Sunday, September 25, 2011

Úc : Thức ăn nhập cảng độc hại từ China


Laura Sparkes
Today Tonight

Một khe hở trong các thoả thuận thương mại đang cho phép Trung Quốc đưa rau cải vào Úc mà tránh được thử nghiệm hóa chất.


Tân Tây Lan đang được dùng làm cửa sau để vào Úc, và các chất hóa học bị cấm ở các nước khác đang được cho vào Úc.

Một mánh khóe nguy hiểm đang được dùng trong tranh chấp chiếm đoạt thị trường rau cải, với các rau cải đông lạnh Trung Quốc chui lậu vào Úc qua Tân Tây Lan.

Những rau cải đông lạnh từ Trung Quốc đang vượt qua các cổng xét theo luật về hóa chất và đến nằm trên bàn ăn của hằng ngàn gia đình Úc.

Người bảo vệ quyền lợi của những nhà trồng rau cải Úc, ông William Churchill từ cơ quan Ausveg giải thích rằng "Tân Tây Lan có luật về nhãn hiệu xuất xứ rất lỏng lẻo, do đó tạo cơ hội cho cách làm ăn này xẩy ra. Đó là điều kỹ nghệ Úc rất ưu tư."

"Có rất nhiều chứng cớ cho thấy những cách làm ăn đó đáng bị đặt câu hỏi. Ông Churchill nói. Họ dùng các hóa chất cũ, không tốt cho thức ăn, tuy nhiên vẫn được dùng rộng rãi tại Trung Quốc."

Theo ông Churchill thì "điều này dối trá vì không có cách rõ ràng nào cho người Úc biết trên bao gói thực phẩm đến từ đâu."

"Có nghĩa là Tân Tây Lan có thể đem một sản phẩm từ Trung Quốc, gói lại ở Tân Tây Lan, và đem lại sang Úc mà không bị thử chất tàn dư hóa học."

Nông gia đời thứ sáu từ Tasmania, Mike Badcock là giám đốc của Sustainable Agricultural Communities Australia (Cộng Đồng Các Nông Phẩm Có Thể Trường Tồn Úc Đại Lợi). Ông rất kinh hoàng rằng các rau cải đông lạnh nhập cảng qua ngả Tân Tây Lan không bao giờ bị thử nghiệm bởi các cơ quan có trách nhiệm của Úc.

"Điều này là một rủi ro rất trầm trọng cho công chúng Úc. Họ không biết rằng họ đang không ăn đồ Tân Tây Lan." Ông Badcock nói.

"Vậy nó vào Úc ngang nhiên, mang nhãn hiệu Tân Tây Lan, và không bị thử nghiệm – Chúng ta thật không biết mình đang ăn gì."

Mười tám bao rau cải đông lạnh từ hãng McCains, Heinz, và Birdseye cộng thêm các hiệu nhà của Coles va Woolworths được thử hóa học dùng một viện thí nghiệm Úc được công nhận. Hầu hết được nhập cảng từ Trung Quốc hay Tân Tây Lan, và rất ít trồng tại Úc.

Các rau cải được thử với hơn 230 chất hóa học khác nhau, và trong 18 bao rau cải được thử, có ba bao cho thấy có chất hóa học độc.

Jo Immig, điều hợp viên của National Toxics Network (Mạng Lưới Quốc Gia về Chất Độc) giải thích rằng các chất độc tìm thấy được xếp hạng từ độc trung bình cho tới rất độc.

"Bốn chất độc tìm thấy trong rau cải toàn là các chất trừ sâu bọ đã bị cấm trong các nước Liên Âu và đang bị chính quyền Úc tái duyệt."

"Điều đang tìm thấy là mối liên hệ của chúng với ung thư và tác dụng lên hệ thống sinh sản và các tật nguyền bẩm sinh"

Hóa chất độc nhất là procymidone trong các rau cải McCains Winter Vegetables – một sản phẩm làm tại Tân Tây Lan từ các sản phẩm bản xứ và nhập cảng.

"Hóa chất đó đã bị trưng dẫn là tạo các tật bẩm sinh" Immig nói. "Cơ quan bảo vệ mới đây vừa cập nhật các chỉ dẫn về cách ghi nhãn hiệu để bảo đảm rằng phụ nữ mang thai hay phụ nữ tuổi mang thai không đụng chạm hóa chất đó. Họ lo ngại rằng hóa chất đó có thể thực sự nằm lại trong thức ăn."

Ở Úc, hóa chất đó thường không được dùng trong hàng thực phẩm McCains.

