Saturday, October 15, 2011

Phong trào " Chiếm Wall Street " lan rộng ở Mỹ và nhiều thành phố trên toàn thế giới

Phong trào Chiếm Wall Street lan rộng ở Mỹ :

Vì sao người Mỹ biểu tình?





Biểu tình trước Toà Thị Chính San Jose'


Hôm Chủ Nhật 12/10 hơn trăm người gồm nhiều thành phần xã hội tham gia biểu tình tuần hành trước toà thị chính San Jose với cả nghị viên Ash Kalra đã có mặt ủng hộ.

Hôm sau Thị trưởng Chuck Reed biểu tỏ đồng cảm với người biểu tình và kêu gọi chính quyền của Tổng thống Obama quan tâm đến những đầu tư không minh bạch ở thị trường chứng khoán mà thành phố San Jose đã là nạn nhân thua lỗ.

Trên sân toà thị chính có dăm lều được dựng lên từ hai tuần nay. Cảnh sát đã biên phạt vì phạm luật thành phố nhưng chưa đuổi đi.

Chiều thứ Hai hơn 500 người tụ họp trước toà thị chính Oakland trong cơn mưa lất phất. Cuộc biểu tình ở đây chính thức được nghiệp đoàn giáo chức và nghiệp đoàn y tá ủng hộ vì thế người tham gia biểu tình là giáo chức, nhân viên y tế, cũng có những luật sư, bác sĩ, bên cạnh thành phần trẻ trông rất hippies.

Thị trưởng Jean Quan, Nghị viên Desley Brooks cũng như các Dân biểu Barbara Lee và Pete Stark bày tỏ sự ủng hộ phong trào.

Hơn 50 chiếc lều được căng lên trên bãi cỏ trước toà thị chính và nhiều người ngủ đêm tại đó. Sáng ra họ cùng nhau tập thể dục, được những tiệm ăn cung cấp cà phê, bánh ngọt ăn sáng.

Tuy nhiên “Thành phố lều” ở Oakland ban ngày có phảng phất mùi cần sa, theo tin ghi nhận được của một thành viên trong nhóm thảo luận của cựu sinh viên Việt tại Đại học Berkeley.

Tại San Francisco những người biểu tình tiếp tục cắm lều trước Ngân hàng Dự trữ Liên bang và mỗi ngày kéo đến một nơi, thường là trụ sở ngân hàng để biểu tình tuần hành. Nhiều người đã bị cảnh sát bắt giam vì cản trở không cho người khác ra vào những cơ sở thương mại, tài chính.

Khẩu hiệu 99%

Phong trào Chiếm Phố Wall (Occupy Wall Street) sau mấy tuần phát động từ trung tâm tài chính New York nay đã lan ra trên cả trăm thành phố và hơn 30 tiểu bang ở Mỹ.

Tại miền bắc California đã có biểu tình ở San Francisco, San Jose, Oakland, Marin và Walnut Creek. Từ danh xưng Chiếm phố Wall khi lan toả đến các điạ phương tên phong trào biến thành Chiếm San Jose, Chiếm San Francisco hay Chiếm Oakland.

Mục tiêu của phong trào là gì? Quan sát những khẩu hiệu, biển chữ giương lên trong các cuộc biểu tình thì có nhiều đòi hỏi. Đòi đánh thuế người giầu nhiều hơn nữa. Đòi chấm dứt việc ngân hàng tịch thu nhà vì chủ nhân không còn khả năng trả nợ. Đòi rút quân Mỹ về, chuyển ngân sách chiến tranh qua cho việc giáo dục. Chống tăng học phí đại học. Đòi việc làm.

Khẩu hiệu của Phong trào là 99% hàm ý 99% dân là người nghèo hay chỉ đủ ăn, trong khi đó 1% người cực giàu điều khiển guồng máy kinh tế tài chính Mỹ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi người.

Vậy những con số về khoảng cách giầu nghèo đó ra sao?

Theo giáo sư Joseph Stiglitz, Đại học Columbia và cũng là khôi nguyên Nobel kinh tế 2001 thì hiện nay 1% người giầu nhất nước Mỹ làm chủ 40% tài sản của Hoa Kỳ. Trong khi 80% người dân ở mức thấp nhất làm chủ chỉ có 7% tài sản nước Mỹ. Một phần tư thế kỉ trước 33% tài sản quốc gia do 1% giới giầu làm chủ.

