Ý chính là khoanh vùng những đảo có nhiều quốc gia đang tuyên bố chủ quyền và cùng nhau biến những đảo này thành những địa điểm kinh tế các quốc gia đòi hỏi chủ quyền có thể cùng hưởng lợi.
Ngoài Trung Quốc và Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng đòi chủ quyền trên nhóm đảo Trường Sa. Đại diện pháp lý của 3 nước trong nhóm cũng tham gia hội nghị 2 ngày này.
Thứ trưởng Ngoại giao Esteban Conejos, trưởng đoàn Philippines đưa ra kế hoạch này. Ông nói:
“Hội nghị này xác nhận tầm quan trọng của lối làm việc căn cứ trên luật pháp. Chúng ta định nghĩa lối làm việc căn cứ trên luật pháp là gì? Căn cứ trên luật pháp có nghĩa là chấp nhận những nguyên tắc của công pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS.”
UNCLOS, Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cho các quốc gia độc quyền khai thác trong phạm vi 200 hải lý bên ngoài bờ biển. Philippines đã chấp nhận khái niệm này để đối phó với ít nhất 7 lần Trung Quốc xâm nhập hải phận của họ.
Một trong những phản đối mạnh mẽ của Philippines là vào tháng Hai năm nay, khi những tàu hải quân Trung Quốc được xem là quấy nhiễu một tàu thăm dò của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Các giới chức Trung Quốc tỏ ra bất bình về hội nghị chuyên gia luật pháp tại Manila. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói với các phóng viên tại Bắc Kinh hôm thứ Sáu Trung Quốc cam kết giải quyết những tranh chấp qua các cuộc đàm phán song phương.
Thứ trưởng Ngoại giao Philippines Conejos nói nước ông là quốc gia duy nhất trong khối ASEAN đã trình một đề nghị nhằm giúp giải quyết những tranh chấp tại Biển Đông.
Phúc trình của các chuyên gia pháp lý sẽ được trình lên phiên họp cao cấp của ASEAN vào ngày 11 tháng 10 tới đây. Các giới chức này sẽ đưa ra những khuyến nghị về đề nghị của Philippines cho các bộ trưởng ngoại giao tham dự hội nghị thượng đỉnh thường niên của ASEAN vào tháng 11 năm nay.
0 comments:
Post a Comment