"Chúng ta có những kiểm soát nghiêm ngặt tại Úc về cách dùng hóa chất này" Badcock nói. "Tôi không tưởng tượng được sao có thể thấy tàn dư của hóa chất này"

Đáng lo hơn nữa là parathion methyl, một chất phốt phát hữu cơ (organophospahte), cũng được tìm thấy trong bao rau cải đó. Chất đó đã bị cấm ở Úc từ tháng bẩy năm nay, với thời gian loại bỏ kéo dài hai năm."

"Đó là một hóa chất rất cũ" Badcock nói. "Chúng ta không dùng chất này từ lâu rồi ở Úc. Rất thất vọng thấy các hóa chất này vào Úc và trong thức ăn."
Sự kiện parathion methyl bị tìm thấy trong cùng thức ăn với procymidone rất đáng quan tâm vì với chất tàn dư trong thức ăn thì hậu quả không nhất thiết là một cộng một thành hai. Đây một cộng một có thể thành mười.

Trong rau cải bạc thái nhỏ của Heinz, rõ ràng ghi xuất xứ Trung Quốc, người ta thấy chất omethoate - đó là một chất organophosphate (phốt phát hữu cơ) đang bị điều tra ở đây.

"Đó là một nhóm hóa chất rất độc tác dụng gây độc cho hệ thống thần kinh" Immig nói

Trong khi các nông gia ở Úc dùng hóa chất này, theo lời Badcock, thì họ dùng theo cách kiểm soát chặt chẽ. "Chúng tôi dùng trên các đồng cỏ và các mầm nhỏ khi chúng vừa nhô lên. Chất này giết các sâu bọ hút mật cây cỏ. Chúng tôi không bao giờ dùng trên các cây cỏ trưởng thành. Khi thấy chất này trên cải bạc thái nhỏ, (bạn phải hỏi) sao người Tầu dùng chất này, tại sao?"


Hóa chất Permethrin bị tìm thấy trên một sản phẩm Úc Birdseye Broccoli Florets. Permethrin là một chất độc cho thần kinh.

"Cơ Quan Bảo Vệ thực phẩm của Mỹ đã nói rằng đây là chất có thể gây ung thư" Immig nói. "Chất này đang bị ghi trên danh sách quốc tế vì quan ngại có thể gây rối loạn hóc môn (hormone) - tác dụng độc hại mạnh với trẻ em hơn người lớn"

Nói cho rõ, cả ba sản phẩm này mà chúng tôi thấy có tàn dư hóa chất vẫn còn được coi là an toàn theo mức dùng hóa chất của Úc.

Cả công ty McCains và Heinz đã rời Úc sang Tân Tây Lan. Thật vậy, hãng chế biến rau cải độc nhất còn lại ở Úc là Simplot – họ làm các sản phẩm Birdseye. Tại sao tất cả ra đi? Các nhà trồng trọt Úc đổ lỗi vào hai hệ thống siêu thị lớn.

"Cái bóp siết mà chúng tôi thấy từ các siêu thị và các nhãn hiệu riêng đang đẩy các công ty có nhãn hiệu phải dùng các biện pháp khác để có thể cạnh tranh trong thị trường." Badcock nói "Muốn còn có thể cạnh tranh, họ phải ra ngoại quốc."

Nhiều sản phẩm mang nhãn hiệu Woolworths Home Brand và Select Labels và Coles Smart Buy rõ ràng là từ Trung Quốc. Nhưng với nhiều chuyện kinh hoàng lọt ra từ Trung Quốc – rau cải trồng từ phân người, dưa hấu nổ tung sau khi được phun thuốc mọc nhanh – ngay cả giới trung lưu Trung Quốc đã bắt đầu trồng rau cải riêng cho họ, vì họ không tin các đồ sản xuất hàng loạt.

"Nếu dân của Trung Quốc không muốn ăn thức ăn của họ, tại sao các thứ đó lại gửi sang Úc, và sao chúng ta lại được mời ăn thứ đó?" ông Badcock hỏi.


Bà Lynne Wilkinson, từ cơ quan Ausbuy kêu gọi cần luật chặt chẽ hơn về nhãn hiệu để cho dân Úc biết chính xác họ ăn cái gì.

"Cuối cùng, các thức ăn đó tới bàn ăn Úc. Chúng nhắm làm rẻ hơn, cạnh tranh với thức ăn của chúng ta, nhưng làm sao ta đánh giá sức khỏe lâu dài của người Úc?"

http://au.news.yahoo.com/today-tonight/latest/article/-/10293370/toxic-food-imports/

0 comments:

Powered By Blogger