Về thu nhập, 1% người có mức lương cao chiếm 24% tổng số thu nhập của toàn dân. Năm 1976 con số này chỉ 9%. Như thế trong 35 năm qua, người giầu ngày càng giầu hơn.

Theo số liệu của Institute of Policy Studies, trong thị trường đầu tư chứng khoán 1% người có thu nhập cao nhất làm chủ đến 50% số cổ phiếu, công khố phiếu và các qũy đầu tư khác. Trong khi 50% người có mức lương thấp nhất chỉ làm chủ 0.5% tổng số cổ phiếu chứng khoán.



Biể̀u tình tại Ockland thu hút các nhóm dân cư đa dạng


Về nợ cá nhân, nghiên cứu của giáo sư xã hội học William Domhoff từ Đại học California, Santa Cruz cho thấy 1% người giầu nhất chiếm chỉ 5% tổng số nợ của nước Mỹ, trong khi 90% người dân ở mức lương thấp phải gánh tới 73% số nợ đó.

Nhiều người cho rằng cách biệt giầu nghèo như thế là bất công xã hội và đã có những nhận định là phong trào Chiếm phố Wall đang khởi xướng một cuộc chiến tranh giai cấp tại Mỹ.

Bắt đầu chú ý




Những người phản đối nay trông hoàn toàn bình thường, không phải các nhóm trông 'bụi đời' như mấy tuần đầu

Lúc đầu giới lãnh đạo cùng truyền thông coi thường phong trào, cho rằng tham gia biểu tình là những người không có công việc và chẳng biết làm gì hơn là xuống đường. Nhưng trong những tuần qua các cuộc biểu tình tại nhiều nơi đã được chú ý.

Như vết dầu loang, phong trào đã tổ chức được nhiều cuộc biểu tình ở nhiều nơi và gây chú ý trong chính trường từ Tổng thống Obama đến những dân biểu trong Quốc hội.



Phong trào phản đối giới tài chính Wall Street nay đang buộc chính giới Mỹ phải chú ý

Đòi hỏi nổi bật nhất của Chiếm phố Wall là tăng thuế nhà giầu và tạo công ăn việc làm. Đó cũng là những điều gây tranh cãi tại quốc hội lâu nay. Nhưng những ai được coi là người giầu ở Mỹ?

Người có mức thu nhập từ 250 nghìn đô-la một năm trở lên, như chính quyền Obama dự định tăng thuế của họ, còn đảng Cộng hoà không đồng ý?


Tăng thuế hay không tăng thuế là vấn đề đang gây tranh luận trên chính trường Hoa Kỳ với nhiều bế tắc.

Trong những tuần đầu phong trào không được quan tâm vì những người tham gia trông như kẻ không nhà, bụi đời.

Nay mục tiêu của phong trào đang dần được tỏ rõ và thu hút nhiều thành phần dân chúng nhưng hình ảnh bất tuân luật pháp của người biểu tình ở một số nơi, như chiếm đóng cầu ở New York, tràn vào bảo tàng ở Thủ đô Washington là làm hại phong trào.

Nếu được như cuộc biểu tình ở San Jose hôm Chủ nhật qua, trong tinh thần trật tự, tuy có ồn ào và người tham gia được nhắc nhở cần tỏ ra ôn hoà, không dùng ma túy cần sa và giữ gìn sạch sẽ chung quanh thì khẩu hiệu họ hô: “All day, all night. Occupy San Jose” (Cả ngày, cả đêm. Chiếm San Jose) sẽ có cơ hội được hưởng ứng.

Nhất là trong lúc kinh tế đang khủng hoảng, mức thất nghiệp toàn quốc là 9.1%, tại điạ phương trên 10% và chỉ còn một năm nữa là đến ngày bầu lại tổng thống và quốc hội thì tiếng nói sẽ được lắng nghe và ảnh hưởng của phong trào sẽ rộng lớn.

Bùi Văn Phú từ San Jose, Hoa Kỳ.

---ooOoo---

Người biểu tình ở NY thề không rút lui

Người biểu tình chống Wall Street thề sẽ ở lại để phản đối tại công viên ở New York bất chấp công ty chủ sở hữu công viên thông báo sẽ dọn dẹp nơi đây vào sáng thứ Sáu.



Người biểu tình đưa biểu ngữ nói công viên sạch và không cần phải dọn.


Chiến dịch biểu tình 'Chiếm Phố Wall' nói kế hoạch dọn dẹp Công viên Zuccotti vào 07:00 giờ sáng giờ địa phương là một nỗ lực đuổi người biểu tình.

