Có những người thích biện hộ / bào chữa cho cái công hàm của Phạm văn Đồng năm 1958. Những thành viên đó không biết thật hay là cố tình làm ra vẽ không biết là công hàm của pvđ là dùng để trả lời bản tuyên bố của Chu Ân Lai của Trung Cộng. Nếu chỉ đọc công hàm của PVĐ thì rất dể méo mó sự thật, muốn thấy nguyên vấn đề thì phải đọc cả 2 bản tuyên bố của chu ân lai trước và của PVĐ sau.
1.
Phải chú ý hải lý khác với hải phận.
2.
Ngày 4 tháng 9 năm 1958, Chu Ân Lai, thủ tướng Trung Cộng viết bản tuyên bố, nguyên văn tiếng Tàu http://www.hku.hk/law/conlawhk/sourcebook/10032.htm.
(Ðược thông qua trong kỳ họp thứ 100 của Ban Thường Trực Quốc Hội Nhân Dân ngày 4 tháng 9 năm 1958)
Bản dịch tiếng Việt của dịch giả Trần Đồng Đức:
Công bố của chính phủ nước cộng hòa
nhân dân Trung Hoa về lãnh hải
ngày 4 tháng 9 năm 1958
Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc (Nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa)
Đại biểu uỷ viên thường vụ đại hội nhân dân toàn quốc liên quan việc phê chuẩn quyết nghị công bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
(Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội uỷ viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua)
Quyết nghị
Ngày 4 tháng 9 năm 1958 đại hội uỷ viên thường vụ đại biểu nhân dân toàn quốc hội nghị thứ 100 thông qua quyết định phê chuẩn về tuyên bố lãnh hải của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Đính kèm: Công bố của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa về lãnh hải
Chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa tuyên bố:
* Một: Lãnh hải của nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lý. Quy định này áp dụng cho toàn bộ lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa, bao gồm Trung Quốc đại lục cùng với duyên hải của các hải đảo, với Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh cách đại lục bằng hải phận quốc tế, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc
* Hai: Lãnh hải của Trung Quốc đại lục và duyên hải của các đảo được tính theo đường thẳng nối liền những điểm mốc ven bờ làm đường biên cơ sở, thuỷ vực từ đường biên cơ sở này hướng ra ngoài 12 hải lý là lãnh hải của Trung Quốc. Phần nước thuộc đường biên cơ sở này hướng vào bên trong, bao gồm vịnh Bột Hải, phần trong hải vực Quỳnh Châu, đều là phần nội hải của Trung Quốc. Các đảo thuộc đường biên cơ sở này hướng vào trong, bao gồm đảo Đông Dẫn, đảo Cao Đăng, đảo Mã Tổ, đảo Bạch Khuyển, đảo Điểu Khưu, đảo Kim Môn lớn nhỏ, đảo Nhị Đảm, đảo Đông Định đều thuộc về các đảo thuộc nội hải của Trung Quốc.
* Ba: Tất cả phi cơ và thuyền bè quân dụng của ngoại quốc, chưa được chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa cho phép, không được tiến nhập vào lãnh hải vào không gian trên lãnh hải. Bất cứ tàu bè ngoại quốc nào vận hành tại lãnh hải của Trung quốc, phải tôn trọng pháp lệnh hữu quan của chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
* Bốn: Dựa trên nguyên tắc quy định 2, 3 áp dụng cho cả Đài Loan cùng các hòn đảo xung quanh, những hòn đảo của khu vực Bành Hồ, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa (Trường Sa) và những gì thuộc về những hải đảo của Trung Quốc. Đài Loan và Bành Hồ địa khu hiện nay đang bị Mỹ dùng vũ lực xâm chiếm. Đây là hành vi phi pháp xâm phạm chủ quyền và sự toàn vẹn của lãnh thổ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đài Loan và Bành Hồ đang chờ đợi để thu hồi, chính phủ nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa sử dụng tất cả những phương pháp thích đáng tại một thời điểm thích đáng để thu phục những khu vực này, đây là chuyện nội bộ của Trung Quốc, không cho phép ngoại quốc can thiệp.
3.
Nên chú ý, trong văn bản tuyên bố của Trung Cộng
Tây Sa = Hoàng Sa = Paracel Islands
Nam Sa = Trường Sa = Spratly Islands
4.
Công Hàm của Phạm Văn Đồng, thủ tướng chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà.
(Mặc dù đa số điều đã đọc qua, tôi xin bốt lại cho những ai chưa đọc.)
Thủ Tướng Phủ
Nước Việt-Nam Dân-Chủ Cộng-Hoà
Thưa Đồng chí Tổng lý,
Chúng tôi xin trân trọng báo tin để Đồng chí Tổng lý rõ:
Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc.
Chính phủ nước Việt-nam Dân Chủ Cộng Hoà tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung-quốc, trong mọi quan hệ với nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trên mặt bể.
Chúng tôi xin kính gửi Đồng chí Tổng lý lời chào rất trân trọng./.
