1-Mạc Đĩnh Chi
Mạc Đĩnh Chi (chữ Hán: 莫挺之; 1280-1346) tự Tiết Phu (節夫), làm quan đời Trần Anh Tông. Ông vừa là trạng nguyên của Đại Việt và cũng được phong làm lưỡng quốc trạng nguyên (Trung Hoa và Đại Việt) khi sang sứ Trung Hoa. Mạc Đĩnh Chi là người làng Lũng Động, huyện Chí Linh (nay thuộc xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Ông có tướng mạo xấu xí nhưng trí tuệ thông minh.

Năm Mậu Thân, 1308, ông được cử cầm đầu phái bộ sứ giả sang nhà Nguyên, mừng việc Nguyễn Vũ Tông lên ngôi. Có một mẩu chuyện thú vị đã xẩy ra trong chuyến đi sứ này của ông, được sách "Đại Việt sử ký toàn thư" ghi lại như sau:


"Đĩnh Chi thấp bé nên người Nguyên khinh ông. Một hôm, viên tể tướng mời ông vào phủ, cho cùng ngồi. Lúc ấy, đang hồi tháng 5 tháng 6. Trong phủ có treo bức trướng mỏng, trên thêu hình con chim sẻ đậu cành trúc. Đĩnh Chi vờ làm như mình nhầm tưởng là chim sẻ thật rồi chạy đến bắt. Người Nguyên thấy vậy cười ồ, cho là người phương xa quê mùa. Nhưng trong cái chộp bắt chim sẻ đó, Mạc Đĩnh Chi kéo bức trướng xuống xé đi. Mọi người lấy làm lạ, hỏi tại sao, Đĩnh Chi đáp rằng: Tôi nghe người xưa vẽ cành mai và chim sẻ chứ chưa hề thấy vẽ chim sẻ đậu cành trúc bao giờ. Nay bức trướng của tể tướng lại có hình chim sẻ đậu cành trúc. Trúc là biểu tượng của bậc quân tử, chim sẻ là biểu tượng của kẻ tiểu nhân, Tiểu tướng làm như vậy là để tiểu nhân trên quân tử, sợ rằng đạo cùa tiểu nhân sẽ mạnh, đạo của quân tử sẽ suy, tôi vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân vậy. Mọi người nghe vậy đều phục tài ông".


Đĩnh Chi tuy người thấp bé mà tài cao, đi sứ không làm nhục mệnh vua, một lòng canh cánh lo gìn giữ quốc thể, thật là đáng kính. Những kẻ ngạo mạn cười ồ khi Đĩnh Chi vờ bắt chim sẻ, sau khi nghe Đĩnh Chi giải thích việc làm của mình, không biết họ có hiểu chính họ bị Đĩnh Chi nói xỏ là lũ tiểu nhân hay không. Xé bức trướng xong lại nói vì thánh triều mà trừ giúp bọn tiểu nhân, có lẽ Đĩnh Chi muốn ngầm bảo rằng, sao mà thánh triều lắm tiểu nhân đến vậy.


Mạc Đĩnh Chi nổi tiếng về tài ứng đối nhanh. Ông được cử đi sứ Tàu nhằm lúc công chúa nhà Nguyên chết nên theo dự lễ tang. Triều đình nhà Nguyên trao ông vinh dự đọc điếu văn đã soạn sẵn trong buổi lễ. Tới chừng lên đọc, giở tờ giấy ra chỉ thấy 4 chữ nhất, Mạc Đĩnh Chi biết người ta muốn thử tài mình, ông không hề bối rối, ứng khẩu luôn bài văn điếu, nguyên văn như sau:


Thanh thiên nhất đoá vân
Hồng lô nhất điểm tuyết
Thượng uyển nhất chi hoa
Dao trì nhất phiến nguyệt
Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết!

Tạm dịch:
(Một) cụm mây trên trời xanh
(Một) đốm tuyết cạnh lò hồng
(Một) cánh hoa nơi vườn ngự
(Một) mảnh nguyệt dưới ao trong
Ôi! Mây tan, tuyết chảy, hoa rụng, nguyệt mờ!

Tuy nhiên, các quan lại nhà Nguyên lại xúm xít đề ra hàng loạt câu đối chiết tự để thách thức Mạc Đĩnh Chi. Nhưng vị trạng nguyên Đại Việt đã chiến thắng áp đảo. Một viên quan nhà Nguyên vẫn cố gỡ gạc, ra một câu đối nữa:

Thập khẩu tâm tư, tư quốc, tư gia, tư phụ mẫu.
(Ghép chữ thập, chữ khẩu, chữ tâm thì thành chữ tư là lo, lo nước, lo nhà, lo bố mẹ).

Viên quan này vừa đọc xong, Mạc Đĩnh Chi đã đối ngay:

Thốn thân ngôn tạ, tạ thiên, tạ địa, tạ quân vương.
(Ghép chữ thốn, chữ thân, chữ ngôn thì thành chữ tạ là ơn, ơn trời, ơn đất, ơn vua chúa).