Công ty tư nhân sở hữu mặt bằng công viên nói sau khi dọn sạch sẽ không cho mang túi ngủ và nằm trên ghế ở đây.

Hàng trăm người đã dựng lều trại và ở lại công viên trong bốn tuần, và cũng đã xảy ra các cuộc biểu tình khác liên quan tới chiến dịch này trên khắp nước Mỹ.

Những người biểu tình đổ lỗi cho Wall Street và lòng tham của các tập đoàn và công ty gây bê bối kinh tế khiến dân thường tại Hoa Kỳ hứng chịu hậu quả.

Ban tổ chức biểu tình gửi email tới ủng hộ viên để huy động tham gia vào lúc 06:00 giờ sáng "để chống lại nỗ lực giải tán biểu tình”.

Thông điệp trên trang Facebook nói: "Hãy cảnh giác, đây là một chiến thuật mà Thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg đã từng dùng để giải tán biểu tình trong quá khứ, và đây cũng là chiến thuật được sử dụng để đối phó với các cuộc biểu tình tương tự khắp châu Âu gần đây."

Trên thực tế các quy định của công viên như cấm trên nằm trên mặt đất hoặc trên ghế, sử dụng túi ngủ hoặc lưu trữ đồ cá nhân… đã có trước khi các cuộc biểu tình bắt đầu nhưng qui định này không được được thi hành.

"Sau khi một số nơi tại công viên được làm sạch sẽ thì sẽ được mở lại cho công chúng," công ty sở hữu công viên Brookfield Properties cho biết trong một thông báo qua email.

Việc dọn dẹp công viên theo dự kiến ​​sẽ mất khoảng 12 giờ.

Vì số lượng người biểu tình ngủ tại công viên tăng lên, tình trạng chiếm đóng có dấu hiệu kéo dài.

Tin cho hay người biểu tình không có nhà vệ sinh riêng và phải dùng nhờ các nhà hàng gần công viên.

Cũng đã tin từ người dân địa phương phàn nàn về người biểu tình đã đi tiểu và đại tiện trên phố.

Đầu tuần này, Thị trưởng New York Michael Bloomberg nói rằng người biểu tình sẽ không bị đuổi khỏi công viên, trừ khi họ vi phạm pháp luật.

Phong trào 'Chiếm Wall Street' hồi tháng trước kêu gọi 20.000 người đến tập hợp để tràn ngập vào khu vực hạ Manhattan và ở lại đó trong "một vài tháng".

---ooOoo---

“Chiếm phố Wall” lan ra thế giới.


Những người biểu tình ở nhiều thành phố trên toàn thế giới đang xuống đường để phản đối sự tham lam của các công ty và các cắt giảm chi tiêu của chính phủ.




Những người phản đối trong phong trào "Chiếm" xuống đường ở thủ đô Nhật Bản với khẩu hiệu "Chiếm Tokyo."


Các nhà tổ chức nói các cuộc xuống đường sẽ được tổ chức ở 951 thành phố tại 82 quốc gia từ châu Á và châu Mỹ tới châu Phi và châu Âu.
Hàng trăm người đã phản đối ở Úc và New Zealand cũng như ở các thành phố châu Á khác.

Nhiều nhóm phản đối có vẻ đang lấy cảm hứng từ các cuộc biểu tình trong phong trào “Chiếm Wall Street” ở New York.

Ban tổ chức các cuộc biểu tình trên toàn thế giới ngày 15 tháng Mười cho biết trên trang web của họ rằng mục đích của các sự kiện là để "bắt đầu sự thay đổi toàn cầu mà chúng ta muốn".

"Đoàn kết trong cùng một tiếng nói, chúng ta sẽ cho các chính trị gia, và các nhà tài phiệt mà họ phục vụ, biết rằng chính chúng ta, nhân dân, quyết định tương lai của chúng ta," thông điệp nói.


'Chỉ trích'


Tại thành phố Sydney của Úc, khoảng 2.000 người - bao gồm đại diện của các nhóm thổ dân, cộng sản và công đoàn viên - đã xuống đường bên ngoài Ngân hàng Dự trữ Trung ương của Úc, theo hãng tin Reuters.

Khoảng 1.000 người đã tụ tập tại Melbourne, và hàng trăm người đã diễu hành tại các thành phố ở New Zealand là Auckland, Wellington và Christchurch.