Kính gửi: Hà-nội, ngày 14 tháng 9 năm 1958.
Đồng chí Chu An Lai (Ấn ký)
Tổng lý Quốc vụ viện PHẠM VĂN ĐỒNG
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung-hoa Thủ tướng Chính Phủ tại BẮC KINH Nước Việt-nam Dân chủ Cộng Hòa
5.
Nếu nhà nước VNDCCH chỉ tán thành vấn đề 12 hải lý nhưng không tán thành Hoàng Sa, Trường Sa nằm trong hải phận của Trung Cộng thì nhà nước VNDCCH phải lên tiếng chứ không thể "ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng Hoà Nhân dân Trung-hoa, quyết định về hải phận của Trung-quốc" như thế.
6.
Công hàm của ông Phạm Văn Đồng thủ tướng nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, vì vậy công hàm chỉ có thể được gởi đến Chu Ân Lai sau khi đã được thông qua, được sự đồng ý và chấp thuận của Bộ Chính Trị. Ông Hồ Chí Minh lúc đó là Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch nhà nước, nghĩa là ông đứng đầu BCT và đứng đầu chính phủ. Thành phần cách mạng quang vinh nên tự suy nghĩ về lãnh tụ của họ.
7.
Công hàm của Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng Chu Ân Lai xảy ra 2 năm sau khi chính quyền Việt Nam Cộng hòa (miền Nam Việt Nam) ra tuyên bố tái xác nhận chủ quyền trên quần đảo Hoàng sa và Trường sa vào tháng 4 năm 1956. Điều này cho thấy là phía chính quyền miền Nam Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền trên các quần đảo của mình sau Hiệp định Genève năm 1954; trong khi Cộng sản Việt Nam ở miền Bắc thì lại phủ nhận sự kiện này, đứng về phía chủ trương của Trung Quốc.
8.
Ngày 14 tháng 10 năm 1950: Chính phủ Pháp chính thức chuyển giao quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Quốc gia Việt Nam, do Bảo Đại đứng đầu.
Ngày 6 tháng 9 năm 1951 : Tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hoà bình với Nhật Bản, vốn không chính thức xác định rõ các quốc gia nào có chủ quyền trên quần đảo, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu (chính phủ Bảo Đại) tuyên bố rằng cả quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị. Tuyên bố này nhằm lợi dụng tất cả mọi cơ hội minh định trên diễn đàn quốc tế xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời trên quần đảo Spratlys và Paracels của nước Việt Nam, để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này. Tại hội nghị này, đại biểu Liên Xô đã đề nghị trao hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung Quốc, nhưng đề nghị này đã bị bác bỏ với 46 phiếu chống, 3 phiếu thuận và văn kiện của hội nghị ký ngày 8 tháng 9 năm 1951 chỉ ghi về hai quần đảo là "Nhật Bản từ bỏ mọi quyền, danh nghĩa và đòi hỏi đối với hai quần đảo".
9.
Sáng ngày 21.9.1958, đồng chí Nguyễn-Khang, Đại sứ nước Việt-nam dân chủ cộng hoà tại Trung-quốc, đã gặp đồng chí Cơ Bàng-phi, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hoà nhân dân Trung-hoa và đã chuyển bức công hàm của ông pvđ đến ông chu ân lai.
Nguồn Tham Khảo:
* Bản tuyên bố của Chu Ân Lai tiếng tiếng Tàu http://www.hku.hk/law/conlawhk/sourcebook/10032.htm
* Bản tuyên bố của Chu Ân Lai dịch qua tiếng Anh http://law.hku.hk/clsourcebook/10033.htm
* Công Hàm của phạm văn đồng http://www.vnfa.com/anews08/0809_287.html
Nên đọc thêm Giảm Thiểu Thiệt Hại Gây Ra Bởi Bức Công Hàm Của Phạm Văn Đồng (Phạm Văn Thanh)
10.
Tổng thống chính quyền VNCH ra sắc lệnh số 174-NV quyết định đặt quần đảo Hoàng Sa thành một đơn vị hành chính gọi là xã Định Hải, thuộc quận Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam.
Sắc lệnh số 174-NV này rất có giá trị xác lập chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa.
Nhưng nhà lước CS đã mắng chửi chính quyền VNCH trước 75 là Ngụy (là không chính danh), thì chẳng thể đem sách lệnh số 174-NV này ra dùng trong lý luận biện hộ cho VN trước toà án quốc tế. Xem ra thì để giữ Hoàng Sa, không thể không công nhận và kế thừa một số thành quả của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Nhưng vì sự thù hận mù quáng của Đảng kách mệnh quang vinh chính nghĩa chói lòa, nên nhà lước VN thà khấu đầu trước Trung Hoa vỹ đại chứ nhất định không công nhận thành quả của VNCH để có thể danh chính ngôn thuận trước toà án quốc tế đòi lại Hoàng Sa Trường Sa.
FatDuck
0 comments:
Post a Comment