Đến lúc này, giới quan lại triều Nguyên chỉ còn biết bày tỏ sự khâm phục trước tài học uyên bác và trí thông minh tuyệt vời của Mạc Đĩnh Chi. Chính viên tể tướng triều Nguyên bày ra cuộc thách đố ác ý này đã không giấu được sự kinh ngạc, phải thốt lên với Mạc Đĩnh Chi:


- Ngài quả là bậc kỳ tài!


Một lần Cụ được nhà vua (vua nước ta) triệu vào cung cùng nhiều đại thần, danh sỹ. Vua đưa ra một câu đố nói rằng Sứ Tàu bắt Ta phải giải, nếu giải được họ sẽ vào trình quốc thư. Không giải được, vua Ta phải đích thân đến tận nhà khách họ đang ở để nghe giải. Đó là yêu sách ngang ngược. Nhưng vì là nước nhỏ không thể làm mếch lòng nước lớn. Vua đòi các quan hãy tập trung giải câu đố. Nội dung câu đố chữ Hán như sau :


Lưỡng Nhật, bình đầu nhật.
Tứ Sơn, điên đảo sơn.
Lưỡng Vương, tranh nhất quốc.
Tứ Khẩu, tung hoành gian.

Các quan cố vắt óc mà không đoán câu thơ kiêm câu đố quái dị kia là cái gì. Rút cục không vị nào hiểu được bài thơ - giải được câu đố. Vua lo lắng quay sang hỏi Cụ Mạc. Cụ vui vẻ bảo: Tâu thánh thượng, đó chỉ là trò dùng để đố bọn trẻ, đâu để thánh thượng bận tâm.

Vậy nó là cái gì - Vua hỏi.

- Đó là chữ ĐIỀN - Cụ Mạc đáp ngay!

Vua cũng là người hay chữ, hiểu ra, ngài cười tươi. Các quan trong triều vô cùng cảm phục tài trí thông minh của cụ Mạc. Câu đố dịch nghĩa như sau :


- Hai hình chữ nhất để bằng đầu, hai sóng hàng nhau
.
(Các canh của nó tạo ra chữ Điền).

- 4 trái núi, điên đảo.

(4 chữ Sơn sắp ghép theo 2 chiều, dọc - ngang, cũng tạo thành chữ Điền.)

- Hai ông vua tranh nhau một nước.

(Hai chữ Vương ghép lại trên, dưới - cũng thành chữ Điền).

- 4 cái miệng ở trong khoảng dọc, ngang -

(4 chữ Khẩu ghép lại cũng tạo thành chữ Điền).

Câu đố của sứ thần Tàu là chữ ĐIỀN. Bài thơ giải nghĩa như sau :

Hai Nhật (hình chữ nhật) bằng đầu để sóng hàng.
4 Núi (Sơn) điên đảo dọc cùng ngang.
Hai Vua (Vương) nghiêng ngả lo tranh nước.
4 Miệng (Khẩu) liền nhau ghép vững vàng.

Sứ thần Tàu nhận lờì giải với sự ngạc nhiên cảm phục.

Đền thờ Mạc Đĩnh Chi


2- Giảng Văn Minh.

Thám Hoa khoa Mậu Thìn 1628

Giang Văn Minh (chữ Hán: 江文明, 1573 - 1638[1]) tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, là quan nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam. Ông được mệnh danh là vị sứ thần “Bất nhục quân mệnh” (Không để nhục mệnh vua) vì đã đối đáp thẳng thắn trước triều đình Trung Quốc và bị vua Minh Tư Tông hành hình vào năm 1638, thọ 65 tuổi.


Ngày 30 tháng 12 năm Dương Hòa thứ 3 (1637), ông và Thiêm đô ngự sử Nguyễn Duy Hiểu được vua Lê Thần Tông cử làm chánh sứ cùng với 4 phó sứ là: Nguyễn Quang Minh, Trần Nghi, Nguyễn Bình và Thân Khuê dẫn đầu hai đoàn sứ bộ sang cầu phong và tuế cống nhà Minh.

Sau khi chết, ông được truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công.

Vào thời điểm ông đi sứ, mặc dù nhà Mạc đã bỏ chạy ra Cao Bằng, nhưng nhà Minh vẫn áp dụng chính sách ngoại giao hai mặt (với cả nhà Hậu Lê và nhà Mạc) với mục đích để cuộc chiến tranh Lê-Mạc kéo dài[4]. Đoàn sứ bộ của Giang Văn Minh đến Yên Kinh (nay là Bắc Kinh) vào năm 1638.