Những cuộc phản đối trong phong trào 'Chiếm' cũng được tổ chức tại Hàn Quốc, Philippines và Hồng Kông.

Tại Đài Loan

Ít nhất 1.500 người lên tiếng, thông qua Facebook, rằng họ sẽ tham gia vào cuộc biểu tình "Chiếm Đài Bắc" được dự kiến ở bên ngoài tòa nhà cao nhất của Đài Loan.

Phóng viên BBC Cindy Sui tại Đài Bắc cho biết một cuộc biểu tình như vậy là bất thường đối với Đài Loan, nơi có truyền thống gia đình mà không phải là nhà nước hỗ trợ phúc lợi.

Tuy nhiên, phóng viên của chúng tôi nói, khoảng cách giàu nghèo của hòn đảo này là tồi tệ nhất trong lịch sử và nhiều người thuộc tầng lớp trung lưu Đài Loan đã bắt đầu đặt câu hỏi về sự công bằng của hệ thống.

Các cuộc biểu tình lớn được dự kiến ​​sau đó trong ngày tại các thành phố châu Âu là Madrid, London, Rome và Athens.

Các diễn biến phản đối trong phong trào "Chiếm" được cho là sẽ còn diễn ra ở một số nơi khác trong những quy mô có thể là "khó lường."

---ooOoo---




Người biểu tình trong phong trào chiếm lĩnh DC đứng trước Tòa Bạch Ốc


Viện bảo tàng Hàng không và Không gian Quốc gia ở Washington phải đóng cửa trễ vào chiều thứ Bảy sau khi một nhóm người định đẩy lui toán an ninh bảo vệ để tiến vào bên trong.

Các giới chức của viện bảo tàng này cho hay có ít nhất một người biểu tình đã bị xịt hơi cay khi đoàn biểu tình định vào viện bảo tàng mang theo những bảng hiệu cỡ lớn và các vật dụng khác mà bảo tàng không chấp nhận.

Hiện vẫn chưa rõ đoàn biểu tình này có liên hệ với phong trào biểu tình Chiếm Lĩnh Washington đã bùng lên hồi tuần qua tại thủ đô Hoa Kỳ hay không.

Chiếm Lĩnh Washington, hay Chiếm Lĩnh DC, thoát thai từ phong trào Chiếm Lĩnh Wall Street bùng lên ở New York tháng trước, khiến cả ngàn người bị bắt.

Phong trào Chiếm Lĩnh Wall Street đã lan sang nhiều thành phố Mỹ, người biểu tình phản đối nhiều chuyện, từ sự tham lam của các đại công ty cho đến sự bình đẳng về kinh tế.

Theo VOA

Phong trào 'Chiếm Đóng' lan rộng trên thế giới



Biểu tình 'Chiếm đóng' ở Washington D.C.


Những vụ xuống đường phản kháng bắt đầu cách nay một tháng tại Phố Wall ở New York đã lan rộng trên thế giới, với những người biểu tình hầu hết là thanh niên tham gia các cuộc tuần hành chống lại chủ nghĩa tư bản, nạn nghèo túng, bất bình đẳng, kỳ thị chủng tộc, năng lượng hạt nhân và nhiều tệ nạn xã hội khác.

Hàng ngàn người tuần hành ngày hôm nay ở Philippines, Nhật Bản, Hồng Kông, Đài Loan, Australia, Nam Triều Tiên và các nơi khác để bày tỏ sự ủng hộ cho cuộc phản kháng Chiếm Đóng Phố Wall và lên tiếng đả kích điều mà một số người biểu tình gọi là “chủ nghĩa đế quốc Mỹ và những cuộc chiến tranh và hành vi xâm lược do Mỹ cầm đầu.”

Những cuộc biểu tình được vận động với tên gọi Ngày Hành động Quốc tế được dự trù diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, kể cả New York. Những người biểu tình định tuần hành tới các ngân hàng vào trưa hôm nay, với một cuộc tụ họp tại Time Square vào buổi tối.

Những người phản kháng cũng tiến hành cuộc vận động của họ trên các trang mạng xã hội như Tweeter, Facebook và những phiên bản địa phương của các trang mạng này.

VOA

---ooOoo---

Thân Mời Tham Dự Buổi Party "Chiếm Đóng" chiều nay tại Công trường Times Square, New York

TAKING TIMES SQUARE

Massive Occupy Wall Street Crowds Swarm Midtown.. Attendance Estimates As High As 20,000





















0 comments:

Powered By Blogger