Bùi Công Tự - Có lẽ trên thế giới này (trừ Trung Quốc ra) không có nơi nào mà đề tài Trung Quốc lại được đề cập đến nhiều như ở Việt Nam? Từ đài Phát thanh đến đài Truyền hình, từ báo giấy đến báo mạng, từ TTX Quốc gia đến TTX vỉa hè,
từ chợ khoáng sản đến chợ thủy sản, từ phòng văn của mấy ông hay chữ nhấc bút là “Đức Khổng Tử nói” đến những siêu thị sách bày la liệt tiểu thuyết dịch từ Hoa ngữ của những tác giả chân dài kể chuyện phòng the. Tuy nhiên cũng công nhận rằng văn học hiện đại Trung Quốc có nhiều tác phẩm rất giá trị phản ánh hiện thực xã hội đương thời, chỗ nào cũng thấy hiện diện Trung Quốc.
từ chợ khoáng sản đến chợ thủy sản, từ phòng văn của mấy ông hay chữ nhấc bút là “Đức Khổng Tử nói” đến những siêu thị sách bày la liệt tiểu thuyết dịch từ Hoa ngữ của những tác giả chân dài kể chuyện phòng the. Tuy nhiên cũng công nhận rằng văn học hiện đại Trung Quốc có nhiều tác phẩm rất giá trị phản ánh hiện thực xã hội đương thời, chỗ nào cũng thấy hiện diện Trung Quốc.
Nếu tôi nói Trung Quốc có mặt từ trại chăn nuôi cho đến trại giam thì cũng chẳng sai. Vì ở trại chăn nuôi thì còn vật được nuôi bằng thức ăn gia súc của các công ty Trung Quốc, còn ở trại giam thì giam giữ người biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm biển đảo.
Nếu tôi nói Trung Quốc có mặt cả nơi các cô gái Việt bán trôn nuôi miệng đến nơi các chàng trai Việt bán thận cứu nhà (tại Trung Quốc ) thì bạn đọc cũng đừng bảo tôi phá hoại tình hữu nghị Việt – Trung. Những chuyện đau xót ấy đã nhiều lần báo chí chính thống đưa tin và các cơ quan chức năng cũng đã phải nhiều lần vào cuộc.
Thật ra mấy cái “nếu” nói trên chỉ là những vết ghẻ lở. Nguy hiểm nhất là khuôn mặt Trung Quốc hằm hằm ở biển Đông và bàn tay Trung Quốc bí hiểm có thể luồn vào nơi “thâm cung bí sử”. Nhưng đấy lại là chuyện đại sự không bàn ở bài tản mạn này. Riêng chuyện hơn 70.000 người Trung Quốc làm việc trên các công trường xây dựng ở Việt Nam thì chúng ta cứ nghĩ rằng ta là ông chủ, họ là người làm thuê. Nghĩ thế cho nó nhẹ nhàng.
Về mối quan hệ Việt – Trung, vừa qua tôi được đọc nhiều bài viết của các học giả của cả hai nước về vấn đề này. Nhận xét của tôi là người Trung Quốc cho dù đầu tư rất nhiều vào việc nghiên cứu Việt Nam, thực tế hiểu biết của họ về chúng ta rất phiến diện và sai lệch. Những giá trị cơ bản làm nên sức mạnh Việt Nam thì họ hoàn toàn không hiểu hoặc cố tình không hiểu. Đặc biệt họ xuyên tạc lịch sử, như học giả Tôn Hồng Niên viết rằng trong lịch sử không có chuyện Trung Quốc xâm lược Việt Nam, nếu có xung đột thì chủ yếu do vua chúa Việt Nam đem quân xâm lấn đất đai Trung Quốc, cũng có đôi lần Trung Quốc đưa quân vào Việt Nam nhưng là theo yêu cầu của triều đình Việt Nam nhờ dẹp loạn, song việc lại nhanh chóng rút quân về. Còn việc Việt Nam phải cống nạp thì học giả Trung Quốc nói rằng những thứ Việt Nam cống nạp đều ít giá trị (như quả vải thiều) nhưng lại được Hoàng đế Trung Hoa “lại quả” vàng bạc gấm vóc lụa là giá trị gấp bội. Tóm lại họ nói rằng trong quan hệ với Trung Quốc thì Việt Nam hoàn toàn được lợi, Trung Quốc bị thiệt thòi nhiều lắm nhưng rộng lượng bao dung v.v.. Bạn đọc có thể thấy rất nhiều luận điệu tương tự như thế của các học giả Trung Quốc trong loạt bài “Mối quan hệ Trung-Việt: Không thể không nói” đăng trên tạp chí “Tri thức thế giới” của bộ ngoại giao Trung Quốc tháng 7/2011 mà trang mạng Ba Sàm đã phiên dịch và giới thiệu.