Đến khi triều kiến, Minh Tư Tông Chu Do Kiểm (tức hoàng đế Sùng Trinh) lấy lý do “Vì lệ cũ không có những quy định cụ thể cho việc sắc phong, do đó trong khi còn chờ tra cứu, chỉ ban sắc thư để tưởng lệ” để ngăn trở việc công nhận sự chính thống của nhà Hậu Lê và bãi bỏ công nhận ngoại giao với nhà Mạc. Đồng thời, Chu Do Kiểm còn ngạo mạn ra cho sứ bộ một vế đối như sau:
“Đồng trụ chí kim đài dĩ lục”

Nghĩa là: Cột đồng đến nay rêu đã xanh[5]

Câu này có hàm ý nhắc tới việc Mã Viện từng đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sau đó cho chôn một chiếc cột đồng với lời nguyền: "Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt" (Cột đồng gãy thì Giao Chỉ - tức Đại Việt - bị diệt vong).


Trước sự ngạo mạn đó, Giang Văn Minh đã hiên ngang đối lại bằng câu:

"Đằng Giang tự cổ huyết do hồng"

Nghĩa là: Sông Bạch Đằng từ xưa máu còn đỏ

Vế đối này vừa chỉnh, vừa có ý nhắc lại việc người Việt đã ba lần đánh tan quân xâm lược phương Bắc, máu giặc còn nhuộm đỏ sông Bạch Đằng.


Vào thời bấy giờ, câu đối này được xem là cái tát thẳng vào mặt hoàng đế nhà Minh trước đông đảo văn võ bá quan của Thiên triều và sứ bộ các nước. Vua nhà Minh bừng bừng lửa giận quên mất thể diện thiên triều, bất chấp luật lệ bang giao, đã trả thù bằng cách trám đường vào miệng và mắt ông, rồi cho người mổ bụng xem “bọn sứ thần An Nam to gan lớn mật đến đâu”. Sự việc này xảy ra vào ngày mùng 2 tháng 6 năm Kỷ Mão (1639).


Nhưng Minh Tư Tông vẫn kính trọng ông còn cho ướp xác ông bằng bột thủy ngân và đưa thi hài ông về nước[5][6] Khi thi hài của ông về đến Kinh thành Thăng Long, vua Lê Thần Tông và chúa Trịnh Tráng bái kiến linh cữu ông[5] và truy tặng chức Công bộ Tả thị lang, tước Vinh quận công[1], ban tặng câu “Sứ bất nhục quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng” (tức là Sứ thần không làm nhục mệnh vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).


Mộ Giang Văn Minh


Theo Lịch Sử Việt Nam

Còn các sứ thần "đỉnh cao trí tuệ" thì sao nhỉ? Đó là khi đi cũng như khi về các đỉnh cao đều dấu như "mèo dấu kít". Nhưng rồi cái kim bọc giẻ lâu ngày cũng lòi ra cho toàn dân biết. Khởi đầu là việc các quan to, chức lớn, quan nào sau khi "đoạt" được ghế thơm (dân không hề bầu) cũng vội vã khăn gói qua chầu thiên tử. Lê Khả Phiêu được Giang Trạch Dân tiếp đón nồng hậu với nàng Trương Mỹ Vân đẹp như tiên. Nàng lỡ mang bầu (chả biết có phải Phiêu là tác giả hay chỉ lả kẻ đổ vỏ ốc sau khi người khác ăn) nên Phiêu đành ký nhượng Aỉ Nam Quan và Thác Bản Giốc.


Sau Phiêu các quan chức khác cũng lần lượt qua chầu như vậy. Có nhượng bộ gì hay không thì chưa thấy lòi ra, nhưng sao đất, biển cứ bị "hàm răng chó" gặm dần. Tuy nhiên để lấy lòng thiên tử Lông Đứt Mạch, (đưá con vô thừa nhận) đã tự nhận mình thuộc dân tộc Choang (dân Tàu tại Quảng Tây). Mới đây, sau khi chộp được chức Tổng Bí Thư, ông Trọng Lú cũng hồ hởi, phấn khởi sang chầu Hồ Quân Vương, và đã bợ Hồ một câu "thúi rình" làm dân Việt Nam phải bịt muĩ:

"Chưa bao giờ tình hữu nghị Việt Trung lại tốt đẹp như bây giờ".

Đúng thế! Hiện giờ hàng ngày có tới 500 tàu đánh cá của dân Chệt hoạt động trên vùng biển cuả Việt Nam, nhưng hễ ngư dân Việt ló ra là tàu vũ trang của Chệt xua đuổi. Hữu nghị quá rồi chứ!!!


Các sứ thần khác: Hồ Xuân Sơn, Nguyễn Chí Vịnh đã làm được những điều gì vẻ vang cho nước Việt??? Có điều là ông Hồ Xuân Sơn, khi bị các sĩ phu Bắc Hà yêu cầu công bố những thỏa thuận với Chệt thì ông lặn! Thế là huề!!!


Nhớ lại tổ tiên ta ngày xưa, sau khi đánh cho tụi Tàu chạy són ra quần, nhưng vẫn tỏ tinh thần hiếu hoà, sai sứ giả sang làm lành. Không hề có một vị vua nào, kể từ nhà Ngô, Lý,Trần, Lê lại phải đích thân sang chầu vua Tàu cả.


Bây giờ sao lại thế nhỉ???


Vinh Phan