng phí và tiềm ẩn nguy cơ đội giá lên gấp bội một khi các công trình này được khởi động lại do xuống cấp hoặc yếu tố trượt giá.
Các dự án không có khả năng bố trí vốn tiếp, không có khả năng chuyển đổi được hình thức đầu tư thì hầu như buộc phải đình hoãn, giãn tiến độ sau năm 2015. Tuy nhiên Ủy ban Tài chính – ngân sách lại phát hiện 2011, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội chỉ cho phép bổ sung 40 dự án mới nhưng có tới 333 dự án được khởi công sai đối tượng(4).
Việc bơm thêm tiền vào hệ thống Ngân hàng và cắt giảm đầu tư như trên khiến dư luận không khỏi không nghĩ đến việc phân chia lại miếng bánh lợi ích giữa các nhóm lợi ích của các phe phái đã hạ cánh và những bè phái còn tại vị.
Lưỡi gươm Lạm phát Damocles treo trên đầu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong những năm còn lại của nhiệm kỳ, ít nhất đến hết 2015 nhưng chắc chắn một điều, lưỡi gươm đó sẽ còn treo trên đầu Dân tộc Việt Nam trong một thời gian dài với độ giãn của sợi lông đuôi ngựa ngày càng cao.
Hậu quả xấu nhất nếu xẩy ra còn ai khác ngoài Dân tộc Việt Nam phải gánh chịu.
Lúc đó chắc có lẽ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hạ cánh an toàn.
Sài Gòn 04/10/2011
Oanh Yến Thị Phạm
1-Bơm tiền để chống lam phát, Thanh niên 06/09/2011.
2-Vượt rào lãi xuất ngay sau đồng thuận, Thanh niên 13/09/2011.
3-Ngân hàng vẫn hưởng lợi trước sự khốn đốn của doanh nghiệp, Thanh niên 04/10/2011.
4-Tiếp tục cắt giảm đầu tư, Tuổi trẻ chủ nhật 02/10/2011
www.chimbaobao.com

0 comments:

Powered By Blogger