Về phía Việt Nam, tôi có nhận xét là những nơi nhà nước đầu tư nghiên cứu về Trung Quốc như cái “Viện nghiên cứu Trung Quốc” của ông GS nổi (tai) tiếng Nguyễn Huy Quý trước đây thì lại cho ra những bài ít giá trị, giáo điều. Trái lại những học giả tự do thì lại có nhiều bài viết sâu sắc với nhiều dữ kiện, dữ liệu. Nó cho thấy chúng ta hiểu Trung Quốc hơn họ hiểu về chúng ta rất nhiều. Trong khi vẫn tôn trọng những giá trị Trung Hoa, các học giả Việt Nam đã phân tích sâu sắc “bản chất Trung Quốc”, cánh báo sự nguy hiểm họ đã, đang và sẽ gây ra cho đất nước ta.
Đúng là đối với Trung Quốc là một thách thức lớn. Cái vị trí địa lý “núi liền núi, sông liền sông” của hai quốc gia đã tạo nên cái địa chính trị khắc nghiệt mà chúng ta phải đương đầu.
Trong điện văn mừng quốc khánh Trung Quốc của lãnh đạo nước ta năm nay có hai chữ “anh em”. Nói thật tôi không ưng hai chữ này. Xin hỏi: Ai là anh, ai là em? Chỉ vì đất hẹp hơn, người ít hơn mà ta chịu là em ư? Là em theo văn hóa Trung Hoa thì “quyền huynh thế phụ”(anh có quyền thay cha đối với em). Trên phương diện quốc gia mà nhận là đàn em thì chấp nhận sao được!
Cha ông chúng ta đã quan niệm rõ ràng: Bắc là Bắc. Nam là Nam! “Núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc - Nam cũng khác”(Nguyễn Trãi). Điều đó đã định rành rành tại thiên thư (Lý Thường Kiệt). Đối diện với Bắc đế là Nam đế (Lý Nam Đế). Đối diện với Đại Hán là Đại Việt. Chúng ta phải kế thừa tinh thần tự cường ấy của cha ông.
Tôi hiểu rằng có cái gọi là “ngôn ngữ ngoại giao, phát ngôn nên lịch sự nhưng không thể làm mất thể diện quốc gia. Ông Lê Hiếu Đằng đã nói thẳng: “Không thể quỵ lụy Trung Quốc”. Vả lại tôi nói thật cái ngôn ngữ ngoại giao mà hai nước vẫn dùng tôi thấy nói giả dối lắm.
Người Việt Nam có những câu nói cửa miệng: “Bán anh em xa mua láng giềng gần, hàng xóm láng giềng tắt lửa tối đèn có nhau”. Ông bà cha mẹ dạy dỗ con cháu như thế, anh em bè bạn nhắc nhở nhau như thế. Những câu châm ngôn ấy thể hiện đạo đức và cách ứng xử của nhân dân ta. Mở rộng ra có thể nói rằng đó là quan niệm của dân tộc ta về mối quan hệ với các quốc gia láng giềng. Với Trung Quốc nhà thơ Tố Hữu đã viết:
Đồng Đăng đây, nọ Bằng Tường
Song song đôi mặt như gương với hình
Bên ni biên giới là mình
Bên tê biên giới cũng tình quê hương.
Chắc người Trung Quốc không biết đến những câu châm ngôn và thơ ca của ta nên họ mới bảo “Việt Nam mất dạy”, “đập vào mặt Việt Nam”. Chi một câu nói của lãnh tụ của họ “dạy cho Việt Nam bài học”(Đặng Tiểu Bình) cũng đủ thấy bản chất Đại Hán láo xược khinh người đến mức nào.
Bài tản mạn viết đến đây thì bị mất điện. Tôi không đổ cho mấy bác Trung Quốc trúng thầu các dự án điện đã làm chậm tiến độ quá nhiều ở nơi nay nơi khác đâu.
0 comments:
Post a Comment